TUẦN 3 – TIẾT 14
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng :
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
* KNS: giao tiếp và suy nghĩ sáng tạo. Có ý thức, biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ : GDHS ý thức sử dụng vốn từ ngữ trong quá trình tạo lập văn bản.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
94 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bước trên đường làng, miệng luôn" nhai trầu "bỏm bẻm Khi ấy,cái dáng đi khoan thai chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi !
- Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa...mà còn là một trong những vật tế thần trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là "nhân vật" chính trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
- Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cười trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn trâu trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thả diều ...Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành ,ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào!
3. Kết bài:
Con trâu là hình ảnh của đồng quê VN từ ngàn đời nay. Từ ngày nông thôn được hiện đại hóa, công nghiệp hóa người nông dân đã có thêm một bạn mới là con “trâu sắt”.
Hợp tác, trao đổi, tạo lập văn bản
4. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá học sinh: (8’)
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã luyện tập và kĩ năng làm văn thuyết minh.
* Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ?
* Viết đoạn văn thuyết minh công dụng của chiếc bút em đang sử dụng trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
Hs viết – đọc bài viết – Gv và lớp theo dõi nhận xét.
5. Hướng dẫn tự học: (2’ )
* Học bài : - Học bài, hoàn thành bài tập
* Chuẩn bị đề trang 42 – làm bài viết thuyết minh số 1.
- Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý
- Viết một số đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả
* Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
+ Đọc thông tin / sgk và trả lời các câu hỏi.
+ Tìm những câu văn được dẫn trực tiếp, gián tiếp trong các văn bản đã học.
+ Định hướng làm các bài tập, liên hệ lấy ví dụ thực tế giao tiếp của bản thân.
************************************
Ngày soạn : 13.9.2017
Ngày dạy : 15.9. 2017 TUAÀN 3 – TIEÁT 15
CAÙCH DAÃN TRÖÏC TIEÁP VAØ CAÙCH DAÃN GIAÙN TIEÁP
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng :
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản .
* Kĩ năng sống:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Ra quyết định chọn cách dẫn nào cho đúng.
3. Thái độ : Gdhs có ý thức sử dụng đúng hai cách dẫn này trong văn bản, giao tiếp.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực hợp tác, Năng lực tự quản bản thân, Năng lực tìm kiếm thông tin
* Năng lực chuyên biệt : Năng lực đọc – hiểu vấn đề, Năng lực phân tích, cảm nhận, Năng lực tạo lập văn bản ; Năng lực giao tiếp tiếng Việt, Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị:
Gv: Đọc tài liệu, Soạn giáo án, tranh ảnh,bảng phụ
Hs: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn sgk, sưu tầm truyện
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định :(1’)
2. Bài cũ :(5’)
Kiểm tra 15 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Mức độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Các phương châm hội thoại
Nhớ được nội dung phương châm hội thoại
- Hiểu được nội dung phương châm lịch sự qua các câu tục ngữ
Đặt được tình huống vi phạm phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm tỉ lệ : %
Số câu :1
Số điểm:2
(20%)
Số câu :1
Số điểm: 3
(30%)
Số câu: 1
Số điểm :5
(50%)
Số câu :3
Số điểm:10
(100%)
ĐỀ BÀI
Câu 1 ( 1 điểm): Trình bày nội dung phương châm về chất
Câu 2: ( 3 điểm): Các tổ hợp từ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói dây cà ra dây muống; nói từ đồng quang sang đồng rậm; nói lúng búng như ngậm hột thị; nói có sách, mách có chứng; nói như đấm vào tai; nói ra đầu ra đũa.
Câu 3 ( 6 điểm ): Cho 2 ví dụ cụ thể mà người giao tiếp vi phạm phương châm hội thoại. ( Chỉ rõ trong từng trường hợp người giao tiếp vi phạm phương châm hội thoại nào).
ĐÁP ÁN
Câu 1: HS nêu đúng nội dung phương châm về chất ( 1 điểm ).
Câu 2: HS cần chỉ rõ:
+ Nói dâymuống, nói từđồng rậm, nói lúng búnghột thị, nói ra đầu ra đũa: phương châm cách thức ( 2 điểm ).
