Tiết: 26
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp cho học sinh
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
1. Kiến thức. - Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du.
2. Kĩ năng. - Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
3. Thái độ: Giáo dục hs biết trân trọng những giá trị to lớn của kiệt tác văn học
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài, Tranh, Ảnh chụp Truyện Kiều, khu tưởng niệm Nguyễn Du.
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?
Đáp án:
Hình ảnh người anh hùng oai phong, lẫm liệt được khắc họa đậm nét với tính cách quả cảm, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là linh hồn của chiến công vĩ đại.
108 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5:
Tiết: 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Ngày soạn:13/ 9 /2017
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiến Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc
1. Kiến thức:
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các p.pháp tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ: - Giáo dục hs thái độ chăm học
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Giáo án
- HS soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp ?Cho ví dụ minh hoạ ?
* Tổ chức dạy bài mới:
Giới thiệu bài: - ? Nhắc lại những đơn vị từ vựng đã học ở lớp 6,7,8?
- H: Nhắc lại: Từ đơn, từ phức,
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của từ vựng không những đơợc thể hiện ở ngữ âm, ngữ pháp mà còn thể hiện ở từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Đọc các ngữ liệu SGK.
(1)- Giải nghĩa từ “Kinh tế”:
- Từ “Kinh tế” với nghĩa cũ hiện nay có còn dùng nữa hay không?
- Nhận xét nghĩa của từ này?
(2)- “Chị em sắm . xuân”: Từ “Xuân” nghĩa là gì?
- “Ngày xuân dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì?
- Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào?
- Từ “Giờ kim trao tay”: Từ “Tay” có nghĩa là gì?
- “Cùng tay luôn ”: Từ “Tay” nghĩa là gì?
- Hiện tượng này chuyển nghĩa này theo phương thức nào?
Vậy từ vựng phát triển dựa trên cơ sở nào?
Dựa trên phương thức chính nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Học sinh đọc bài tập số 1.
- Nêu yêu cầu? Học sinh trả lời à Giáo viên uốn nắn?
- Đọc yêu cầu của bài tập 2
- Giải nghĩa cách dùng từ “Trà” giống ? Khác?
Giải thích nghĩa chuyển từ, nghĩa gốc “Đồng hồ”?
Chứng minh đó là những từ nhiều nghĩa?
- Đọc yêu cầu của đề bài?
- Học sinh trả lời.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1. Ngữ liệu . (Sgk)
2. Nhận xét.
- Kinh bang tế thế: lo việc nước, việc đời. Hiện nay không còn dùng. Chuyển nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
-> Mùa xuân
-> Tuổi trẻ.
-> ẩn dụ.
-> một bộ phận của cơ thể.
-> kẻ buôn bán.
-> Hoán dụ.
- Xã hội phát triển, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
=>Phương thức chính để phát triển nghĩa của từ ngữ là phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (Trang 56).
a: Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể.
b: Hoán dụ: Một vị trí trong đội tuyển
c: Ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng. d: Ẩn dụ: Tiếp xúc với đất của mây.
2. Bài tập 2: (Trang 57).
Giống: sản phẩm từ thực vật, chế khô, dùng pha nước uống.
Khác: Dùng để chữa bệnh.
3. Bài tập 3: (Trang 57).
- Cách dùng từ đồng hồ trong những trường hợp đã nêu được dùng theo nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ): dụng cụ dùng để đo lường một loại gì đó.
4. Bài tập 4: (Trang 57).
Từ nhiều nghĩa :
a. Hội chứng :
+ Hội chứng viêm đường hô hấp rất nguy hiểm.
+ Thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
b. ngân hàng :
+ Ngân hàng đang cho người nghèo vay vốn.
+ Ngân hàng máu không đủ đáp ứng nhu cầu...
c. sốt : + Em bé bị sốt mấy ngày qua.
+ Cơn sốt xăng dầu hình chưa chấm dứt.
d. Vua : + Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nước ta.
+ Vua bóng đá Pêlê là người Brasil.
5. Bài tập 5: (Trang 57).
- Từ “ Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 là một ẩn dụ nghệ thuật
- Mặt trời (1) àChỉ sự việc của hiện tượng, một hành tinh trong vũ trụ.
- Mặt trời (2)à được chuyển - ẩn dụ.
V. Cũng cố – dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ. Phân biệt 2 phương thức chuyển nghĩa
* Hướng dẫn về nhà
- Về nhà làm hết bài tập trong SGK?
