Văn bản: ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: - GD sống ân tình thủy chung với quá khứ, truyền thống uống nư¬ớc nhớ nguồn của dân tộc.
*THMT: Liªn hÖ m«i trêng vµ t×nh c¶m.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng niu -> bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp...).
- Đọc 5 câu thơ tiếp – và trao đổi thảo luận.
- H: Từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm nào về bà? Hình ảnh nào đến bây giờ vẫn ám ảnh anh mà mỗi lần nhớ, anh vẫn xúc động? Theo em vì sao?
(Tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945, có mối lo giặc tàn phá xóm làng, mẹ cha đi công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan)
(Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa “hun nhoèn mắt cháucòn caybà nhen”-> bếp lửa như tình bà ấm áp, chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang, đùm bọc của bà: bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học)
- Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi thêm liên tưởng khác: sự xuất hiện của tiếng chim tu hú. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè như giục giã, khắc khoải 1 điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
- Gọi HS lên bảng (bám vào các câu thơ – bảng phụ) thuyết trình.
- H: Từ những dòng hồi tưởng những kỉ niệm ấy giúp em hiểu tâm trạng của nhà thơ khi nhớ về bà như thế nào? Qua đó hãy nhận xét về hình ảnh người bà của nhà thơ
- Gọi HS đọc từ: "Lận đận đời bà... bếp lửa".
- H: Điệp từ "nhóm" trong từng câu thơ có ý nghĩa giống nhau không? (bếp lửa => ngọn lửa).
- Từ kỉ niệm hồi tưởng, người cháu suy ngẫm về cđời bà. h/a bà luôn gắn với h/a bếp lửa, ngọn lửa -> bà là người nhóm lửa, giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình.
- Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Cháu đã trưởng thành, chắp cánh bay xa nhưng vẫn ko quên ngọn lửa của bà, tấm lòng của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm DT mình “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa..”
- H: Người bà có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của cháu?
- H: Hình ảnh bếp lửa được nhắc (10 lần) gần như thường xuyên suốt bài thơ – "Bếp lửa" có ý nghĩa như thế nào? Vì sao nhà thơ lại khẳng định "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!".
- Bếp lửa là tình bà tình bà ấm nóng, là bàn tay bà chăm chút, gắn với những khó khăn gian khổ đời bà.
- Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người. Vì vậy, nhà thơ đã cảm nhận được trong h/a bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng “Ôi kì lạ..
- Bếp lửa được bà nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà-ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin. Vì vậy, từ bếp lửa nhà thơ đã gợi đến ngọn lửa
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- H: Bài thơ thật sự cảm động – những nét nghệ thuật nào được thể hiện thành công trong bài thơ ?(hình ảnh thơ, cách kể, tả)
- *Kĩ thuật trình bày một phút: H: Qua bài thơ em có thể nhận ra được tình cảm của bà đối với cháu, tình cảm của cháu đối với bà như thế nào? Tình cảm ấy còn gắn với tình cảm nào khác?
- H: Những kỉ niệm của tuổi thơ có ý nghĩa như thế nào đối với sự trưởng thành của nhà thơ ?
*Hoạt động 4: Luyện tập.
Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HSthảo luận, trả lời.
I. Đọc – Hiểu khái quát:
1. Tác giả - Tác phẩm:
- Tác giả: tên Nguyễn Việt Bằng, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ.
- Tác phẩm: "Bếp lửa" viết 1963 khi nhà thơ đang du học ở Liên Xô.
2. Đọc-chú thích:
3. Bố cục: 2 phần.
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1. Những hồi tưởng về bà, tình cảm bà cháu.
- Nhớ "Bếp lửa chờn vờn..." "bếp lửa ấp iu" .
-> từ láy gợi hình, thể hiện hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa => đồng thời gắn bó với người bà; người nhóm lửa, thương bà 1 đời khó nhọc.
- Nhớ "lên bốn tuổi... còn cay" -> 1 thời thơ ấu nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn (những năm đầu kháng chiến...).-> thành nỗi ám ảnh ("khói hun nhoèn...").
