Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam. Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dụng và nghệ thuật của những tác phẩm tiểu biểu

 2. Kĩ năng: - Qua kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.

 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài kiểm tra.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Đề bài, đáp án, thang điểm.

 2. Học sinh: - Ôn tập những kiến thức cơ bản.

III. Phương pháp: : Làm bài 1 tiết.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười lính cách mạng những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tình đồng chí có ý nghĩa như thế nào đối với họ? - HS thảo luận (chú ý 10 câu tiếp theo). - HS trình bày kết quả. - H: "Mặc kệ" có phải là bỏ mặc, vô tình, vô trách nhiệm không? (1 quyết tâm dứt áo ra đi...). - H: Quan sát đặc điểm cấu trúc các câu thơ, có gì đặc biệt? Có tác dụng gì trong việc diễn đạt, thể hiện tình cảm đồng chí? - H: Tình đồng chí có ý nghĩa như thế nào đối với người lính? - Gọi HS đọc 3 câu cuối. - H: Những câu thơ giúp em hiểu thêm điều gì về người lính, về tình đồng chí? - H: kĩ thuật trình bày 1 phút: Hình ảnh "đầu súng..." là hình ảnh thực hay ảo? Hình dung hoàn cảnh ấy và cảm nhận vẻ đẹp của người lính trong đêm trăng gác giặc? - GV liên hệ giáo dục. *Hoạt động 3: Tổng kết: - H: Qua bài thơ giúp em hiểu được gì về người lính cách mạng những năm đầu chống Pháp? về tình đồng chí, đồng đội của họ? - HS đọc ghi nhớ sgk. *Hoạt động 4: Luyện tập. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS thảo luận, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ SGK. - HS thực hiện. I. Đọc – Hiểu khái quát 1.Tác giả - Tác phẩm: a. Tác giả: Chính Hữu. b. Tác phẩm. - Viết năm 1948. Trích trong tập thơ Đầu súng trăng treo. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. (Sgk) 3. Bố cục: II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Những cơ sở của tình đồng chí. - Cùng hoàn cảnh xuất thân: những vùng quê nghèo (Thái Bình: nước mặn...; vùng trung du...). - Cùng tham gia cách mạng, cùng nhiệm vụ chiến đấu "súng..." -> 1 lý tưởng, mục đích. - Coi nhau là tri kỉ -> thân thiết, hiểu, chia sẻ... ==> "Đồng chí" là một tình cảm gắn bó, keo sơn và thiêng liêng. ==> Ngôn ngữ, hình ảnh thơ chân thực, giản dị như chính vẻ đẹp mộc mạc của người lính -> thể hiện tình đồng chí rất sâu sắc. 2. Ý nghĩa của tình đồng chí đối với người lính. - Cảm thông, chia sẻ những nỗi nhớ, niềm thương riêng tư của nhau (ruộng nương...) -> Cùng lặng lẽ hy sinh. - Cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn về vật chất (áo, quần, chân,...), bệnh tật (...cơn ớn lạnh...). - Truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh đồng đội. => Những câu thơ sóng đôi, cặp từ, vế câu sóng đôi góp phần thể hiện sự gắn bó giữa những người lính. -> tình đồng đội là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. 3. Vẻ đẹp người lính. - "Đêm nay... chờ giặc tới" -> khẳng định tinh thần đồng đội và sự sẵn sàng chờ giặc. - "Đầu súng trăng treo" -> hình ảnh vừa thực, vừa lãng mạn, gợi hình, gợi cảm – người lính sẵn sàng đánh giặc nhưng cũng rất đẹp thơ mộng dưới trăng rừng. => một vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ–thi sĩ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Nội dung: - Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. - Ghi nhớ Sgk III. Luyện tập - HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ . 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ; - Theo em trong cuộc sống xây dựng đất nước hôm nay có cần tình đồng chí, đồng đội không? Vì sao? 5. Hướng dẫn tự học: - Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu phần ghi nhớ . - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích 3 ý chính, Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn cuối của bài thơ “Đồng chí” - Chuẩn bị văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Chú ý: So sánh sự giống và khác nhau giữa bài “Đồng chí” và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. V. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 11 Ngày soạn: 5/11/2017 Tiết 47 Ngày dạy: 7/11/2017 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng kính yêu các anh bộ đội, lòng yêu nước. - Tích hợp MT. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu và cảm được vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ của người lính lái xe trẻ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Ôn lại 5 phương châm hội thoại; tìm hiểu bài: Các phương châm hội thoại (tt). III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ "Đồng chí" – bài thơ đã thể hiện hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ những năm đầu kháng chiến như thế nào? (Đẹp bình dị, mộc mạc nhưng bất khuất kiên cường, sống trong tình đồng đội ấm áp, thiêng liêng). 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: - Theo em, người lính cách mạng thời chống Mĩ có gì khác với người lính cách mạng thời chống Pháp không? Vì sao? - GV chốt ý, vào bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản - GV cho HS quan sát chân dung tác giả. - H: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Phạm Tiến Duật? Em còn biết những sáng tác nào của Phạm Tiến Duật? - H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV giới thiệu thêm lời tâm sự của nhà thơ. - GV hướng dẫn đọc: giọng vui, khỏe khoắn, dứt khoát, chú ý nhịp thơ tự do linh hoạt. - GV + HS đọc. - GVnhấn mạnh một số chú thích - H: Tên bài thơ có gì đặc biệt không? (Nhấn mạnh: đây là 1 bài thơ về tiểu đội...). - Đọc những câu thơ kể, tả về chiếc xe. - H: Em có nhận xét gì về cách kể, tả những chiếc xe? - H: Nhà thơ giải thích như thế nào về những chiếc xe này? - H: *GDMT: Qua đó giúp em hình dung như thế nào về hiện thực chiến tranh? - H: Những chiếc xe không có gì lạ - sự độc đáo là ở hình ảnh nào? Qua đó em thấy nhà thơ có sự đóng góp như thế nào? - GV chuyển ý. - GV sử dụng kĩ thuật động não. HS thảo luận nhóm. - Nhóm 1: Người lính lái xe ra trận trong tư thế như thế nào? Tác giả sử dụng từ loại gì để gợi tả tư thế đó? Tác dụng? - Nhóm 2: (THMT) Tìm những chi tiết nói lên hiện thực của người lính khi lái xe không kính chạy trên đường? Thái độ của họ trước hiện thực ấy ra sao? Thể hiện bản chất gì của những người lính? - Nhóm 3: Tình cảm của những người lính trong khó khăn gian khổ được thể hiện qua những chi tiết nào? Em nhận xét gì về họ? - Nhóm 4: Điều gì đã tạo nên sức chiến đấu kì lạ của những người lính? Mục đích chiến đấu của những người lính là gì? - HS thảo luận ghi kết quả ra bảng phụ. - Các nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét kết quả của các nhóm, diễn giảng thêm vấn đề, bình, liên hệ và giáo dục cho HS. - H: Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ, giọng điệu thơ? Góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn. - H: Giữa người lính thời chống Mỹ và chống Pháp có điểm gì giống và khác nhau? - H: Thế hệ trẻ ngày nay thì sao? - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và thống nhất . *Hoạt động 3: Tổng kết - H:"Tiểu đội xe không kính", "những chiến sĩ lái xe" thực sự là 1 "bài thơ" không? Vì sao? - H: Bài thơ giúp em khẳng định phong cách sáng tác của nhà thơ như thế nào?- HS đọc ghi nhớ sgk. *Hoạt động 4: Luyện tập - H: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài để làm rõ những ấn tượng của người lính lái xe không kính trên đường ra trận? - GV nhận xét. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ. - HS thảo luận, trả lời. I. Đọc hiểu khái quát: 1. Tác giả: Phạm Tiến Duật. 2. Tác phẩm: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". (1969) Trích Vầng trăng quầng lửa. 3. Đọc, tìm hiểu chú thích. II. Đọc – hiểu chi tiết 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính. - "không có kính", "không có đèn", "không có mui" -> miêu tả thực, khách quan những chiếc xe không còn toàn vẹn, bị hư hỏng. - "Bom giật, bom rung..." -> hiện thực chiến tranh ác liệt. - "Những chiếc xe... thành tiểu đội" -> hình ảnh độc đáo. => Sự nhạy cảm, sáng tạo của nhà thơ tạo nên 1 hình ảnh thơ mới, độc đáo trong thơ ca cách mạng 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe. *Tư thế: Ung dung, nhìn thẳng: dùng từ tượng hình → hiên ngang, tự tin, biến khó khăn thành thoải mái, tự nhiên * Thái độ: - có bụi → chưa cần rửa. - ướt áo → chưa cần thay → Bất chấp khó khăn nguy hiểm thể hiện nét hồn nhiên, ngang