- Soạn “ Hoàng Lê nhất thống chí” (Tóm tắt)
+ Tác giả , bố cục
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============* *===============
Tiết: 22
ĐỌC THÊM
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Trích: “Vũ Trung tuý bút”
Phạm Đình Hổ
Ngày soạn:13/ 9 /2017
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu làm quen với thẻ loại tùy bút thời kì trung đại.
- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.
1. Kiến thức:
- Sơ giản về thời tùy bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể lọai tùy bút thời kì trung đại ỏ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê- Trịnh
3. Thái độ: - Giáo dục hs thái độ phê phán chế độ phong kiến suy tàn mục nát
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Giáo án
- HS soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Nêu nhận xét của em về nhân vật chính của văn bản ?
Đáp án :
- Tóm tắt được nội dung cơ bản.
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo khao khát cuộc sống bình an, hạnh phúc nhưng lại gặp nhiều oan ức, bất hạnh; là đại diện của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
* Tổ chức dạy bài mới:
Giới thiệu bài: - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong số 88 mẩu chuyện của tập Vũ trung tùy bút, ghi chép về c/s và sinh hoạt ở phủ chúa Trịnh thời chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm, 1 vị chúa nổi tiếng thông minh, quyết đoán nhưng kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bê trễ công việc triều chính, sống cuộc sống xa hoa, hưởng lạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
- Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
-G:? HS Dựa vào sgk , tự tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm ?
Hs :TL
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
Em hiểu ntn là tùy bút?
- Gv giới thiệu về thể loại tuỳ bút
- Đoạn trích chia làm mấy phần?
Nêu nội dung từng phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Yêu cầu : HS đọc đoạn1 và tìm hiểu: về Chúa Trịnh Sâm
? tìm những chi tiết thể hiện thói ăn chơi của chúa Trịnh Sâm ?
? Qua đây em có nhận xét gì về chúa trịnh?
H; NX
- G:?Nhận xét về cách kể của tác giả ?
Cuộc sống của chúa hiện lên như thế nào ?
Hs :TL
- G:?Thái độ của tác giả thể hiện qua câu văn nào ? Đó là thái độ gì ?
Hs :XĐ: câu cuối đoạn.
Gv liên hệ thực tế : Xã hội VN thời Trịnh -Nguyễn khủng hoảng trầm trọng, vua chúa ăn chơi, quan lại nhũng nhiễu đối lập cuộc sống cơ cực của nhân dân. Vì vậy sự suy vong là điều không tránh khỏi
- Yêucầu : Đọc dõi đoạn 2.
- Hs thảo luận theo tổ
? Tìm những việc làm của bọn quan lại ? Nhận xét về những việc làm đó ?
- Đại diện các tổ trình bày , Gv nhận xét bổ sung
- G:? Lúc đầu kể chuyện người khác , sau kể chuyện nhà mình . Chi tiết đó có ý nghĩa gì ?
Hs : Tăng sức thuyết phục
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
- HS tìm nghệ thuật đặc sắc trong văn bản này là gì ?
? Qua văn bản em hiểu thêm điều gì ?
Hs : kq
Gọi hs đọc ghi nhớ
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
* Đọc văn bản.
1.Tác giả :
-Phạm Đình Hổ (1768-1839), quê Hải Dương
-Nho sĩ sống thời đất nước loạn lạc
- Có nhiều công trình biên soạn khảo cứu bằng tiếng Hán
2. Tác phẩm :
-Trích “Vũ trung tuỳ bút”
- Tuỳ bút : Thể văn ghi chép tuỳ hứng những sự vật , sự việc , con người trong đời sống một cách chân thực khách quan
3.Bố cục :
- P1: Từ đầu → Triệu bất thường : Cuộc sống của chúa Trịnh Sâm
- P2 : Còn lại : Việc làm của lũ hoạn quan
II/ Hướng dẫn tự học : Nội dung cơ bản
1. Hình ảnh chúa Trịnh Sâm :
-> Chúa ăn chơi xa xỉ.
→ Cách kể và tả rất kỉ lưỡng, cụ thể, chân thực, khách quan → Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm
2.Những việc làm của bọn hoạn quan
- Bọn quan lại “Vừa ăn cướp, vừa la làng”
→ Bọn hoạn quan ỷ thế nhà chúa hoành hành , tác oai tác quái trong nhân dân.
