Giáo án Ngữ văn 9 tiết 34: Tiếng Việt trau dồi vốn từ

I - Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.

1- Ví dụ.

 * Ví dụ 1.

 Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt

-Phải không ngừng trau dồi vốn từ

* Ví dụ 2.

- Dùng sai từ :

a. Thừa từ “đẹp ”.

b. Dự đoán → Phỏng đoán.

c. Đẩy mạnh → Mở rộng.

 Sai do không hiểu nghĩa của từ.

2- Kết luận.

 Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 34: Tiếng Việt trau dồi vốn từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......./10/2018 Ngày dạy: ........../10/2018 Tiết 34. Tiếng Việt TRAU DỒI VỐN TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến Thức Giúp học sinh hiểu được: - Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. - Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ. 2/ Kĩ năng - Sử dụng chính xác từ trong từng văn cảnh và tự rèn luyện để làm giàu vốn từ cho bản thân. - Kỹ năng sống: thân thiện trong giao tiếp, ý thức làm tăng vốn từ. 3/ Thái độ: Tự hào và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4/ Định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề,..... - Kĩ thuật: chia nhóm, động não, trình bày,..... III. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, ... - Học Sinh: Đọc kĩ bài học trong SGK IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH A. Hoạt động khởi động (5p) 1/ Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào bài học mới. 2/ Phương pháp/kĩ thuật: - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: động não. 3/ Phương tiện: máy tính, đèn chiếu 4/ Phương thức tổ chức: Học sinh hoạt động, làm việc cá nhân và báo cáo bằng miệng. 5/ Sản phẩm: trình bày miệng. GV trình chiếu các ví dụ và cho HS quan sát Hình 1 Hình 2 GV cho HS xác định nội dung và từ biểu thị - Hình 1: Phượt - là những chuyến đi, những chuyến đi bụi và ngẫu hứng, đôi khi không có sẵn lịch trình, đôi khi chẳng biết mình sẽ đi đâu và về đâu, không người dẫn đường, không dịch vụ rườm rà, chỉ đi bằng lòng đam mê và khám phá.  - Hình 2: Điện thoại di động – là loại điện thoại không dây GV dẫn vào bài mới: Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu các hình thức trau dồi vốn từ. B - Hoạt động hình thành kiến thức (15p) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tìm hiểu ý kiến của tác giả Phạm Văn Đồng trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; - Xác định lỗi diễn đạt khi dùng từ. 2. Phương pháp/kỹ thuật: thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Trình bày miệng, thảo luận nhóm 4. Phương tiện: SGK 5. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng (Phải không ngừng trau dồi vốn từ) - Thảo luận nhóm (Lỗi diễn đạt) Hoạt độngcủa thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Hướng dẫn rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ. GV gọi HS đọc ví dụ. H1- Em hiểu ý kiến đó như thế nào? (nội dung lời nói gồm mấy ý? Khuyên điều gì?) - HS đọc phần 2 bài học H2 - Các câu mắc lỗi dùng từ như thế nào? H3- Sửa như thế nào ? H4 - Nguyên nhân mắc lỗi ? H5- Làm thế nào để sử dụng đúng và tốt từ tiếng Việt? * Hoạt động 2: HD rèn luyện để làm tăng vốn từ Gọi HS đọc đoạn văn. H6- Nhà thơ Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách nào ? H7- Theo em, làm cách nào để tăng thêm vốn từ ? H8- Việc học hỏi để làm tăng vốn từ có cần thiết không ? - GV gọi HS đọc ghi nhớ. -1 HS đọc ví dụ HS trả lời – HS khác nhận xét +Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt -Phải không ngừng trau dồi vốn từ - Thảo luận nhóm – rút ra nhận xét. a) Dùng thừa từ đẹp b) Dùng sai từ: dự đoán → phỏng đoán. c. Dùng sai từ: đẩy mạnh → mở rộng Không hiểu nghĩa -1 HS trả lời phần ghi nhớ SGK – HS khác nhận xét - HS đọc đoạn văn của Tô Hoài. - Tô Hoài phân tích: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân - 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét - Để tăng vốn từ cần học thêm ở cuộc sống, qua sách báo.... - Rất cần thiết,... - HS đọc ghi nhớ I - Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1- Ví dụ. * Ví dụ 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt -Phải không ngừng trau dồi vốn từ * Ví dụ 2. - Dùng sai từ : a. Thừa từ “đẹp ”. b. Dự đoán → Phỏng đoán. c. Đẩy mạnh → Mở rộng. Sai do không hiểu nghĩa của từ. 2- Kết luận. Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. II - Rèn luyện để làm tăng vốn từ. 1- Ý kiến của Tô Hoài. Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân 2- Kết luận. Rèn luyện để biết thêm những điều chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. C. Hoạt động luyện tập (15p) 1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng lí thuyết vừa học vào việc giải quyết bài tập. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, vấn đáp, động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng phụ... 5. Sản phẩm: học sinh làm được bài tập * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. * Bài tập 1: - Chọn cách giải thích đúng. * Bài tập 2: -Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. * Bài tập 2b. về nhà làm. * Bài tập 3: -Sửa lỗi dùng từ. -Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm. * Bài tập : 4-5-6-7-8-9 về nhà làm. - HS làm theo cá nhân (miệng) - Các nhóm ghi vào phiếu học tập – cử đại diện trình bày. (Giải thích nghĩa của từng từ) + N1,3 : Câu a + N2 : Câu b - Giải thích nghĩa các từ: + Tuyệt chủng: không còn chủng loại, giống loài. + Tuyệt giao: không còn quan hệ ngoại giao. + Tuyệt tự: không còn người nối dõi. + Tuyệt thực: nhịn ăn. + Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất. + Tuyệt mật: rất bí mật. + Tuyệt tác: tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không có cái hơn + Tuyệt trần: nhất trên đời. - 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện mối câu – nhóm khác nhận xét a) Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay thế bằng vắng lặng, yên tĩnh. b) Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập. c) Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục. III- Luyện tập. * Bài tập 1. - Chọn cách giải thích đúng: + Hậu quả: (b) + Đoạt: (a) + Tinh tú: (b) * Bài tập 2. a) Tuyệt. - Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực. - Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần. b) Về nhà * Bài tập 3. a) Im lặng -> vắng lặng, yên tỉnh. b) Thành lập -> thiết lập c) Cảm xúc -> cảm động, cảm phục * Bài tập 4-5-6-7-8-9. về nhà D. Hoạt động vận dụng (7p) 1. Mục tiêu: HS làm thêm được bài tập ở ngoài SGK 2. Phương pháp/ kỹ thuật: vấn đáp, nêu vấn đề, động não 3. Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động cá nhân, hợp tác 4. Phương tiện: phiếu học tập, máy chiếu, văn bản, bảng phụ... 5. Sản phẩm hoạt động: học sinh làm được bài tập ngoài sách giáo khoa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Chữa lỗi dùng từ a) Én là loài chim có hai cánh. b) Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà. Cá nhân trả lời HS khác nhận xét, bổ sung Sửa: a) Én là một loài chim. b) Trâu là một loài gia súc. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (3ph) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ kiến thức đã học 2. Phương pháp/ kỹ thuật: luyện tập 3. Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động cá n hân 4. Phương tiện: SGK 5. Sản phẩm hoạt động: Giải thích nghĩa của từ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV cho HS giải thích nghĩa của từ mẹ, độ lượng HS giải thích - Mẹ: - Độ lượng HS khác nhận xét, bổ sung - Mẹ là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con - Độ lượng là rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ. - Đọc kĩ lại phần ND bài học. - Làm các bài tập: 4-5-6-7-8-9 - Ôn lại yếu tố miêu tả trong văn tự sự để làm bài viết số 2. - Soạn bài Luyện tập xây dựng đoạn và liên kết đoạn trong văn bản tự sự * RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 7 Trau doi von tu_12445095.doc