+ Nói như đấm vào tai: PC lịch sự.
+ Nói có sách, mách có chứng: PC về chất.
Câu 3: Hs cần nêu 2 tình huống trong cuộc sống hằng ngày mà người tham gia giao tiếp vi phạm một trong những phương châm hội thoại đã học. GV căn cứ vào những tình huống cụ thể của HS để cho điểm phù hợp. ( mỗi tình huống đúng 3 điểm ).
3. Bài mới :
* Trong văn bản, chúng ta thấy người ta thường trích dẫn lời nói, ý nghĩ của người khác. Vậy khi nào thì để trong dấu ngoặc kép, khi nào thì không? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
NLHT
Hoạt động 1. 10’
Gv: giới thiệu đoạn trích a, b.sgk /53 / bảng phụ.
Hs đọc 2 đoạn trích.
?Trong phần trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng những dấu gì ?
Hs suy nghĩ trả lời.
? Trong phần trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu gì ?
Hs suy nghĩ trả lời.
? Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó không ? Nếu được thì cần có điều kiện gì không ?
Gv: Như vậy ở hai đoạn văn trên đã nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật khác. Đó là cách dẫn trực tiếp.
? Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp?
Vận dụng: Thực hiện bài tập 1/54
? Tìm lời dẫn trong đoạn trích a và b?
a. “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”
b. “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mọi thứ còn rẻ cả ”
? Đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ?
a. trích ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.
b. ý nghĩ của lão Hạc.
=> đều là cách dẫn trực tiếp.
I. Cách dẫn trực tiếp
1. Ví dụ/sgk
a.Bộ phận in đậm là lời nói của anh thanh niên. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu ngoặc kép.
b.Bộ phận in đậm là ý nghĩ của ông họa sĩ. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu ngoặc kép.
-> Có thể thay đổi vị trí bộ phận in đậm với bộ phận trước nó, khi đổi cần dùng dấu gạch ngang giữa hai bộ phận đó.
=> Việc dẫn lời nói hay ý nghĩ của người khác trong lời người dẫn Ò Cách dẫn trực tiếp.
2. Bài học: Ghi nhớ/sgk/54
Đọc, khai thác và xử lý thông tin,
Giao tiếp, hợp tác, thực hành
Hoạt động 2: 10’
Hs :đọc đoạn trích a, b SGK/53.
? Phần in đậm trong VD a là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu gì không?
Hs: Lời nói, không sử dụng dấu vì lời nói đã thuật lại có sự điều chỉnh, không trích nguyên văn
? Phần in đậm trong VD b là lời nói hay ý nghĩ ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì ? Có thể thay từ đó bằng từ nào?
Hs: là ý nghĩ, có từ “rằng” ngăn cách nó với bộ phận đứng trước. “ rằng”-> thay bằng “là”
Gv: Cách dẫn như ở VD a.b gọi là cách dẫn gián tiếp
? Qua tìm hiểu VD a, b em hiểu thế nào là lời dẫn gián tiếp?
Hs: đọc ghi nhớ/ sgk
? Làm thế nào để phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Hs: dựa vào khái niệm phân biệt
? Có thể chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp được không ? Nếu được ta cần làm gì?
Hs: + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
+ Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp ( Thường là ngôi thứ 3)
+ Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp
VD: Hôm qua nó quả quyết với tôi rằng: “ Ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi”
- Hôm qua nó quả quyết với tôi rằng hôm nay nó đến nhà tôi chơi.
Gv lưu ý: Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp: LDGT thường chỉ giữ lại nội dung, còn cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có thể thay đổi.
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ví dụ/sgk.
a. Phần in đậm là lời nói, không có dấu ngăn cách.
b. - Phần in đậm là ý nghĩ, có từ “rằng” ngăn cách nó với bộ phận đứng trước.
- Có thể thay bằng “là”
->Dẫn gián tiếp.
2.Bài học:
-CDGT: không dẫn nguyên văn, có điều chỉnh nội dung.
( Ghi nhớ Sgk trang 54.)