- Tác giả đưa chuyện nhà mình vào→ Tăng sức thuyết phục, tạo độ tin cậy, đồng thời tỏ thái độ phê phán và bất bình.
III- Tổng kết.
1.Nghệ thuật :
- Nghệ thuật miêu tả sinh động.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
2.Nội dung
*.Ghi nhớ ( SGK )
V. Cũng cố – dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ, nắm nội bài học đọc phần đọc them, làm bt1
- Hiểu và dùng được một số từ HV thông dụng được sd trong văn bản.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tóm tắt truyện.
- Soạn bài: “Hoàng Lê nhất thống chí”.
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============* *===============
Tiết: 23
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Hồi 14 _ Ngô gia văn phái _)
Ngày soạn:13/ 9 /2017
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biễn, giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn trích.
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái và tác phẩm về phong trào Tây Sơn và người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Nắm được nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm tiểu thuyết chương hồi.
2. Kĩ năng:
- Biết quan sát sự việc được kể.
3. Thái độ: - Giáo dục hs thái độ tự hào, tinh thần dân tộc...
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Giáo án
- HS soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung và nghệ thuật ở văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Phân tích hành động của bọn hoạn quan trong “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
Đáp án: - Ghi nhớ.
- Những hành động của bọn hoạn quan thái giám:
Nhờ gió bẻ măng, lợi dụng của chúa để vơ vét của cải trong thiên hạ:
+ Dò xét nhà nào có chậu hoa cây cảnh biên ngay 2 chữ phụng thủ để tiến Chúa.
+ Sai lính lấy phăng đi.
+ Phá nhà hủy tường để đưa cây hoặc hòn non bộ đi.
+ Dọa dẫm tống tiền.
* Tổ chức dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
Chú ý đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật.
- Theo em văn bản trích thuộc thể loại nào ?
- Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Là những phần nào? Nêu nội dung từng đoạn?
Đại ý của toàn đoạn là gì?
Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Khi nhận tin báo quân Thanh đã tới Thăng Long Nguyễn Huệ có thái độ ntn? đã làm gì ?
Hs :TL
- G:?Hãy thuật lại những việc làm của vua QT trên đường đi ?
? Vì sao QT lại chọn đúng dịp tết để tấn công ?
Hs : Tạo yếu tố bất ngờ cho quân địch
-G:? Qua đây em thấy QT là người như thế nào?
Bài tập
Tóm tắt văn bản
- HS tóm tắt, bổ sung nhận xét
- GV tổng kết đánh giá.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc, tóm tắt:
Quân Thanh kéo vào chiến nước ta một cách dễ dàng, được tin cấp báo à Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, Thân chinh đánh giặc.
- Cuộc tiến quân thần tốc và những thắng lợi vẻ
vang.
- Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược và lũ bán nước Lê Chiêu Thống.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả, tác phẩm. Sgk T7.
b. Từ khó.
3. Thể loại.
- Là tiểu thuyết lịch sử, chương hồi viết bằng chữ
Hán à Chịu ảnh hưởng của Tam Quốc Chí.
- Bố cục.
P1: Từ đầu -> 1788 ( Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Thân chinh cầm quân đi dẹp giặc).
P2: Tiếp -> kéo vào thành ( cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân tây Sơn).
P3: còn lại ( sự đại bại của bọn xâm lăng và vua quan bán nước).
=>Đại ý: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Hình tượng người anh hùng NH:
a. Nghe tin cấp báo
-Tức giận định cầm quân đi ngay
-Lên ngôi hoàng đế để yên lòng dân
- Xuất quân ra trận.
b. Trên đường hành quân :
-Mời Ng . Thiếp đến hỏi tình hình
- Kén thêm lính , dụ binh sĩ
- Tha tội cho Lân, Sở
- Sắm sửa lễ cúng tết
- Hẹn ngày mồng 5 vào thành ăn tết
=> Có trí tuệ, độ lượng, biết nhìn xa trông rộng.
* Bài tập. Tóm tắt văn bản
- Quân Thanh kéo vào Thăng Long, Ngô Văn Sở lui về vùng nói Tam Điệp.
- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, nắm đại binh, tháng chạp 1788 tiến quân ra bắc diệt Thanh.
- Dọc đường QT tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn, mở tiệc khao quân, hẹn mùng 7 tết mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.
- Quân tây Sơn đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại.
