(?)Từ đó em hiểu như thế nào là lập luận trong đời sống?
Hs: *. Về hình thức:
- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức một câu.
*. Về nội dung ý nghiã:
- Trong cuộc sống lập luận thường mang cảm tính tính hảm ẩn không tường minh.
G chốt: Trong cuộc sống hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận, luận điểm (tư tưởng) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hay nhiều luận điểm và ngược lại. Có thể mô hình hoá như sau:
- Nếu A thì B (B1, B2, B3 )
- Nếu A (A1, A2, A3 ) thì B
- Vì A nên B (B1, B2, B3 .)
- Vì A (A1, A2, A3 .) nên B
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần .22.Tiết.84. NS. 21.1.ND.24.1.2015
Tập làm văn
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.Cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận.Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: bảng phụ, giáo án.
- Học sinh: soạn bài.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Em hãy trình bày một bố cục chung của bài văn nghị luận?
? Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta sử dụng những phương pháp lập luận nào?
3.Bài mới: ( 3 phút)
- Dẫn vào bài: Sau khi đã hiểu lập luận là gì, qui trình thực hiện lập luận trong một bài văn nghị luận và cách trình bày bố cục của một bài văn nghị luận chúng ta sẽ làm một bài luyện tập toàn diện đối với một đề bài cụ thể.
Hoạt động của giáo và học sinh
Nội dung
Nhắc lại khái niệm luận điểm là gì ?
Luận cứ là gì ?
Lập luận là gì?
* Học sinh trả lời:
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định.
- Luận cứ: Là lí lẽ ,dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
* Hoạt động 1: Xác định khái niệm lập luận trong đời sống. ( 15 phút)
*) Bước 1: Nhận diện lập luận trong đời sống.
H đọc (sgk/32)
G chép 3 vd sgk/32 lên bảng phụ® H đọc vd
(?)Trong các câu trên bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói?
HS:
a) Hôm nay trời mưa, / chúng ta không đi chơi nữa.
Luận cứ kết luận
b) Em rất thích đọc sách, / vì qua sách em học được
Kết luận luận cứ
nhiều điều.
c) Trời nóng quá, / đi ăn kem đi.
Luận cứ kết luận
(?)Nhận xét mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào?
HS: - Quan hệ nhân quả.
(?)Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau được hay không ?
HS: Có thể thay đổi vị trí cho nhau được.
*) Bước 2: Giúp H tìm luận cứ, kết luận
Gọi H đọc mục 2 .phần I.sgk/33 ® Gọi H lên bảng làm
(?)Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau?
HS:
a) vì đó là nơi em được dạy dỗ thành người.
vì nơi đây có rất nhiều thầy cô, bạn hữu mến thương.
b) vì nó làm mất lòng tin của mọi người.
nên em phải tránh xa tật xấu này.
c) Làm việc mệt quá
Mệt quá
d) Cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp cho con cái,
Còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm
e) Được mở mang tầm mắt là điều thú vị nên
Sau một năm học căng thẳng, mùa hè đến
G sửa, khuyến khích H đưa ra nhiều luận cứ khác nhau.
? Em nhận xét gì về bài tập 2?
Gọi H đọc mục 3.phần I. sgk/33 ® Gọi H lên bảng làm
(?)Hãy bổ sung kết luận cho các luận cứ sau?
G sửa, khuyến khích H đưa ra nhiều kết luận khác nhau.
HS:
a)ra hiệu sách đi!
chúng ta đi bơi đi!
b)hôm nay phải tập trung để học cho xong.
tối nay em phải cố gắng học xong.
c)chúng ta phải góp ý để bạn sữa chữa.
ai cũng chê cười.
d)cư xử như thế coi sao được?
thì phải làm gương tốt.
e)sau này sẽ có thể trở thành cầu thủ nổi tiếng đấy
lúc nào cũng bàn luận về môn thể thao này.
? Qua bài tập 3 em có nhận xét gì?
(?)Từ đó em hiểu như thế nào là lập luận trong đời sống?
Hs: *. Về hình thức:
Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức một câu.
*. Về nội dung ý nghiã:
- Trong cuộc sống lập luận thường mang cảm tính tính hảm ẩn không tường minh.
G chốt: Trong cuộc sống hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận, luận điểm (tư tưởng) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hay nhiều luận điểm và ngược lại. Có thể mô hình hoá như sau:
- Nếu A thì B (B1, B2, B3)
- Nếu A (A1, A2, A3 ) thì B
- Vì A nên B (B1, B2, B3.)
- Vì A (A1, A2, A3.) nên B
Hoạt động 2: Xác định khái niệm lập luận trong văn nghị luận.( 20 phút)
*) Bước 1: Nhận dạng luận điểm (kết luận) trong văn nghị luận
Gọi H đọc các vd sgk/33
(?)Hãy nhắc lại khái niệm lập luận trong văn nghị luận mà em đã học?
(?)Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa lập luận trong văn nghị luận với lập luận trong đời sống mà em vừa tìm hiểu?
G nhấn mạnh: Ta thử minh hoạ 1 vd cụ thể:
- “Đi ăn kem” là một kết luận có tính nhất thời về một việc thông thường của cá nhân (đúng trong lúc trời nóng)
- “Sách là người bạn lớn của con người” là một kết luận có tính chất khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, mang tính nhân loại. (đúc rút qua nhiều thời).
*. So sánh
- Giống nhau: Đều là những kết luận
- Khác nhau:
+. Mục I: Lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.
+. Mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.
- Tác dụng:
+. Là cơ sở để triển khai luận cứ.
+. Là kết luận của lập luận.
*. Về nội dung ý nghiã:
- Trong cuộc sống lập luận thường mang cảm tính tính hàm ẩn không tường minh.
- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ, tường minh.