tàng đậm chất lính. * Tình cảm: - Nhìn nhaucười ha ha - Bắt tay ... vỡ rồi - Chung bát đũa. → Hồn nhiên, sôi nổi, trẻ trung, lạc quan vượt qua mọi gian khổ. * Mục đích: - Vì miền Nam, vì sự thống nhất của đất nước tạo nên sức mạnh cho những người lính. → Giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm. => Tình đồng đội, tình yêu nước tạo cho họ một sức chiến đấu kì lạ vì sự thống nhất của nước nhà. III. Tổng kết: - Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ mà nổi bật vẫn là vẻ đẹp của người lính lái xe trẻ. - Khai thác chất liệu thực, sinh động của cuộc sống chiến trường, ngôn ngữ giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn. - Ghi nhớ sgk. IV. Luyện tập: 4. Củng cố: * HS làm BTTN trên bảng phụ: 1. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành trong thời kì nào? a. Chống Pháp. b. Sau chống Mĩ. c. Chống Mĩ. d. Cả a, b và c đều sai. 2. Hình ảnh nào sau đây là tiêu biểu nhất về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ? a. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. b. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. d. Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. *Đáp án: Câu 1 – c: 2 – d *Sơ đồ tư duy: 5. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. Về ôn tập toàn bộ phần văn học trung đại (Thời gian ra đời của các tác phẩm, nội dung và nghệ thuật, cảm nhận của mình về tác phẩm, phân tích một đoạn thơ ...), chuẩn bị kiểm tra văn học trung đại. V. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 11 Ngày soạn: 7/11/2017 Tiết 48 Ngày KT: 9/11/2017 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam. Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dụng và nghệ thuật của những tác phẩm tiểu biểu 2. Kĩ năng: - Qua kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đề bài, đáp án, thang điểm. 2. Học sinh: - Ôn tập những kiến thức cơ bản. III. Phương pháp: : Làm bài 1 tiết. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng. * Hoạt động 2: HS làm bài - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. Kiểm tra bài trước khi nộp. * Hoạt động 3: Thu bài: 4. Củng cố: - Hết giờ, GV tiến hành thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn tự học: - HS về nhà xem lại bài học đối chiếu với bài làm xem có đúng không nếu không đúng phải học lại ngay. Soạn trước bài: “Tổng kết từ vựng”. V. Rút kinh nghiệm: *Ma trận: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức độ cao Cộng TN TL TN TL TL - Các tác phẩm VHTĐ Biết được tên tác giả của các tác phẩm. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% - Chị em Thúy Kiều - HS chép được các câu thơ theo yêu cầu - Hiểu được dụng ý của tác giả dùng vẻ đẹp của Thuý Vân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nêu được vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều Số câu Số điểm Tỉ lệ 0,5 1 10% 1 0.5 5% 0,5 1 10% - Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích được tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 5 50% - Hoàng Lê nhất thống chí - Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0.5 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 0,5 1 10% 2 1 10% 0,5 1 10% 1 5 50% 5 10 100% ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3điểm) Câu 1. Sắp xếp tên tác giả đúng với tác phẩm của họ. Tác giả Tác phẩm a. Nguyễn Du 1. Lục Vân Tiên b. Nguyễn Dữ 2. Hoàng Lê nhất thống chí c. Ngô gia văn phái 3. Truyện Kiều d. Phạm Đình Hổ 4. Vũ trung tuỳ bút e. Nguyễn Đình Chiểu Câu 2. Trong truyện Kiều, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước Thuý Kiều vì: A.Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính B. Vì Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều C. Vì tác giả muốn làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thuý Kiều D. Vì tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân Câu 3. Chi tiết nào nói lên vua Quang Trung là người hành động xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết? A. Phủ dụ lính tại Nghệ An. B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. C. Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An. D. Tính kế ngoại giao sau chiến thắng. II. Tự luận: (7điểm) Câu 1. (2 điểm): Chép lại theo trí nhớ của em những câu thơ miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du. Qua những câu thơ đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của họ? Câu 2. (5 điểm): Phân tích 14 câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du” để thấy rõ hoàn cảnh, tâm trạng của Kiều. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (3điểm): Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,5 điểm Câu 1. a – 3; c – 2; d – 4; e – 1 Câu 2. C Câu 3. D II. Tự luận: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - HS chép đúng 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. - Nhận xét về vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều: thanh cao, duyên dáng, trong sáng,... (2 điểm) 1 đ 1 đ Câu 2 * Yêu cầu: - Hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, bố cục ba phần hợp lí. - Thể loại: phân tích - Nội dung: * Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình; độc thoại nội tâm * Nội dung: + Hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi tội nghiệp, tấm lòng vị tha của Kiều + Tâm trạng nhớ Kim Trọng. + Nhớ và lo lắng cho cha mẹ. (5 điểm) * Biểu điểm: + 5đ: Bài viết đúng thể loại, đúng nội dung, hình thức, không sai chính tả, diễn đạt tốt, có sự sáng tạo của cá nhân. + 3 - 4đ: Bài viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, hình thức, sai chính tả không quá 8 lỗi, diễn đạt chưa được logic, không có sự sáng tạo + 1 - 2đ: Bài viết chưa bám sát yêu cầu của đề, nội dung sơ sài, lủng củng, trình bày cẩu thả, sai chính tả nhiều, Tuần: 11 Ngày soạn: 7/11/2017 Tiết : 49 Ngày dạy: 9/11/2017 TIẾNG VIỆT: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. * GDKNS: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt. - Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản sử dụng từ vựng chuẩn mực, thành thạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. - Kiến thức GV kiểm tra kết hợp luôn khi nhắc khái niệm và làm bài tập. 3.Bài mới: GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 2: - GDKNS: Có mấy cách phát triển từ vựng? - Gọi HS lên hình thành sơ đồ và trình bày. - Tổ chức 2 nhóm – thi tìm ví dụ minh họa từ chuyển nghĩa; ghép từ có sẵn). H: Từ mượn là gì? Vì sao phải mượn từ? H: Mượn những ngôn ngữ nào? Mượn tiếng nước nào là nhều nhất? - Cho1 số ví dụ về từ Hán Việt (hoặc thơ...). - Cho HS đọc mục 2. - Tổ 1 trình bày nhận định- lớp nhận xét, bổ sung - kết luận. -Gọi HS đọc BT 3–Nêu ý kiến của mình. - H: Từ Hán Việt là gì ? - GV Cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 2 để làm. H: Phân biệt thuật ngữ - biệt ngữ xã hội. H: - GDKNS: Thảo luận nhóm: Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay? - H: Làm thế nào để hiểu đúng ý 1 thuật ngữ? - H: Giải thích thuật ngữ có phải là 1 cách trau dồi vốn từ hay không? H: Có những cách trau dồi vốn từ nào? H: Có những cách trau dồi vốn từ nào? - Tổ 3 trình bày bài tập 2 – lớp nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc bài tập 3 – bảng phụ tổ 4. H: Phát hiện lỗi dùng từ - sai gì? Sửa như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc-suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt 1. Các cách. Phát triển từ vựng PT nghĩa PT số lượng của từ ngữ từ ngữ Thêm Chuyển Tạo Mượn nghĩa nghĩa từ từ nước mới mới ngoài Ghép từ Ghép từ có sẵn theo mô hình Ví dụ: + Thêm nghĩa mới: dưa chuột, con chuột đồng; con chuột điện tử... + Ghép từ có sẵn: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu... II. Từ mượn: 1. Khái niệm: từ vay mượn của ngôn ngữ khác khi tiếng Việt chưa có từ thích hợp biểu thị -> phát triển vốn từ. 2. a. Mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu vốn từ ->qui luật. b. Sai. c. Đúng – tiếng Việt vay mượn... để đáp ứng nhu cầu giao tiếp. d. Sai – vì nhu cầu giao tiếp phát triển không ngừng. 3. - Săm, lốp, ga, phanh -> từ mượn được Việt hóa hoàn toàn. - A-xít, ra-đi-ô,... -> chưa được Việt hóa- khó phát âm hơn. III. Từ Hán Việt 1. Khái niệm 2. Bài tập: 2. a. Sai -> Từ Hán Việt chiếm 1 tỉ lệ lớn (60% vốn từ tiếng Việt; trong đó có từ Hán Việt cổ từ thế kỉ VIII; từ Hán Việt; từ gốc Hán hiện đại như xì-dầu, lẩu, mì chính). b. Đúng. c, d. Sai. IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 1. Khái niệm: a. Thuật ngữ: Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, dùng trong văn bản khoa học... VD: ba-dơ, nhiệt độ, số thập phân... b. Biệt ngữ xã hội: Từ ngữ dùng riêng cho 1 tầng lớp xã hội, 1 nhóm người... VD: phao, cớm, lúa, gậy, đào,... 