Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

Tập làm văn: LUYỆN TẬP: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Kiến thức.

- Nắm được cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (Cái quạt, cái bút, cái kéo ).

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 2. Kĩ năng.

- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dung cụ thể.

- Lập dàn ý chi tiết và viết phận mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dung.

 3. Thái độ.

- Thể hiện cảm xúc khi thuyết minh về một sự vật hiện tượng nào đó trong đời sống.

4. Năng lực được hình thành:

4.1.Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm, hoạt động cặp đôi.

+ Năng lực tư duy và sáng tạo khi nghe câu hỏi, giải quyết vấn đề.

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trả lời. - HS thảo luận và trả lời - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ: Trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của” Lê Anh Trà. 2. Đọc: 3. Thể loại - Văn bản nhật dụng. - Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 4. Bố cục - Phần 1: Từ đầu “rất hiện đại”: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại - Phần 2: tiếp ... “hạ tắm ao”: Những nét đẹp trong lối sống của HCM. - Phần 3: còn lại: ý nghĩa phong cách HCM II. Đọc-hiểu văn bản. 1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy truân chuyên, Người tiếp xúc với văn hoá nhiều nước. + Ghé lại nhiều hải cảng + Thăm các nước Á Phi + Sống dài ngày ở Anh, Pháp. - Cách tiếp thu: + Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng. + Làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu - Vốn tri thức: + Rộng: từ văn hoá phương Đông đến văn hoá phương Tây. + Sâu: uyên thâm. - Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CNTB. - Trên nền tảng VH dân tộc tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. - Ảnh hưởng quốc tế nhân văn, văn hoá dân tộc à con người HCM (rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại). - Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận; diễn đạt tinh tế giàu sức thuyết phục. 4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài : Phong cách Hồ Chí Minh (t.2). V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần :01 Ngày soạn: 5/09/2017 Tiết: 03 Ngày dạy: 7/09/2017 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức. - Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong giao tiếp. 3. Thái độ: - Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: + Năng lực đọc và viết khi đọc ví dụ và trình bày vở tập. + Năng lực giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm, hoạt động cặp đôi. + Năng lực tư duy và sáng tạo khi nghe câu hỏi, giải quyết vấn đề. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Nâng cao năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với bài. - Năng lực tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp hằng ngày, sử dụng chính xác các phương châm hội thoại trong từng tình huống cụ thể. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Ôn lại bài Hội thoại (Tuần 27, 28 – NV8). - Tìm hiểu thuật ngữ "phương châm". - Đọc, tìm hiểu bài: Phương châm hội thoại; tập kể các câu chuyện cười. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh. 3. Bài mới. - H: Khi tham gia hội thoại, người hội thoại cần chú ý điều gì? (Xác định đúng vai xã hội, lượt lời trong hội thoại). - GV: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt dộng 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng. @ Gọi đoạn đối thoại trong sgk. @ Bơi nghĩa là gì ? @ Khi An hỏi học bơi ở đâu ý muốn hỏi điều gì? @ Ba trả lời câu hỏi của An là ở dưới nước, câu trả lời đã mang đầy đủ nội dung ý nghĩa mà An muốn hỏi chưa? @ Qua đoạn thoại trên, em rút ra nhận xét gì về giao tiếp? @ Yêu cầu HS kể lại truyện cười Lợn cưới, áo mới. @ Tại sao câu chuyện lại gây cười? @ Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào? @ Lưu ý trường hợp lợn cưới có nơ đỏ. @ Như vậy, theo em cần tuân thủ điều gì trong giao tiếp? @ Qua hai ví dụ tìm hiểu trên, em hãy rút ra bài học chung khi giao tiếp? @ Gọi HS đọc ghi nhớ sgk. Hoạt dộng 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất. @ Họi HS đọc mẫu truyện cười trong sgk. @ Truyện cười phê phán điều gì? @ Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì? @ Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? @ Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không? @ Em rút ra nhận xét gì trong giao tiếp? @ Vậy muốn thông báo những điều này cho người khác, ta cần nói như thế nào? @ Qua các trường hợp mà chúng ta vừa tìm hiểu, theo em, cần tránh thêm điều gì trong giao tiếp? @ Gọi HS đọc ghi nhớ sgk. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1, sgk/10: @ Yêu cầu HS đứng tại chỗ làm bài tập 1. Bài 2, sgk/10: @ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2. Bài 3, sgk/11: @ Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời. Bài 4, sgk/11: @ Gọi HS giơ tay phát biểu. Bài 5, sgk/11: @ Gọi HS trả lời nhanh. @ Đọc đoạn đối thoại. @ Trả lời: Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. @ Trả lời: An muốn hỏi về địa điểm học bơi cụ thể nào đó. @ Trả lời: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa chỉ cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển,... @ Trả lời: Khi nói, câu nói phải mang nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những điều mà giao tiếp đòi hỏi. @ Kể lại truyện cười. @ Trả lời: Truyện gây cười ở chỗ các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. @ Trả lời: - Có thể hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? - Có thể trả lời: (Nãy giờ), tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả. @ Theo dõi. @ Trả lời: Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. @ Trả lời dựa theo ghi nhớ. @ Đọc ghi nhớ. @ Đọc truyện cười. @ Trả lời: Phê phán tính nói khoác. @ Trả lời: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật; không nói khoác. @ Trả lời: Không nên thông báo với các bạn trong trường hợp này. @ Trả lời: Không được trả lời như vậy. @ Trả lời: Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. Không nói những gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng. @ Trả lời: Nếu cần nói thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác của điều đó chưa được kiểm chứng. Chẳng hạn nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì không nên nói Thưa thầy, bạn ấy bị ốm mà phải nói rằng: Thưa thầy, hình như bạn ấy bị ốm hoặc có thể Thưa thầy, em nghĩ là bạn ấy bị ốm. @ Trả lời dựa theo ghi nhớ. @ Đọc ghi nhớ Bài 1: a. Thừa cụm từ nuôi ở nhà bởi vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b. Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa. Bài 2: a. ... nói có sách, mách có chứng. b. ... nói dối c. ... nói mò d. ... nói nhăng nói cuội e. ... nói trạng Bài 3: Với câu hỏi Rồi có nuôi được không? người nói không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa) Bài 4: a) Tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng. b) Việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói. Bài 5: - ăn đơm nói đặt: Vu khống bịa đặt. - Ăn ốc nói mò: Nói vu vơ không có bằng chứng. - Ăn không nói có: vu cáo bịa đặt. - Cãi chày cãi cối: ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng. - Khua môi múa mép: ba hoa khoác lác. - Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng nhảm nhí. - Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc lừa đảo. Các thành ngữ trên đều chỉ ra hiện tượng vi phạm phương châm về chất, phương châm về lượng. I. Phương châm về lượng: Ghi nhớ 1: SGK. II. Phương châm về chất: Ghi nhớ 2: SGK. II. Luyện tập : 4. Củng cố:H. Khi tham gia hội thoại, giao tiếp cần chú ý điều gì để đạt mục đích giao tiếp? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm kĩ đặc điểm phương châm về lượng, phương châm về chất; hoàn thành các bài tập; chú ý vận dụng vào thực tế giao tiếp. - Ôn tập lại văn bản thuyết minh, đặc điểm, phương pháp thuyết minh. - Đọc, tìm hiểu bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. Tuần: 1 Ngày soạn: 5/9/2017 Tiết: 04 Ngày dạy: 7/9/2017 Tập làm văn: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. - Nắm được vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật trong các văn bản thuyết minh. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh 3. Thái độ: - Thể hiện cảm xúc khi thuyết minh về một sự vật hiện tượng nào đó trong đời sống. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: + Năng lực đọc và viết khi đọc đoạn văn và chép bài. + Năng lực giao tiếp, hợp tác khi hoạt động nhóm, tổ. + Năng lực tư duy và sáng tạo khi nghe câu hỏi, giải quyết vấn đề. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Nâng cao năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với bài. - Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng một bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật theo hai hình thức nói và viết. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Ôn lại khái niệm văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh. (Tuần 11- tiết 44; tuần 12- tiết 47 / NV8) Đọc, tìm hiểu bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề... IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kết hợp trong phần ôn tập văn bản thuyết minh. 3. Bài mới. Ở chương trình lớp 8, các em đã được tìm hiểu về văn bản thuyết minh. Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập văn bản thuyết minh. @ Văn bản thuyết minh là gì? @ Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì? @ Như vậy văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì? @ Có các phương pháp thuyết minh nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. @ Gọi HS đọc văn bản ở sgk. @ Bài văn đã thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? @ Văn bản có cung cấp tri thức về đối tượng không? @ Trong văn bản tác giả có sử dụng biện pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không? @ Vậy vấn đề Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được thuyết minh bằng cách nào? @ Nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Tác giả đã hiểu kì lạ này là gì? @ Em hãy gạch chân câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long? @ Để thuyết minh sự kì lạ của Hạ Long, tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào? @ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó là gì? @ Từ đó em có thể cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? @ Gọi HS đọc ghi nhớ. @ Cho HS xem đoạn băng về Hạ Long để thấy sự cần thiết của các biện pháp nghệ thuật nhằm khắc hoạ được vẻ đẹp của Hạ Long. Hoạt dộng 2: Hướng dẫn luyện tập. - Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2. - Giao nhiệm vụ: Tổ 1, 2 làm bài tập 1. Tổ 3, 4 làm bài tập 2. - Học sinh trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét và bổ sung. Bài 1, sgk/13: @ Gọi HS đọc văn bản. @ Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? @ Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? @ Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Bài 2, sgk/15: @ Gọi HS đọc đoạn văn. @ Nhận xét của em về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh? @ Trả lời dựa trên kiến thức cũ đã được học ở lớp 8. @ Trả lời: Loại văn bản thông dụng, phổ biến. @ Trả lời: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu. @ Trả lời: Có 6 phương pháp thuyết minh thông dụng: định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, số liệu, phân loại, so sánh. @ Đọc văn bản. @ Trả lời: Thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long. @ Trả lời: Văn bản có cung cấp tri thức về đối tượng. @ Trả lời: Không sử dụng. @ Trả lời: Bài văn đã được tác giả thuyết minh bằng cách tưởng tượng, liên tưởng .. . @ Trả lời: Phương pháp đó chỉ nêu lên được sự to lớn nhưng chưa cho thấy được sự kì ảo Sự kì lạ của Hạ Long là ở sự kết hợp của nhiều yếu tố mà chỉ miêu tả bằng liệt kê một cách thông thường thì sẽ không nhìn thấy được. @ Xác định, trả lời: Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. @ Trả lời: - Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc. - Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa đến lạ lùng,... @ Trả lời: Nhân hóa, tưởng tượng, liên tưởng. Giới thiệu được sự kì lạ của Hạ Long “cái vẫn được gọi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống” @ Trả lời dựa trên ghi nhớ. @ Đọc ghi nhớ. @ Theo dõi. @ Đọc văn bản. @ Trả lời: a. Có thể xem văn bản này là một truyện vui có tính chất thuyết minh hay một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. Nhưng mặt khác, hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc. - Các phương pháp thuyết minh + Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. + Phân loại: các loại ruồi. + Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi. + Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính... @ Trả lời: b. Đặc biệt: truyện vui, cho các loài vật đóng vai người... Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, có tình tiết. @ Trả lời: c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức. @ Đọc đoạn văn. @ Trả lời : Đây là đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 1. Ôn tập văn bản thuyết minh. 2. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Ghi nhớ: sgk/13 II. Luyện tập: 4. Củng cố. - Từ các bài tập, từ hiểu biết thực tế, em thấy đối tượng thuyết minh nào cần phải kết hợp một số biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm được các sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. (GV định hướng). - Chuẩn bị cho tiết luyện tập: thuyết minh cái quạt (tổ 1, 2) thuyết minh cây bút (tổ 3, 4); lập dàn ý vào bảng phụ. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần:1 Ngày soạn: 07/09/2016 Tiết: 05 Ngày dạy: 09/09/2016 Tập làm văn: LUYỆN TẬP: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức. - Nắm được cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (Cái quạt, cái bút, cái kéo). - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dung cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết và viết phận mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dung. 3. Thái độ. - Thể hiện cảm xúc khi thuyết minh về một sự vật hiện tượng nào đó trong đời sống. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm, hoạt động cặp đôi. + Năng lực tư duy và sáng tạo khi nghe câu hỏi, giải quyết vấn đề. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật theo yêu cầu của đề bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Thuyết minh về một cái kéo, cái quạt, cây bút hoặc cái nón, chuẩn bị bài ở nhà. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề... IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - H: Thế nào là văn bản thuyết minh? - H: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn cần vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 3. Bài mới: Hôm nay, các em sẽ cùng luyện tập đưa các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh theo nội dung đã được chuẩn bị từ tiết trước. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 2: Luyện tập. - Gọi HS đọc đề bài. - GV nêu yêu cầu. + Về nội dung, hình thức + Lập dàn ý chi tiết + Viết mở bài. - Trình bày thảo luận. - Gọi HS trình bày dàn ý. - Nêu dự kiến cách sử dụng, biện pháp NT trong bài thuyết minh. - GV góp ý, bổ sung - Gọi HS đọc đoạn MB. -Gv đánh giá cho điểm chú ý cách sử dụng biện pháp NT ntn, đạt hiệu quả ra sao. - GV có thể đọc bài văn mẫu. - Y/c 1 HS đã chuẩn bị lên trình bày dàn ý. - H: Nêu cách sử dụng biện pháp NT trong bài văn thuyết minh về chiếc bút? - Gọi HS trình bày đoạn TB hoặc MB. - HS khác nhận xét bổ sung sửa chữa, chú ý cách sử dụng biện pháp NT có đạt hiệu quả ntn? - GV có thể đọc một bài văn mẫu nếu còn thời gian. - HS đọc đề bài. - Gọi HS trình bày dàn ý. - HS nhận xét - HS đọc. - Các HS khác lắng nghe, thảo luận, nhận xét, bổ sung sửa chữa dàn ý và phần mở bài. - HS trình bày dàn ý. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS trình bày - HS khác nhận xét bổ sung sửa chữa,. Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón. I. Chuẩn bị ở nhà: II. Trình bày thảo luận: *Thuyết minh về chiếc nón: 1. Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón. 2. Thân bài: a. Lịch sử chiếc nón b. Cấu tạo chiếc nón c. Quy trình làm nón d. Giá trị kinh tế văn hoá nghệ thuật của chiếc nón 3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. * Đoạn mở bài. - Là người VN ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc. Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa... Chị ta đội chiếc nón trắng đi chợ, chèo đò... Em ta đội chiếc nón trắng đi học... Bạn ta đội chiếc nón trắng bước ra sân khấu... Chiếc nón trắng thân thiết gần gũi là thế nhưng có khi nào đó bạn tự hỏi chiếc nón trắng ra đời từ bao giờ? Nó được làm ra ntn và giá trị kinh tế văn hoá nghệ thuật của nó ra sao *Thuyết minh về cái bút: 1. MB: Giới thiệu chung về cái bút 2. TB: a. Cấu tạo bút. b. Các loại bút. c. Công dụng bút. d. Bảo quản sử dụng bút. 3. KB: Cảm nghĩ chung về cái bút. 4. Củng cố: - H. Văn bản thuyết minh là gì? - H. Tác dụng của việc đưa các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh? 5. Hướng dẫn về nhà: - Xem kĩ lại kiến thức văn thuyết minh. - Về nhà tập vận dung cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. - Chuẩn bị bài : “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. V. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 1 Ngày soạn: 03/09/2017 Tiết: 02 Ngày dạy: 05/09/2017 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T.2) (Lê Anh Trà) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức. - Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3. Thái độ: - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực chung như sau: + Năng lực đọc và viết thông qua việc đọc hiểu ngữ liệu và trình bày văn bản. + Năng lực giao tiếp, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi. + Năng lực tư duy và sáng tạo trong quá trình tiếp thu câu hỏi, ví dụ để giải quyết vấn đề. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Nâng cao năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với bài học để giải mã, nắm bắt các thông tin và giá trị của bài học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh, bài viết về cách sống, làm việc, sinh hoạt của Bác; một vài quan điểm,tư tưởng. 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu văn bản; Tìm đọc và kể được một mẩu chuyện về cách sống, làm việc, sinh hoạt của Bác; một vài tranh ảnh minh họa III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề.. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. - H: Em hãy cho biết phần 1 văn bản nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của HCM? (Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài) - Gọi HS đọc tiếp phần 2. - H: Phần 2 văn bản nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác? (Khi Người đã là chủ tịch nước) GV: Nói đến phong cách là nói đến nét riêng có tính nhất quán trong lối sống trong cách làm việc của con người. -H: Vậy với HCM thì sao? - H: Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào? (Nơi ở, làm việc; trang phục; ăn uống) - H: Nơi ở, làm việc của Bác được giới thiệu ntn? Nó có đúng với những gì em cảm nhận được khi xem phóng sự hay đọc những mẩu chuyện về Bác hoặc quan sát được khi đến thăm nhà Bác? - HS thảo luận - Nơi ở như căn nhà của bất kỳ người dân bình thường nào, cạnh ao như cảnh quê... - H: Trang phục của Bác được giới thiệu ntn, cảm nhận của em? - GV: áo trấn thủ, dép lốp là trang phục của bộ đội những ngày đầu KCCP. Đôi dép ra đời 1947 được chế tạo từ 1 chiếc lốp xe ô tô quân sự của Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Khi hành quân, lúc tiếp khách trong nước, khách quốc tế Bác vẫn đi đôi dép ấy gần 20 năm. Cũng đôi ba lần các đồng chí cảnh vệ “xin” Bác đổi dép nhưng Bác bảo vẫn còn đi được. Mua đôi dép chẳng đáng là bao nhiêu nhưng khi chưa cần thiết cũng không nên, ta phải tiết kiệm vì đất nước còn nghèo, quả đúng như 1 nhà thơ đã ca ngợi : Vẫn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian. - H: Thức ăn của Bác gồm những món nào? Em đánh giá ntn về bữa ăn của Bác? - GV: ở Việt Bắc mỗi chiến sĩ một bữa được 1 bát cơm lưng lửng còn toàn ngô, khoai, sắn. Bác yếu nhưng cũng chỉ ăn như anh em trừ có thêm một bát nước cơm bồi dưỡng. - H: Em có hình dung như thế nào về cuộc sống các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác cùng thời kỳ? (Nơi ở sang trọng bề thế, trang phục đắt tiền, ăn uống cao sang) - GDKNS: Với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, HCM có quyền hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt không? - H: Qua những điều tìm hiểu em có cảm nhận gì về lối sống của Bác? - H: Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT1.doc
Tài liệu liên quan