Đề bài
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 36+37: Viết bài tập làm văn số 2 (Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36+37: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (90 phút)
(Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả)
MỤC TIÊU KIỂM TRA
Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức đã học về phân môn :Tập làm văn.
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phần Tập làm văn từ học kì 1+2 của lớp 8 về kiểu văn thuyết minh, nghị luận và kiến thức 2 tuần đầu tiên của chương trình lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận.
- Cụ thể kiểm tra kiến thức về phương thức biểu đạt, hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản trong phần ngữ liệu đã cho, nghị luận xã hội và văn thuyết minh dạng tổng hợp.
- Đánh giá mức độ đạt được sau đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn thuyết minh kết hợp với tự sự, miêu tả, biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật
Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng nhận biết, hiểu vấn đề và tạo lập văn bản.
Thái độ:
- Hình thành thái độ tự giác, tích cực, nghiêm túc trong học tập và kiểm tra đánh giá.
HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận 100%
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS kiểm tra phần tự luận trong thời gian 90 phút
THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của môn ngữ văn 8, học kì 1+2 và ngữ văn 9, đầu học kì 1
Kiểm tra học sinh ở 4 mức độ kiến thức cơ bản: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao.
Xác định khung ma trận như sau:
Mức độ kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận
dụng
Cộng
Nội dung kiến thức
Hình thức tự luận
Hình thức tự luận
Vân dụng thấp
Vận dụng cao
Phần1: đọc hiểu:
1/Ngữ liệu (ngoài chương trình SGK)
- Phương thức biểu đạt
- Nội dung, ý nghĩa từ câu chuyện, bài học bản thân
- HS xác định được yếu tố miêu tả, lần lượt kể các sự việc thông qua phương thức biểu đạt tự sự trong phần ngữ liệu.
- Giải thích nhan đề câu chuyện
- Nêu được suy nghĩ, tình cảm của tác giả và nội dung ngữ liệu
- Bài học bản thân
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu:
2 câu
Số điểm: 1đ=10%
Số câu:
2 câu
Số điểm: 2đ=20%
4 câu
3đ=
30%
Phần 2: tạo lập văn bản: 1/Viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) theo cách: tổng, phân, hợp
2/Làm bài văn thuyết minh kết hợp các biện pháp nghệ thuật
Học sinh viết được đoạn văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: Thành công là những bậc thang
HS tạo lập văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2đ = 20%
Số câu: 1
Số điểm:
5đ = 50%
2câu
7đ = 70%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
2 câu
1đ đ =
10%
2câu
2đ =
20%
1 câu
2đ =
20%
1 câu
5đ =
50%
5câu
10đ =
100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Câu 1: (0.5đ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 2: (1đ) Chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản trên? Yếu tố miêu tả đó làm nổi bật nội dung nào của câu chuyện?
Câu 3: (0,5đ) Em hiểu như thế nào về nhan đề câu chuyện: “Vết nứt và con kiến”? Hãy giải thích?
Câu 4: (1đ) Bài học nào được rút ra từ câu chuyện trên?
II. (7 điểm): Tạo lập văn bản:
Câu 1: (2đ) Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: “Thành công là những bậc thang”
Câu 2: (5đ) Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
E. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU: (3đ)
Câu 1: (0.5đ)
*Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,25đ)
*Nội dung chính của văn bản: kể lại việc con kiến đã tha chiếc lá lớn hơn cơ thể nó rất nhiều lần, nhưng đã vượt qua được vết nứt lớn nhờ vào sự thông minh của nó. (0,25đ)
Câu 2: (0.5đ) *Yếu tố miêu tả:
+một con kiến tha chiếc lá rất lớn trên lưng
+nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó
+con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó nó ....bò lên trên chiếc lá
+đến bờ bên kia nó lại tha chiếc lá lên và tiếp tục hành trình
=>Các yếu tố miêu tả trên đều có vai trò tô đậm, nhấn mạnh và cụ thể hơn về hình ảnh can đảm, nghị lực phi thường, sự thông minh nhanh nhẹn để xử lý tình huống của con kiến khi gặp vết nứt trên đường đi.
Câu 3: (1đ):
*Nhan đề của câu chuyện đã thể hiện rõ nội dung và ý nghĩa sâu xa: Con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá ngày mai.
+Vết nứt: khoảng cách giữa hai bên đường, hố sâu, rộng, lõm xuống=>sự khó khăn, trở ngại, những thử thách, trắc trở, gập ghềnh trong cuộc sống
+Con kiến: loài vật nhỏ bé nhưng vô cùng can đảm, siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, cũng rất đỗi thông minh và mưu trí=>chỉ con người
Câu 4: (1đ): Bài học được rút ra từ câu chuyện trên: cần kiên trì bền bỉ sáng tạo... vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7Đ)
Câu 1: (2đ) HS cần đạt được:
Yêu cầu về hình thức:
+Đoạn văn với độ dài 200 chữ
+Trình bầy theo kiểu: Tổng – Phân – Hợp
+Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: gặp khó khăn, trở ngại, thử thách, cần có nghị lực vượt qua; hay: thành công là những bậc thang
+Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận
+Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
+Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, chuẩn ngữ nghĩa của từ
Yêu cầu về nội dung: HS có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:
a/Giải thích ý nghĩa câu chuyện, từ ý nghĩa câu chuyện “Vết nứt và con kiến” rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.
b/Bàn bạc, đánh giá, chứng minh:
- Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo....vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.
+Trên đường đời, con người luôn gặp phải những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống.
+Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc....(dẫn chứng cụ thể)
+Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết để trở thành hành trang quý giá cho tương lai...(dẫn chứng cụ thể)
- Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc....
c/ Bài học được rút ra:
- Trong cuộc đời ta sẽ gặp nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn lên
- Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan... trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2: (5đ) HS đạt được các yêu cầu sau:
Yêu cầu về hình thức: (0.5đ)
+Kiểu loại văn bản: Tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
+Đảm bảo bố cục 3 phần, hành văn mạch lạc, sáng sủa, viết đúng chính tả
+Sử dụng khung cảnh giấc mơ
+Sử dụng linh hoạt và hài hòa các phương thức biểu đạt: tự sự và yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật khi làm bài
Yêu cầu về nội dung: (4.5đ)
- Câu chuyện một giấc mơ trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
- Có định hướng thời gian cụ thể
- Đối tượng, ý cơ bản:
+ Kể rõ đó là ai ? Quan hệ với em như thế nào ?
+ Em gặp gỡ người thân trong hoàn cảnh nào ?
+ Tình cảm giữa em và người thân, ấn tượng để lại trong em.
+ Dự định của em sau cuộc gặp gỡ, hứa hẹn lúc chia tay.
- Miêu tả đan xen làm nổi bật nhân vật, cảnh trong mơ.
* Tuỳ bài viết của HS mà cho điểm phù hợp. Khuyến khích cho điểm bài viết hay và sáng tạo.
(Dựa vào nội dung, cách trình bày bố cục, sự mạch lạc, liên kết của văn bản và cảm xúc của HS, Gv cho điểm phù hợp.)
TỔ CHỨC GIỜ KIỂM TRA
Ổn định lớp
Nêu yêu cầu giờ kiểm tra
Phát đề
Theo dõi học sinh làm bài
Thu bài
Nhận xét giờ kiểm tra
Hướng dẫn học ở nhà
- Tập viết lại câu 2/phần tạo lập văn bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo
ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Viet bai tap lam van so 2 Van tu su_12510934.docx