Mùng 3 tết đã iến vào thành thăng Long, bị đánh bất ngờ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt bỏ chạy về nước, Vua Lê Chiêu Thống cùng gia
V. Cũng cố – dặn dò:
- Học , nắm nội bài học đọc phần tiếp theo
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tóm tắt truyện.
- Soạn bài: “Hoàng Lê nhất thống chí”- Tiếp theo.
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============* *===============
Tiết: 24
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Hồi 14 _ Ngô gia văn phái _) Tiếp theo
Ngày soạn: 13/ 9 /2017
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biễn, giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn trích.
1. Kiến thức :
- Nắm được nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm tiểu thuyết chương hồi.
- Niềm tự hào về một trang sử vẻ vang của dân tộc: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh và đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khái bờ câi nước ta.
2. Kĩ năng:
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước.
- Liên hệ những nhân vật sự kiện với các văn bản liên quan.
3. Thái độ: - Giáo dục hs thái độ tự hào, tinh thần dân tộc...
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Giáo án
- HS soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí hồi 14. Nêu đại ý.
Quân Thanh kéo vào Thăng Long, Ngô Văn Sở lui về vùng nói Tam Điệp.
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, nắm đại binh , thangd chạp 1788 tiến quân ra bắc diệt Thanh.
Dọc đường QT tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn, mở tiệc khao quân, hẹn mùng 7 tết mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.
Quân tây Sơn đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại.
Mùng 3 tết đã iến vào thành thăng Long, bị đánh bất ngờ tướng giặc
là Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt bỏ chạy về nước, Vua Lê Chiêu Thống cùng gia
quyến chạy chốn theo.
=>Đại ý: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán nước hại dân.
* Tổ chức dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
Tiếp theo
?Điểm đánh đầu tiên của vua QT là ở đâu ?Vì sao lại chọn điểm đó ?
-Hs : Kho lương thực vũ khí → chặn đường lương thực vũ khí của địch
?Hãy thuật lại các trận đánh Qua đó nhận xét cách đánh của Vua QT?
- Hs : Thuật lại.
? So sánh cách đánh giữa các trận?
? Nhận xét cách kể trận đánh của tác giả ?
Hs: NX
? Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về vua QT ?
Hs : NX
Gv mở rộng: đại thắng quân Thanh hội đủ 3 yếu tốThiên thời (đánh vào dịp tết) Địa lợi ( trời nắng, đổi gío)Nhân hoà (lòng người quyết tâm)
- Lệnh: Quan sát văn bản
- Cho hs thảo luận 4 nhóm
+ N1,2 : H/a Bọn cướp nước được miêu tả như thế nào?
+ N3,4 : H/a Bọn bán nước được miêu tả như thế nào?
- Sau 5p .Gọi nhóm 1,3 trình bày. - Nhóm 2,4 nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
Nêu nghệ thuật cơ bản tác giả sử dụng để làm nổi bật chủ đề?
Nêu nội dung cơ bản?
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
- Hs : đọc
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Hình tượng người anh hùng NH:
Tiếp theo
c. Chiến công đại phá quân Thanh
- Chia 5 đạo quân, QT trực tiếp cưỡi voi chỉ huy mũi tiến công:
- Trận Phú Xuyên: Bắt sống toàn bộ quân do thám.
-Trận Hà Hồi: Vào đêm mồng 3 tết. Bao vây, doạ -> Giặc xin hàng.
=> Cách đánh: Bí mật, bất ngờ, thắng lợi không gây thương vong.
- Trận Ngọc Hồi: Mờ sáng mồng 5 Chia nhiều mũi quân- bao vây- ghép ván phủ rơm,dàn trận chữ nhất -> Quân Thanh đại bại.
=> Cách đánh công phu, quyết liệt-> Địch không có đường lui.
→ Trần thuật cụ thể, miêu tả tỉ mỉ trong lời nói , hành động , trận đánh
→ QT là người mạnh mẽ , quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, tài dụng binh như thần, nhạy bén, mưu cao → Là người tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại
2.Hình ảnh bọn cướp nước , bán nước
a. Bọn cướp nước:
- Quân sĩ mải ăn chơi.
- Tướng kêu căng, chủ quan
- Hèn nhát , sợ mất mật tranh nhau chạy về nước giẫm đạp lên nhau mà chết
-> Thất bại thảm hại.
b. Bọn bán nước :
- Chạy bán sống, bán chết
- Cướp thuyền qua sông, phải nhịn đói -> nhục nhã.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật.