- Nhớ "tám năm ròng cháu ở cùng bà..." -> những việc làm, sự yêu thương, đùm bọc dạy bảo của bà.
- Nhớ "tiếng chim tu hú..." -> tách ra khỏi hồi tưởng, trò chuyện trực tiếp với bà -> càng nhớ bà da diết.
- Nhớ "giặc đốt làng..." -> hình dung rõ giọng nói, lời dặn của bà -> người bà giàu đức hy sinh, yêu nước.
==> Kể kết hợp biểu cảm nghị luận -> thể hiện sự gắn bó sâu sắc với bà – với bếp lửa, tác giả rất yêu thương, kính trọng và biết ơn bà – người bà giàu tình thương và đức hy sinh.
2. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:
- Người nhóm bếp lửa hàng ngày, giữ ngọn lửa ấm áp cho gia đình và trong lòng cháu –> tình bà cháu, tình cảm gia đình.
Bà
- Bà nhen nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui chia sẻ, niềm tin trẻ thơ -> cơ sở để cháu trưởng thành (bà là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp).
- Gắn bó với người bà, với cuộc đời vất vả, hy sinh của bà.
Bếp lửa
- Tượng trưng cho ngọn lửa – tình bà nồng ấm (1 ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn...).
- Là 1 phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu, là sợi dây của tình yêu gia đình, quê hương, đất nước (chẳng bao giờ ...)
==> Chi tiết thơ có giá trị biểu tượng.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật: hình ảnh thơ vừa thực vừa mang tính biểu tượng; kết hợp khá tự nhiên, hợp lý giữa tự sự, biểu cảm, nghị luận (suy ngẫm), thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng (miên man).
- Nội dung: Bài thơ không chỉ ca ngợi tình bà cháu thật sâu sắc, xúc động mà còn giúp ta nhận ra triết lí: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là cơ sở của tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: - Nếu thay tên bài thơ là: Tình bà cháu, kí ức tuổi thơ hoặc nhớ bà... em thấy có được không? Vì sao? - Đọc diễn cảm lại bài thơ.
*HS làm BTTN trên bảng phụ.
1. Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác vào thời điểm nào?
a. Viết tại Hà Nội, thời chống Mĩ. b. Viết tại chiến trường thời chống Mĩ.
c. Viết vào năm 1963 khi còn là sinh viên đang học tại nước ngoài.
2. Bài thơ được viết bằng thể thơ gì?
a. Thơ tự do c. Thơ thất ngôn.
b. Chủ yếu là thơ 8 chữ. d. Thơ lục bát.
3. Giọng thơ như thế nào?
a. Dịu buồn. b. Man mác nhớ thương. c. Thiết tha, bồi hồi.
* Đáp án: Câu 1 – c; 2 – b; 3 – c; 4 – d.
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bài thơ – phân tích được tình cảm bà cháu, hình ảnh người bà, ý nghĩa của hình ảnh "bếp lửa"; làm bài tập viết đoạn văn.
- Chuẩn bị phần đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12 Ngày soạn: 22/11/2017
Tiết: 57 Ngày dạy : 24/11/2017
(Hướng dẫn đọc thêm)
Văn bản: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc ra thiết tha, triều mến.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát ru của bà mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Cảm nhận được tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. Yếu tố mượt mà trữ tình của khúc hát ru.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài.
III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: H: - Em hãy đọc thuộc 8 câu thơ đầu trong bài thơ “Bếp lửa” và cho biết tình cảm của Bằng Việt đối với bà như thế nào?
- Em hãy đọc thuộc 10 câu tiếp theo và cho biết Bằng Việt đã nghĩ về bà và quê hương như thế nào ?
- Em hãy đọc thuộc tiếp phần còn lại và cho biết em có suy nghĩ gì về bà của tác giả ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NÔI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản:
- HS tham khảo sgk
- GV hướng dẫn đọc: chú ý thể thơ 8 chữ -> đọc đúng nhịp, giọng tha thiết ngọt ngào; những đoạn điệp khúc ngắt nhịp 4/4 đều đặn.
- GV + HS đọc- GV nhận xét cách đọc của HS
- H: Nêu thể loại bài thơ ?