Đọc, khai thác và xử lý thông tin,
Giao tiếp, hợp tác, thực hành
4. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. (15’)
Bài 2.sgk.54 : Viết đoạn văn nghị luận – Hs viết + trình bày – Gv + lớp nhận xét
a. - Lời dẫn trực tiếp : Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,” Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : “Chúng ta phải”
- Lời dẫn gián tiếp : Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải
c. - Lời dẫn trực tiếp : Giáo sự Đặng Thai Mai đã từng nói : “Người VN ngày nay có lý do đầy đủ”
- Lời dẫn gián tiếp :Theo giáo sư Đặng Thai Mai, ta nên hiểu rằng người VN ta ngày nay
? Hãy phân biệt lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp bằng ví dụ thực tế việc giao tiếp hàng ngày của bản thân ?
5. Hướng dẫn tự học. (2’)
* Học bài : Khái niệm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hoàn thành các bài tập.
* Soạn bài : “ Chuyện người con gái Nam Xương”
+ Tóm tắt trong khoảng 20 dòng.
+ Nắm tác giả, tác phẩm.
+ Tìm bố cục.
+ Tìm những nét đẹp của nhân vật Vũ Nương ? Suy nghĩ về cách kết thúc truyện
********************************
Ngày soạn : 16.9.2017
Ngày dạy : 18 + 19.9. 2017 TUAÀN 4 – TIEÁT 16 + 17
Vaên baûn : CHUYEÄN NGÖÔØI CON GAÙI NAM XÖÔNG
(Trích Truyeàn kì maïn luïc ) – Nguyeãn Döõ -
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
* Kĩ năng sống :
- Kĩ năng nhận thức.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với nỗi đau khổ của người khác.
3. Thái độ.
- Giáo dục Hs thái độ yêu thương tôn trọng con người, sống phải có niềm tin vào người thân.
- Giáo dục Hs thái độ chăm học, say mê các tác phẩm văn học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực hợp tác, Năng lực tự quản bản thân, Năng lực tìm kiếm thông tin
* Năng lực chuyên biệt : Năng lực đọc – hiểu vấn đề, Năng lực phân tích, cảm nhận, Năng lực tạo lập văn bản ; Năng lực giao tiếp tiếng Việt, Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị
Gv: Tranh vẽ đền thờ Vũ Nương ở bến sông Hoàng Giang, bảng phụ
Hs: Xem trước bài SGK, trả lời câu hỏi tìm hiểu văn bản
III. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định .(1’)
2. Bài cũ . (5’)
? Em hãy nêu những nỗi bất hạnh mà trẻ em phải chịu ? Làm thế nào để mất đi những bất hạnh ấy ?
* Gợi ý:
- Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Người tị nạn, sống tha phương do bị cưỡng bức.
- Tàn tật, bị lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn
- Thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- 40.000 trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật, AIDS, thiếu nước sạch, vệ sinh, tác động của ma túy
* Hs nêu các biện pháp
3. Bài mới.
* Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã từng nhận định : «Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung ». Lời nhận định ấy không chỉ dành cho nhân vật Thuý Kiều mà còn phản ánh số phận chung của nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và Vũ Nương, nhân vật chính trong truyện “Người con gái Nam Xương” là một ví dụ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
NLHT
Hoạt động 1. 15’
? Dựa vào chú thích 8 trang 48, 49 em hãy giới thiệu vài nét về nguyễn Dữ
Hs: trình bày
Gv bổ sung : ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ẩn dật nên ông rất gần gũi với nông dân và người lao động. Tác phẩm của ông luôn quan tâm đến xã hội và con người, phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ. Ông được coi là cha đẻ của loại hình truyện kí Việt Nam.
? Nguồn gốc của tác phẩm ? Hãy nói vài điều về tập truyện ấy ?
Hs : Trích “Truyền kì mạn lục” - Tập truyện văn xuôi chữ Hán gồm 20 truyện.
Gv bổ sung, giải thích thêm từ “Truyền kì” : Khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử.
Gv hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt lời kể với lời đối thoại của các nhân vật, thể hiện sự đăng đối trong các câu văn biền ngẫu.
