1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích
Trước lầu khoá xuân
- Hoàn cảnh: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Vẻ non xa . ở chung
Bốn bề bát ngát kia
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng cuộc sống của con người.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình lòng
+ Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
+ Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi trước tình cảnh éo le.
* Kết hợp giữa tả cảnh và tâm trạng, tác giả làm nổi bật bức tranh thiên nhiên hoang vắng và hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 35: Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35
Ngày dạy: /10/ 2018 tại lớp: 9A
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
I. MỤC TIÊU: Qua bài học giúp HS hiểu được:
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Biết cảm thông, chia sẻ trước số phận con người.
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: Hình thành năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV. Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn bài.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
3.1. Phương pháp:
- Phương pháp làm việc theo nhóm
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
3.2. Kỹ thuật dạy học:
- Kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
Đáp án:
- Đọc thuộc lòng đoạn trích
- Giá trị nội dung, nghệ thuật
* Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
* Nội dung:
- Đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Không thực hiện
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: (15’)
1. Mục tiêu: HS nắm được vị trí và bố cục của đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
? Với đoạn trích này, em cần đọc với giọng như thế nào?
- §äc mÉu, chỉ định 2 HS đọc lại VB
- Nhận xét vµ uèn n¾n cách ®äc cu¶ HS.
- Yªu cÇu HS nªu vµ gi¶i nghÜa mét sè tõ khã: kho¸ xu©n, s©n Lai, gèc tö.
- TÝch hîp víi ph¬ng thøc chuyÓn nghÜa cña tõ xu©n.
? Em h·y cho biÕt ®o¹n trÝch n»m ë vÞ trÝ nµo cña t¸c phÈm?
- Kết luận vµ giảng thêm cho HS: Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình cứu cha và em. Tưởng được làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã lừa gạt, làm nhục đưa vào lầu xanh, Tú Bà mắng nhiếc đánh đập, bắt tiếp khách. Kiều định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn dụ dỗ thuốc thang đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng chuẩn bị cho một âm mưu mới.
- T×m hiÓu bè côc cña ®o¹n trÝch.
? Dùa vµo néi dung cã thÓ chia VB thµnh mÊy ®o¹n? Nªu néi dung chÝnh cña tõng ®o¹n?
- NhËn xÐt, kÕt luËn:
- C¸ch ®äc: giäng chËm buån, nhÊn m¹nh c¸c tõ bÏ bµng, buån tr«ng.
- 2 HS ®äc VB.
- NhËn xÐt c¸ch ®äc cña b¹n.
- Nªu vµ gi¶i nghÜa c¸c tõ khã theo SGK
- HĐ cá nhân
- T×m hiÓu bè côc cña ®o¹n trÝch.
- Th¶o luËn nªu bè côc
Căn cứ vào diễn biến sự việc xoay quanh nhân vật Kiều để chia thành 3 đoạn
- NhËn xÐt, bæ sung
1. Đọc – từ khó:
2. VÞ trÝ ®o¹n trÝch:
- §o¹n trÝch n»m ë phÇn hai cña t¸c phÈm.
3. Bè côc ®o¹n trÝch:
- 6 c©u ®Çu: khung c¶nh lÇu Ngng BÝch
- 8 c©u tiÕp: Nçi nhí nh÷ng ngêi th©n cña KiÒu.
- 8 c©u cuèi: c¶nh vËt qua t©m tr¹ng cña KiÒu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản: (20’)
1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung chính và nghệ thuật của đoạn trích .
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm 6 câu thơ đầu.
? Kiều đang ở hoàn cảnh nào?
- Nhận xét, kết luận:
? Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào?
- Nhận xét, kết luận:
? Hình ảnh "mây sớm đèn khuya" gợi ý nghĩa nào của thời gian? Tâm trạng của con người được thể hiện qua hình ảnh đó như thế nào?
- Nhận xét, kết luận:
? Vậy nét đặc sắc của 6 câu thơ đầu này là gì?
- Nhấn mạnh: Cảnh được gắn với tình người làm nên bức tranh tâm tình. Bức tranh đó được hình thành bằng tâm cảnh của Kiều.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm 8 câu thơ tiếp.
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các thành viên hoạt động, thư kí ghi chép tổng hợp ý kiến chung của nhóm và hoàn thiện bài tập.
- Thời gian: 5’
- Kiểm tra tiến trình hoạt động của các nhóm, hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm gặp những khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện phiếu
- Điều khiển HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, kết luận
? Nhớ thương trong hoàn cảnh bất hạnh, cho thấy phẩm chất và tâm hồn của Kiều ntn?
- Nhận xét, kết luận:
- Cho HS thảo luận nhóm cặp đôi (2’), thực hiện yêu cầu sau: Tác giả miêu tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều qua hình ảnh thơ nào?
? Tác giả đã dùng những điển cố nào để diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều? Tác dụng?
- Nhận xét, kết luận:
? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
- Giảng: Nỗi nhớ rất hợp lí vì nàng coi như đã làm tròn bổn phận với cha mẹ khi gia đình bị vu oan. Còn với KT, lúc nào nàng cũng cảm thấy như có tội, có lỗi vì đã phụ bạc chàng.
? So sánh nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khi thể hiện hai nỗi nhớ người thân của Kiều.
- Kết luận: Cùng là nỗi nhớ nhưng cách thể hiện khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn riêng. Nỗi nhớ người thân được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
? Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
- Định hướng
- Tám câu cuối tả cảnh ngụ tình, diễn tả tâm trạng của Kiều.