- H: Nhận xét về cấu trúc, bố cục bài thơ có gì đặc biệt? Có tác dụng gì?
- H: Nhan đề của bài thơ có điều gì đặc biệt? (Nó đem lại cho người đọc cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lùng)
- H: Những công việc cụ thể của mẹ ở đây là gì?
- H: Tính chất của công việc đó như thế nào? Mẹ làm tất cả những công việc đó để làm gì?
- H: Hình ảnh nào luôn bên mẹ trong mọi công việc? Qua đó em cảm nhận gì về tấm lòng của mẹ?
- GV bình, chuyển ý.
- H: Điểm giống và khác nhau trong mỗi lời ru là gì?
- H: Lời ru – công việc có quan hệ với nhau như thế nào?
- H: Hình ảnh nào chứng tỏ con là nguồn sống của mẹ?
- H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng?
- H: Tác giả đã gởi gắm điều gì qua những khúc ru?
*Hoạt động 3: Tổng kết.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 4: Luyện tập:
- H: Cảm nhận của em về những người mẹ trong bài thơ ?
- HS đọc.
- HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS thảo luận, trình bày.
I. Đọc – hiểu khái quát:
1. Tác giả - tác phẩm:
a. Tác giả: thuộc lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, hoạt động ở chiến trường Thừa Thiên Huế.
b. Tác phẩm: (SGK)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
- Kay: con: danh từ chung
- Cu Tai: Bé trai tên là Tai
3. Thể loại: Thơ trữ tình, thể 8 tiếng, vần chân, liền, cách (mang tính chất của một bài hát ru con.)
4. Bố cục: gồm 3 khúc hát ru: mỗi khúc có 2 khổ, bắt đầu bằng: 2 câu ru của nhà thơ; kể, tả về mẹ; lời ru trực tiếp của người mẹ.
==> Cách lặp đi lặp lại cấu trúc tạo âm điệu dìu dặt, êm đềm phù hợp hát ru -> qua đó người mẹ gởi gắm tâm tư, tình cảm tha thiết trìu mến đối với con.
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
- Giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán,
→ Tinh thần say mê lao động, góp công sức vào cuộc kháng chiến và niềm tin vào sự thắng lợi của Cách mạng.
=> Tình yêu thương con: thương con, đồng nghĩa với thương bộ đội, nhân dân và đất nước.
2. Những khúc ru và khát vọng của người mẹ.
- Lời hát gắn với ước mong con khôn lớn, khỏe mạnh.
- Mỗi lời ru – một ước nguyện gắn liền với công việc.
- Điệp ngữ → con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi, thiêng liêng.
=> Tình yêu quê hương, đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước.
III. Tổng kết :
- Ghi nhớ sgk.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
5. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị “Ánh trăng”.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12 Ngày soạn: 21/11/2017
Tiết: 58 Ngày dạy : 23/11/2017
Văn bản: ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: - GD sống ân tình thủy chung với quá khứ, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
*THMT: Liªn hÖ m«i trêng vµ t×nh c¶m.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được vẻ đẹp của những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Và vẻ đẹp ngôn từ đặc sắc của bài thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài.
III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong đoạn thơ?
- Đáp án:
+ HS đọc thuộc lòng đoạn trích, không sai sót (5đ)
+ Người mẹ làm việc vất vả nhưng rất yêu thương con, tình yêu thương con gắn liền với tình yêu thương bộ đội, buôn làng, đất nước...(3đ).
3. Bài mới: *GV giới thiệu: Vầng trăng là hình ảnh quen thuộc nhất đối với chúng ta, đã có biết bao thi sĩ viết về vầng trăng như: Lý Bạch, Hồ Chí Minh, Hàn Mạc Tử,và Nguyễn Duy cũng là một trong những nhà thơ viết về ánh trăng. Tuy nhiên vầng trăng trong thơ Nguyễn Duy có điều gì đặc biệt? Có phải đơn thuần chỉ là một cảnh đẹp trong thiên nhiên hay không? Để thấy được điều đó hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NÔI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản.
- GV cho HS quan sát chân dung tác giả.
- H: Em biết gì về nhà thơ Nguyễn Duy?