- Kể, tả chân thực thể hiện rất rõ cảm xúc.
2. Nội dung:
Là bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ - vị vua văn vâ song toàn. Thấy được tình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhôc nhã của bọn vua quan bán nước
* Ghi nhớ : SGK
V. Cũng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung toàn bài.
* Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài luyện tập T72.
- Về nhà học bài, phân tích hình tượng người anh hùng NHuệ
- Soạn bài: “Sự phát triển của từ vựng” và đọc trước truyện kiều - Nguyễn Du
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============* *===============
Tiết: 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
( tiếp theo)
Ngày soạn: 13/ 9 /2017
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hai cách quan trọng để phát triển từ vựng TV là tạo từ mới và mượn từ ngữ N.n
1. Kiến thức: - Việc tạo từ ngữ mới và việc mượn từ ngữ nước ngoài.
2. Kĩ năng: - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra, từ mượn của tiếng nước ngoài.
- Cách dùng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ: - Giáo dục hs giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu – gqvđ, tìm hiểu, phân tích, giảng giải.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Giáo án
- HS soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
Tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa? Đặt câu minh hoạ?
* Tổ chức dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Sự phát triển từ vựng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Có những phương thức phát triển từ vựng gì ? Cho ví dụ ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo từ ngữ mới
- Hs thảo luận Sau đó gọi đại diện các bàn trình bày
a.Giải thích nghĩa của các từ ?
b. Trong các từ trên , từ nào có thể ghép được với nhau để tạo nên nghĩa ?
- GV chốt lại
-G:? Tìm các từ ngữ có cấu tạo theo mô hình x+Tặc có nghĩa ?
- Hs : suy nghĩ trả lời
-G:?Hãy giải nghĩa các từ vừa tìm được ?
Hs :Gt
- G:? Vậy có thể phát triển từ vựng bằng cách nào ? Tác dụng của cách đó
- Hs : Dựa vào ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
- Hs đọc ví dụ 1 . Gọi 2hs lên bảng tìm từ Hán Việt trong đoạn a, b
- G:? Em hiểu như thế nào “ Thanh minh, đạp thanh” ?
Hs : TL
- G:?Hãy tìm những từ ngữ chỉ khái niệm sau ?
? Những từ ngữ này có nguồn gốc từ đâu ?
- Hs : Tiếng Anh
-G:?Tìm một số từ ngữ mượn tiếng nước ngoài có trong tiếng việt ?
- Hs : Rađiô, intơnét, mít tinh
- G:? Qua 2 ví dụ trên hãy nêu thêm những cách phát triển từ vựng ?
Hs : TL
- Gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
- Gv cho 2 mô hình
- Cho hs chơi trò tiếp sức: 2 dãy , mỗi lần 1hs lên ghi 2 từ theo mô hình . Sau 5p dãy nào ghi nhiếu , đúng sẽ thắng
- G:?Tìm 5từ mới được dùng phổ biến gần đây nhất ? Giải thích ?
- Sau 3p gọi 3 em nhanh nhất chấm điểm
I.Tạo từ ngữ mới
1.Ví dụ 1: X+Y
- ĐTDĐ : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo bên người, dùng trong vùng phủ sóng
- Kinh tế tri thức :Nền kt dựa vào sx, phân phối..có hàm lượng tri thức cao
- Đặc khu kinh tế : Khu vực riêng để thu hút vốn đầu tư nước ngoàivới những chính sách ưu đãi
- Sở hữu trí tuệ :Quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ làm ra, được pháp luật bảo hộ
2.Ví dụ 2: X+ tặc
- Lâm tặc
- Tin tặc
- Không tặc
- Hải tặc
-> Tạo ra các từ mới làm cho vốn từ tăng lên.
* Ghi nhớ 1 : SGK
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1.Ví dụ 1 : Từ HV
a.Thanh minh, Tiết , Lễ , Tảo mộ , yến anh, đạp thanh , bộ hành, tài tử , giai nhân
b. Bạc mệnh , duyên , phận , thần linh, chứng giám,thiếp , đoan trang , trinh bạch, tiết
2.Ví dụ 2: Từ Ấn- Âu
- AIDS
- Ma-két –ting
- Mượn từ tiếng Anh.
→ Nguồn gốc tiếng nước ngoài
=> Mượn tiếng nước ngoài để tăng vốn từ vựng. Bộ phận mượn quan trọng nhất tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12413840.doc