- Đặt vấn đề: Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của nàng Kiều.
? Hãy chỉ ra và lí giải điều này trên từng nét cảnh?
- Bổ sung: Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt - đậm, âm thanh: tĩnh- động, nỗi buồn man mác- lo sợ, ngọn gió, tiếng sóng dông bão số phận nổi lên.
- Nhận xét, kết luận:
- Cho HS thảo luận nhóm bàn (2’): Việc lặp lại 4 lần cụm từ "buồn trông" có tác dụng gì?
- Nhận xét, kết luận:
- Hướng dẫn HS tổng kết NT và ND của VB
? Nêu những nét chính về nghệ thuật đoạn trích?
- Khái quát lại giá trị về NT
? Đoạn trích có ý nghĩa gì?
- Khái quát lại về ND, cho HS đọc mục “ghi nhớ”.
- Đọc diễn cảm 6 câu thơ đầu.
- HĐ cá nhân: Cách nói ẩn dụ về hoàn cảnh của Kiều.
- HĐ cá nhân
- HĐ cá nhân
- HĐ cá nhân.
- Đọc 8 câu thơ tiếp.
- Hoạt động theo nhóm
- Các nhóm tự phân nhóm trưởng, thư kí.
- Thực hiện yêu cầu của GV:
+ Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ tới ai?
+ Hãy tìm những chi tiết nói về nỗi nhớ Kim Trọng? Qua đó, em hiểu Kiều đang trong tâm trạng ntn?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HĐ cá nhân
- Thảo luận nhóm cặp đôi, cặp đôi này thảo luận với cặp đôi khác và đưa ra kết quả.
.- HĐ cá nhân: Tìm chi tiết trong 4 câu tiếp.
- Quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai
- Tác dụng: làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm tính trân trọng, thiết tha.
- Nhớ người yêu trước, cha mẹ sau là hợp lí...
- Thảo luận nhóm cử đại diện trả lời:
+ Với KT: Dùng từ tưởng, hình ảnh "dưới nguyệt chén đồng” để bộc lộ nỗi lòng tưởng nhớ người yêu.
+ Còn với cha mẹ thì dùng từ xót, dùng các điển tích, điển cố để bộc lộ sự xót thương.
- Rút ra nhận xét:
- Đọc 8 câu cuối:
- Trình bày: Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển đều gợi tâm trạng Kiều:
+ Cánh buồm thấp thoáng xa xa: cô đơn.
+ Hoa trôi man mác: nổi nênh vô định.
+ Nội cỏ dầu dầu: buồn tha hương.
+ Sóng ầm ầm : lo sợ, dự cảm tương lai.
- Thảo luận nhóm bàn, trình bày: Tô đậm, nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng mãi trong lòng Kiều hoà cùng cảnh vật càng lúc càng mênh mông, vắng vẻ, dữ dội hơn.
- HĐ cá nhân
- HĐ cá nhân
- Đọc mục ghi nhớ (SGK)
1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích
Trước lầu khoá xuân
- Hoàn cảnh: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Vẻ non xa ... ở chung
Bốn bề bát ngát kia
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng cuộc sống của con người.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình lòng
+ Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
+ Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi trước tình cảnh éo le.
* Kết hợp giữa tả cảnh và tâm trạng, tác giả làm nổi bật bức tranh thiên nhiên hoang vắng và hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
2. Nỗi nhớ những người thân của Kiều
* Nỗi nhớ Kim Trọng:
Tưởng người
...bao giờ cho phai
+ Nhớ cảnh thề nguyền, hình dung Kim Trọng đang chờ đợi.
+ Tâm trạng: giày vò, ân hận.
-> Là người thuỷ chung, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi.
* Nỗi nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa
. đã vừa người ôm
+ Thương cha mẹ trông con mà vô vọng.
+ Xót xa không được chăm sóc cha mẹ già.
- Sử dụng nhiều điển cố, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của TK đối với cha mẹ.
* Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm qua đó cho thấy Kiều là con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, hiếu thảo.
3. Tâm trạng của Kiều
Buồn trông
cánh buồm xa xa
- Buồn cho cảnh ngộ bơ vơ của mình
Buồn trông
Hoa trôi về đâu
- Buồn cho thân phận nhỏ bé, chìm nổi.
Buồn trông
một màu xanh xanh
- Nỗi buồn trống vắng
“Buồn trông
kêu quanh ghế ngồi”
- Sự lo sợ trước sóng gió cuộc đời.
* Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; biện pháp điệp từ ngữ, cấu trúc câu; sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ tác giả diễn tả tâm trạng buồn đau, số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ của nàng Kiều.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện rua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, dử dụng các biện pháp tu từ.
2. Ý nghĩa văn bản
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều
* Ghi nhớ: SGK/96
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’)
1. Mục tiêu: Làm các bài tập trong SGK qua đó củng cố kiến thức của bài học.
2. Các bước tiến hành:
- Bước 1: GV: Hướng dẫn HS làm bài tập: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
- Bước 2: Giáo viên nhận xét, khuyến khích ghi điểm bài làm tốt của các nhóm.
IV. Đánh giá và chốt kiến thức: 3’
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản củabài học.
- Trong các đoạn trích đã học: Chị em Thuý Kiều, Kiều ỏ lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những bút pháp nghệ thuật khác nhau như thế nào?
V. Dặn dò: 2’
- Học thuộc lòng đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và phần ghi nhớ để nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Làm phần bài tập ở phần luyện tập SGK tr/96 theo hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Kieu o lau Ngung Bich_12437927.doc