2. Xã hội càng hiện đại, khoa học công nghệ phát triển -> nhu cầu giao tiếp, nhận thức nâng cao => rất cần thuật ngữ. V. Trau dồi vốn từ 1. Các cách trau dồi vốn từ: - Rèn luyện nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. - Rèn luyện để biết thêm những từ mới. 2. Giải thích nghĩa của từ. - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành. - Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh trang của hàng hóa nước ngoài trên thị trường của nước mình. - Dự thảo: văn bản chỉ mới dự kiến, phác thảo, cần đưa ra hội nghị, cuộc họp... để thông qua. - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của 1 nhà nước ở nước ngoài, do 1 đại sứ đặc mệnh tòan quyền đứng đầu. - Hậu duệ: con cháu của những người đã chết. - Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói. - Môi sinh: môi trường sống của sinh vật. 3. a. Béo bổ (sức khỏe) -> béo bở (dễ mang lại nhiều lợi nhuận). b. Đạm bạc -> tệ bạc (không nhớ gì ơn nghĩa, tình nghĩa...). c. Tấp nập -> tới tấp (liên tiếp, dồn dập...) 4. Củng cố: Việc trau dồi vốn từ có quan trọng với HS không? Vì sao? - Sử dụng tốt từ ngữ tiếng Việt có góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không? - GV hệ thống lại bài học. 5. Hướng dẫn tự học: Tìm hiểu bài nghị luận trong văn bản tự sự. - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết “Nghị luận trong văn bản tự sự” . V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 11 Ngày soạn: 15/11/2017 Tiết : 50 Ngày dạy: 17/11/2017 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự. - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thương con người, có cách nhìn đời tốt. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận một cách hợp lý, chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng nh thế nào? 3. Bài mới: - Đã tìm hiểu văn bản tự sự kết hợp với những yếu tố nào? (biểu cảm, miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm). Vai trò của những yếu tố ấy trong văn bản tự sự (kể rõ, sinh động, cụ thể hơn). - H: Thế nào là văn nghị luận? Những yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận là gì? (Luận đề, luận cương, luận chứng). - GV chôt ý, vào bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 2 - HS đọc hai đoạn trích - GV giao nhiệm vụ thảo luận. Tổ 1, 2 đoạn văn (a); tổ 3, 4 đoạn văn (b). - GV chuẩn bị nội dung thảo luận trong phiếu. 1. Đoạn trích kể lại việc gì? 2. Để làm rõ sự việc, người viết đưa ra những ý nào? (miêu tả, biểu cảm, kể hành động, lí lẽ, dẫn chứng) – Tác dụng của yếu tố ấy khi kể chuyện. 3. Các ý nghị luận thường dùng kiểu câu gì? Từ ngữ nào để diễn đạt? - HS thảo luận ghi vào bảng phụ - lên thuyết trình - cho nhận xét, bổ sung. H: Qua 2 ví dụ, em thấy trong văn bản tự sự, yếu tố nghị luận thường thể hiện qua hình thức nào? (đối thoại, độc thoại => làm rõ nét, phán đoán, đánh giá...). H: Để thể hiện tính nghị luận, người ta thường dùng những kiểu câu nào? Từ ngữ nào? - HS đọc ghi nhớ sgk. *Hoạt động 3: Luyện tập. - GV Cho HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập - HS làm bài tập - H: Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều Hoạn Thư lập luận: - Đưa ra lời khẳng định: Ghen tuông là sự thường tình của phụ nữ, chồng chung không chiều được ai. - Kể lại hai lần tha cho Kiều, không truy lùng khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Trước sau Hoạn Thư vẫn kính yêu và khâm phục Kiều. - Bây giờ Hoạn Thư trông vào lượng trời bể của Kiều đối với lỗi lầm của mụ ta. => Lập luận trên dẫn đến Kiều phải tha cho Hoạn Thư - HS thảo luận, trình bày. - GV nhận xét.  - HS đọc. - HS thảo luận, trả lời-nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 1. Ví dụ. a. Đoạn trích từ truyện "Lão Hạc": - Nội dung: kể việc ông giáo tự thuyết phục mình: vợ mình không ác -> ông buồn mà không giận. - Những câu m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT10.doc
Tài liệu liên quan