*) Bước 2: Nhận dạng lập luận trong văn nghị luận
Gọi H đọc lại văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sgk/24-25
(?)Hãy xác định luận đề, luận diểm, lập luận của văn bản trên?
- Luận đề (chủ đề): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Luận điểm: Lòng yêu nước từ trong quá khứ lịch sử dân tộc đến thời đại ngày nay.
- Lập luận:
+ Lí lẽ 1: Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. (d/c)
+ Lí lẽ 2: Lòng yêu nước ở thời đại ngày nay. (d/c)
Gọi H đọc mục II.2 sgk/34 và văn bản “Sách là người bạn lớn của con người” sgk/23-24
(?)Em hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người ” ?
Gọi H đọc phần văn bản tr.23,24.
G: Các em có thể tham khảo bài bạn vừa đọc để lấy ý. G gợi dẫn những câu hỏi cụ thể:
(?)Vì sao nêu ra luận điểm này?
(?)Luận điểm đó có những nội dung gì?
(
?)Luận điểm đó có dựa trên cơ sở thực tế không?
(?)Luận điểm đó có tác dụng gì?
*) Bước 3: Tập nêu luận điểm và lập luận
(?)Em đã đọc các truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” “Ếch ngồi đáy giếng” rồi, hãy tóm tắt lại?
H tóm tắt
(?)Hãy rút ra kết luận làm thành luận điểm của em cho 2 truyện vừa tóm tắt?
(?)Thử lập luận cho từng luận điểm?
G chốt:
I. Lập luận trong đời sống:
1.Bài tập 1.2.3 (sgk/32, 33).
2. Nhận xét.
* Bài 1.
- Quan hệ nhân quả.
- Vị trí luận điểm (nguyên nhân) và luận cứ (kết quả) có thể thay thế được cho nhau.
* Bài 2/ sgk.Tr.33. Bổ sung luận cứ cho kết luận có sẵn.
- Một kết luận có thể một hoặc nhiều luận cứ.
* Bài 3. sgk.Tr.33: Viết tiếp phần kết luận cho luận cứ có sẵn.
- Một luận cứ có thể có mottj hoặc nhiều luận điểm khác.
3.Kết luận.Khái niệm lập luận trong đời sống là gì?
- Về hình thức:
+ Thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định.
- Về nội dung:
+ Lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân hoặc tập thể và có ý nghĩa hàm ẩn.
II. Lập luận trong văn nghị luận:
1. Khái niệm:
- Là nhằm đi đến những kết luận, những luận điểm, tư tưởng có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, có ý nghĩa tường minh.
- Lập luận trong văn nghị luận : Là cơ sở để triển khai luận cứ; Là kết luận của lập luận.
- Về hình thức: lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.
- Về nội dung: nó đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.
2. Bài tập:
* Bài 2.sgk.Tr.34.Lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người”
- Xuất phát từ con người: Con người không chỉ có nhu cầu về đời sống vật chất mà còn có nhu cầu vô hạn về đời sống tinh thần. Sách chính là món ăn quý giá cần cho đời sống tinh thần của con người.
- Nội dung:
+ Sách là kết tinh trí tuệ của nhân loại, là kho tàng kiến thức phong phú, vô tận.
+ Sách giúp ích rất nhiều cho con người, mở mang tâm hồn và trí tuệ cho con người.
+ Sách giúp con người khám phá mọi lĩnh vực của đời sống, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
+ Sách giúp cho con người nhận thức được những vấn đề lớn của xã hội, nắm bắt quy luật của tự nhiên.
+ Sách giúp con người hiểu được chính mình.
+ Sách dạy con người biết sống đúng, sống đẹp.
+ Sách đem lại sự thư giãn cho con người.
- Việc đọc sách là một thực tế lớn của xã hội. Bao thế hệ của nhân loại đã, đang và sẽ bằng việc đọc sách mà mở mang trí tuệ, làm giàu tâm hồn, phát triển nhân cách và năng lực để đóng góp cho xã hội.
- Luận điểm này có tác dụng nhắc nhở, động viên mọi người biết quý sách và ham thích đọc sách.
Bài 3.sgk/34: Từ truyện ngụ ngôn đã học rút ra luận điểm và lập luận cho luận điểm đó.
*) Thầy bói xem voi:
- Kết luận: Muốn hiểu biết đầy đủ về một sự vật, sự việc ta phải xem xét toàn diện.
- Cách lập luận:
+ Bản chất của sự vật, sự việc thường được biểu hiện rất đa dạng và phong phú.
+ Chỉ biết sơ qua một vài biểu hiện mà đã nhận xét thì chắc chắn những nhận xét ấy hoặc thiếu xót, hoặc sai lệch bản chất của sự vật.
+ Việc tìm hiểu toàn diện một sự vật là cả một quá trình lao động nghiêm túc.
*) Ếch ngồi đáy giếng:
- Kết luận: Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến thất bại thảm hại. (Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát kiêu ngạo).
- Cách lập luận:
+ Tính tự phụ, chủ quan dẫn đến sự lầm tưởng là mình hiểu biết tất cả và coi mình là trên hết.
+ Đã vào thực tế, sự yếu kém kia nhanh chóng dẫn đến thất bại thảm hại.
4.KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 3 phút).
4.1.Củng cố: - Nhắc lại khái niệm lập luận.
- Có mấy loại lập luận? (2: đời sống và văn nghị luận) Phân biệt như thế nào?
4.2.Dặn dò:
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Làm như yêu cầu của bài tập 2 cho 2 truyện ngụ ngôn sau: “Đeo nhạc cho mèo” “Đẽo cày giữa đường”.
- Soạn bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” theo câu hỏi sgk/37
******************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luyen tap phuong phap lap luan trong van nghi luan_12440582.doc