Hs đọc - Gv nhận xét
Gv hướng dẫn tìm hiểu các chú thích 4, 9, 13, 15, 18, 32, 34.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản?
Hs tóm tắt, nhận xét, bổ sung.
+ Trương Sinh đi lính, để lại mẹ già và vợ trẻ là Vũ Nương.
+ Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
+ Giặc tan, Trương Sinh về nhà, nghe lời con nghi vợ không chung thủy.
+ Vũ Nương bị oan gieo mình xuống sông tự vẫn.
+ Một đêm Trương Sinh bên con, con chỉ chiếc bóng nói là người hay tới với mẹ. Trương Sinh tỉnh ngộ hiểu nỗi oan của vợ.
+ Phan Lang người cùng làng Vũ Nương do cứu mạng thần rùa nên khi bị nạn được Linh Phi cứu thoát.
+ Phan Lang gặp Vũ Nương, Vũ Nương gửi hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
+ Trương Sinh nghe kể, lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về khi ẩn khi hiện.
? Nêu nội dung chính của truyện ?
Hs : Chuyện kể về số phận oan nghiệt của một phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Truyện thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân “ở hiền gặp lành”, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.
Gv : Có thể nói, Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào TP tất cả tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng về cuộc đời và con người.
- Truyện một mặt ngợi ca và cảm thương số phận một người đàn bà trinh tiết nhưng bất hạnh, mặt khác chê trách người đàn ông ghen tuông, cố chấp đã đẩy vợ đến bước đường cùng, tự mình tước đi hạnh phúc của chính mình.
? Truyện có những sự việc chính nào ?
Hs : 3 sự việc tương đương với 3 đoạn
+ Cuộc hôn nhân, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương : Từ đầu "... cha mẹ đẻ mình".
+ Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương Tiếp "... qua rồi".
+ Vũ Nương được giải oan : Còn lại.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ ( ? - ?) sống vào khoảng thế kỉ XVI- thời kì nhà Lê bắt đầu suy vong.
- Quê ở Hải Dương.
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Học rộng tài cao, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời.
2.Tác phẩm:
a. Thể loại .
- Truyền kì mạn lục - Tập truyện văn xuôi chữ Hán gồm 20 truyện, khai thác các truyện cổ dân gian, truyền thuyết lịch sử, dã sử.
b. Xuất xứ : Văn bản là truyện thứ 16 ( lấy nguồn gốc từ chuyện cổ tích Vợ chàng Trương).
3. Đọc – tóm tắt văn bản.
b. Tóm tắt:
c. Bố cục : 3 đoạn
Đọc, khai thác và xử lý thông tin
Đọc diễn cảm và tóm tắt
Hoạt động 2. 50’
Gv chuyển ý :VH trung đại VN là sự tiếp nối và phát triển của VH dân gian. Trong những câu chuyện cổ tích thường chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến của hành động nhân vật. Còn ở đây nhân vật đã được thể hiện rõ nét hơn, có đời sống, có tính cách rõ rệt, tác giả đã đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau
? Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào ? Ở từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì ?
Hs thảo luận ,trình bày :
- Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào các hoàn cảnh khác nhau :
+ Vũ Nương khi còn là người con gái...
+ Khi lấy chồng....
+ Khi tiễn chồng...
+ Khi chồng đi đánh giặc phương xa...
+ Khi chồng trở về... Khi sống dưới thuỷ cung...
? Ngay từ đầu Vũ Nương đã được giới thiệu như thế nào ?
Hs :Tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
? Trong cuộc sống vợ chồng, phẩm hạnh của Vũ Nương được biểu hiện như thế nào?
Hs : Biết chồng đa nghi -> giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng xảy cảnh bất hòa.
? Khi tiễn chồng đi lính nàng dặn dò như thế nào ? Hãy phân tích tình ý của nàng qua lời dặn dò?
Hs : Không mong chồng vinh hiển mà chỉ mong được bình an trở về – cảm thông trước nỗi vất vả và gian lao mà chồng sẽ chịu đựng - nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình -> những lời đằm thắm của nàng khiến người đọc xúc động.
