Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 9: Sử dụng yểu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 - Tiết: 9
Ngày soạn:
Ngày dạy:
SỬ DỤNG YỂU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh
-Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
-Biết vận dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức:
-Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh:làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng
-Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
- Rèn kỹ năng: giao tiếp
3.Phương pháp: Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm
4. GD hs có ý thức tốt về các sự vật, hiện tượng để trình bày trong văn bản.
5. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ
Học sinh : SGK , vỡ soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
1. Ổn định: ( 1 phút)
Báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra: ( 3 phút)
? Nêu dàn ý của bài văn thuyết minh?
Gồm 3 phần
? Mục đích của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng?
Giới thiệu công dụng cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
? Nêu một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
Tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 1 phút)
Tiết: 9
SỬ DỤNG YỂU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Để cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng, sinh động, hấp dẫn hơn, không chỉ có một số biện pháp vừa học là đủ mà ta còn phải biết kết hợp với một số biện pháp. Đó là yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG 1. HD TÌM HIỂU CHUNG ( 20 phút)
A. TÌM HIỂU CHUNG :
I. Hệ thống hóa kiến thức văn thuyết minh:
? Thế nào là văn thuyết minh?
Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Khái niệm:
Thuyết minh
? Thế nào là văn miêu tả?
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
Miêu tả .
? Tác dụng của miêu tả?
Làm cho đối tượng cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
=> Làm cho đối tượng cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
Đọc văn bản sgk
II. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
? Nhan đề văn bản có ý nghĩa gì?
Thái độ con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng.
1/.VD: văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
=> Thái độ con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng.
? Phân biệt nhan đề “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam” và “ Cây chuối trong vườn nhà em”
- Nhan đề 1 => thuyết minh
- Nhan đề 2 => văn miêu tả.
? Tìm những câu thuyết minh về đặc điểm của cây chuối và công dụng của nó?
Thảo luận chung 3 phút
- Đặc điểm của cây chuối:
+ Nơi nào cũng có
+ Có lợi: thân, lá, gốc, hoa quả
- Công dụng: để ăn, thờ cúng, chế biến
? Tìm yếu tố miêu tả về cây chuối? Tác dụng của yếu tố đó?
-“ Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tóa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng”
- “ Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu cứ gọi là con đàn cháu lũ”
- “ Không thiếu những buồng chuối dài, từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây”.
-“ Thân chuối mềm vươn lên . đến núi rừng”
- “ Chuối mọc thành rừng . gọi là con đàn cháu lũ”
- “ Không thiếu uốn trĩu đến gốc cây”.
=> Làm cho hình ảnh cây chuối sinh động, gây ấn tượng.
? Để bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn ta cần bổ sung những gì?
?Yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong văn thuyết minh?
Ghi nhớ sgk
Đọc ghi nhớ sgk
2/.Kết luận:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
=> Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng.
HOẠT ĐỘNG 2. HD LUYỆN TẬP (16 phút )
B. LUYỆN TẬP:
Thảo luận 2 nhóm mỗi nhóm 3 từ sau 2 phút mỗi nhóm lần lượt trả lời tại chỗ( có sửa chữa bổ sung)
Bài tập 1. bổ sung yếu tố miêu tả.
Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thín như những chiếc cột nhà bóng loáng.
Lá chuối lúc mới ra cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản.
Lá chuối khô khi lá chuối đã già lá rũ xuống bám chặt lấy thân chứ không rơi rụng lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần thành màu nâu nhạt.
Nõn chuối màu xanh cuốn tròn như bức thư còn phong kín.
Bắp chuối màu đỏ tươi đung đưa trong gió..
Quả chuối chín vàng dậy lên mùi thơm ngọt ngào dân dã.
Cho HS suy nghĩ tại chỗ 1 phút, sau đó đọc câu tìm được.
Đọc đoạn văn
Bài tập 2.tìm yếu tố miêu tả.
Chén.. không có tai
Khi mời aimới uống
Cho 2 HS lên bảng ghi tóm tắt đoạn miêu tả trong 1 phút, ai ghi nhiều chính xác được ghi điểm.
Đọc văn bản
Bài tập 3. chỉ ra câu miêu tả trong văn bản “ Trò chơi ngày xuân”
HOẠT ĐỘNG 3. HD TỰ HỌC (1 phút)
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật (tự chọn) có sử dụng yếu tố miêu tả.
4. Củng cố: ( 2 phút)
? Để bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn ta cần bổ sung những gì?
Có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
? Yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong văn thuyết minh?
Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng
5. Dặn dò: ( 1 phút )
Học bài, xem lại bài tập
- Chuẩn bị tiết 10 “ Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh”
- Chuẩn bị tiết 14,15 bài viết tại lớp văn thuyết minh.
Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 9 tiet 9_12411408.doc