? Trong những tháng ngày xa chồng, Vũ Nương đã sống như thế nào, tình cảm của nàng dành cho chồng ra sao? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó ?
Hs: "Ngày qua tháng lại ... ngăn được".
? Theo em Vũ Nương làm những việc trên là do vì trách nhiệm hay còn vì điều gì khác ?
Hs :Vì tình nghĩa thực sự.
? Từ ba tình huống đã tìm hiểu em có cảm nhận như thế nào về Vũ Nương ?
Gv nêu dẫn chứng qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc mất “Một tấm thân ... phụ mẹ” SGK 44 -> là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng.
? Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương đã cư xử ra sao ?
Hs trình bày.
? Theo em, cái chết của Vũ Nương có bị xem là dại dột hay không? vì sao ? em đánh giá như thế nào về hành động trẫm mình của nàng?
Hs: Không. Bởi trong xã hội xưa phụ nữ sống rất phụ thuộc, chỉ quanh quẩn lo cho chồng con, gia đình chồng. Đối với phụ nữ chồng con và danh tiết là điều thiêng liêng nhất. Vũ Nương bị đẩy đến bước đường cùng .Nàng đã mất tất cả và phải chấp nhận số phận sau khi mọi cố gắng không thành. Nàng lựa chọn cái chết để bảo toàn danh dự => Bi kịch tâm hồn.
? Qua trên em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương?
Gv : Vũ Nương là một phụ nữ xinh đẹp, thùy mị, nết na, hiền thục, đảm đang tháo vát, rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng sống trong xã hội phong kiến bất công, nàng lại phải chết oan uổng.
? Từ nhân vật Vũ Nương em cảm nhận được điều gì về bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến và thái độ của tác giả ?
Hs : Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ..
? Nếu là Vũ Nương em sẻ làm gì trước sự việc như vậy ?
Hs nêu ý kiến, Gv nhận xét ,bổ sung.
? Em hãy giới thiệu vài nét về nhân vật Trương Sinh ?
Hs : + Con nhà giàu, thất học.
+ Lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu.
+ Có tính đa nghi
+ Hết chiến tranh trở về với nỗi mất mát lớn.
? Tình huống bất ngờ nào dẫn tới việc Trương Sinh nghi ngờ vợ ? Nhận xét về cách xây dựng tình huống đó ?
Hs : Lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ (Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có 2 người cha. Khi bị hỏi nó nói thêm “người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Thông tin ngày một gay cấn như đổ thêm dầu vào lửa, với Trương Sinh lại càng đáng ngờ hơn).
? Trương Sinh đã xử sự như thế nào khi nghe đứa trẻ nói ? Cách giải quyết đó có đúng không ? Theo em nên xử sự ra sao ?
Hs : + Không bình tĩnh phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan.
+ Nút thắt truyện ngày một chặt, kịch tính ngày một cao. Trương Sinh trở thành kẻ vũ phu, thô bạo dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Gv : Trương Sinh dựa vào cái thế của một người con nhà giàu có, có quyền lực cộng với cái thế của người đàn ông trong XHPK để xử sự với vợ mình khiến vợ phải tìm đến cái chết.
? Đến đây, chúng ta đã hiểu đâu là nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương. Theo em, cái chết của đó đã nói lên điều gì ?
Gv: Truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” kết thúc thằng bé chỉ chiếc bóng trên tường, Trương Sinh tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ. Kết thúc như vậy có hậu nhưng Nguyễn Dữ vẫn thêm vào đoạn kết đem lại cho TP sức hấp dẫn và những giá trị mới.
? Những yếu tố kỳ ảo được Nguyễn Dữ đưa vào ?
+ Phan Lang nằm mộng thả rùa, lạc vào động Linh Phi gặp Vũ Nương.
+ Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan lung linh huyền ảo ...
? Đây là yếu tố hoang đường không thể thiếu trong truyện truyền kỳ nhưng Nguyễn Dữ khiến người đọc thấy rất thực và gần gũi. Vì sao ?
Hs :+ Kết hợp với yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật, sự kiện, những trang phục của mĩ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương khi nàng mất.
? Ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo này ?
Hs :+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương dù ở thế giới khác nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà. Dù không còn là người trần gian nàng vẫn khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên kết thúc có hậu cho truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng : người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.
? Cách kết thúc có hậu đó có giảm đi tính bi kịch của truyện không ? Bài học giáo dục ở đây là gì ?
Hs : + Vũ Nương trở về trong uy nghi rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, khi ẩn khi hiện -> đàn giải oan chỉ chút an ủi cho người bạc phận chứ không làm sống lại tình xưa, hạnh phúc thực sự không còn nữa. Sự ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công, người phụ nữ không có hạnh phúc. =>Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
+ Ân hận vì lỗi lầm cần rút ra bài học cách cư xử ...
? Em thử hình dung tâm trạng của Trương Sinh khi đã hiểu ra sự thật ?
Hs : Hối hận đau khổ vì tất cả chỉ là một trò đùa
II. Đọc- hiểu văn bản :
1.Nhân vật Vũ Nương
- Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
- Lấy chồng: Hiếu thuận, giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải bất hoà.
- Tiễn chồng đi lính :
+ Không mong vinh hiển, chỉ mong bình an trở về.
+ Cảm thông những vất vả, gian lao của chồng...
- Xa chồng :
+ Thủy chung, yêu chồng tha thiết, luôn nhớ mong chồng.
+ Chăm sóc mẹ chồng ân cần, dịu dàng, chân thành như với mẹ đẻ.
+ Chu đáo, tận tình và rất mực thương con
-> Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp - tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
- Bị chồng nghi oan :
+ Phân trần để chồng hiểu tấm lòng mình -> khẳng định lòng chung thủy, cầu xin chồng đừng nghi oan.
+ Đau đớn, thất vọng vì bị đối xử bất công, vì hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn nổi -> tìm đến cái chết.
=> đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự.
=> Là người phụ nữ đức hạnh, nhưng có số phận bi kịch.
=> Tố cáo xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ bất hạnh
2. Nhân vật Trương Sinh
- Thất học, con nhà hào phú.
- Có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá mức.
- Nghe lời nói ngây thơ của đứa trẻ -> lòng ghen tuông bị kích động.
- Hồ đồ, độc đoán, bỏ ngoài tai lời phân trần của vợ -> Vũ Nương phải tìm đến cái chết oan nghiệt.
=> Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK bất công
3.Yếu tố kì ảo trong truyện
- Vũ Nương không chết -> gặp Phan Lang -> Phan Lang trở về nói chuyện.
- Trương Sinh lập đàn giải oan ->Vũ Nương trở về từ biệt rồi trở lại thủy cung.
-> Kết thúc có hậu => Ước mơ về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho người tốt.
Đọc, khai thác thông tin, hợp tác, giao tiếp, phân tích, bình luận, cảm nhận và đánh giá, liên hệ thực tế
Hoạt động 3. 5’
? Câu chuyện đề cập đến những vấn đề gì? Thái độ của tác giả với vấn đề này ?
Hs: Thân phận người phụ nữ trong XHPK...
? Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong xã hội ngày nay ?
Hs: Bình đẳng, được tự do phát triển.
Gv: giáo dục Hs về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN.
? Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện ?
Hs :-Nghệ thuật đặc sắc với những tình tiết hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố hiện thực và huyền ảo, đối thoại tự bạch của nhân vật, kết hợp yếu tố tự sự trữ tình với miêu tả nhân vật ...
-> Tác phẩm được xem là áng thiên cổ kì bút. ( bút lạ ngàn xưa)
- Hs đọc ghi nhớ / SGK
III. Tổng kết:
1. Nội dung.
Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
2. Nghệ thuật.
- Khai thác vốn văn học dân gian .
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Khắc hoạ rõ nét diễn biến tâm lý nhân vật.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Đan xen giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
- Cách dẫn dắt sắp xếp tình huống hợp lí -> tăng tính bi kịch.
Khái quát, tổng hợp, cảm nhận và đánh giá
4. Câu hỏi / bài tập kiểm tra đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 9giao an tuan 1 den 6_12416553.doc