- H: Bài thơ ánh trăng được sáng tác vào thời điểm nào?
- GV nhận xét và khái quát lại những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- GV hướng dẫn đọc:
+ 3 khổ đầu: giọng kể bình thường.
+ Khổ 4: giọng đột ngột cất cao, ngỡ ngàng.
+ 2 khổ cuối: giọng tha thiết, trầm lắng.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- HS tìm hiểu phần chú thích trong sgk.
- H: Thể loại của bài thơ là gì?
- H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?
- GV yêu cầu lớp nhận xét và kết luận. GV chuyển ý.
- HS đọc lại 3 khổ thơ đầu – Thảo luận:
- H: Mối quan hệ giữa nhà thơ với vầng trăng trong quá khứ (Tổ 1, 2), trong hiện tại như thế nào? Vì sao?( Tổ 3,4).
- THMT: Như vậy, con người trong mối quan hệ tri kỉ với vầng trăng thì có ảnh hưởng gì không? (con người trở nên đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng,)
- H: Tìm dẫn chứng từ các tác phẩm đã học để thấy được trong quá khứ chiến tranh, trăng với người là tri kỉ?
- H: Vì sao lại có sự thay đổi trong quan hệ của con người với vầng trăng? Qua đây nhà thơ muốn đề cập về vấn đề gì?
- Gọi HS lên thuyết trình ( dựa vào VB).
H: + Tình huống nào khiến cho nhà thơ nhận ra điều này?
H: + Thái độ, cảm xúc của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng?
- GV bình: gợi nhớ... những nơi anh đi qua, những nơi anh từng sống... đồng đội anh ở lại...
- H: Trong nỗi nhớ da diết ấy nhà thơ đã suy ngẫm điều gì? Khổ thơ nào thể hiện – phân tích từng chi tiết làm rõ.
- HS thảo luận câu hỏi trên => thuyết trình (kết hợp văn bản).
- H: Hình ảnh vầng trăng được xây dựng với những lớp nghĩa nào? Từ câu chuyện của mình có phải nhà thơ chỉ muốn tự nhắc nhở mình không? Vì sao?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- H: Giọng điệu bài thơ, kết cấu (bố cục) bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề và sức truyền cảm của tác phẩm?
-H: Liên hệ với hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh, bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và mọi người?
(Nhớ lại, tự vấn mình, nối hiện tại với quá khứ và để con người tự hoàn thiện mình Cái giật mình của sự ăn năn tự trách, tự thấy phải đổi thay cách sống. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên, quá khứ. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là quá khứ trường tồn và vĩnh hằng.)
- Gọi hs đọc ghi nhớ/ SGK.
*Hoạt động 4:
- Bài tập 2 trang 157 sgk.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
- HS quan sát.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS thảo luận, trình bày.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
I. Đọc – Hiểu khái quát:
1.Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả: tên Nguyễn Duy Nhuệ; là 1 nhà thơ – 1 chiến sĩ, là gương mặt tiêu biểu lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Bài thơ "Ánh trăng" viết 1978, khi nhà thơ vào công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.Đọc, tìm hiểu chú thích:
- Buyn-đinh: tòa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại.
3. Thể loại, bố cục:
- Thể loại: Thơ 5 tiếng, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Bố cục: 3 phần.
+ 3 khổ đầu: kể quan hệ giữa người và trăng.
+ Khổ 4: tình huống gặp lại vầng trăng.
+ 2 khổ cuối: cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ.
=> Như 1 câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận (suy ngẫm).
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1.Hình ảnh vầng trăng. (Trong quan hệ với con người.)
- Trong quá khứ: hồi nhỏ (tuổi thơ), hồi chiến tranh (người lính), cuộc sống hồn nhiên, gian khổ (trần trụi... như cây cỏ) => trăng với người là tri kỉ, gắn bó nghĩa tình.
- Trong hiện tại: hồi về thành phố "ánh điện của gương..." -> cuộc sống đầy đủ tiện nghi, người coi trăng là "người dưng" – không quan tâm, không cần.
==> Hoàn cảnh sống thay đổi người ta dễ quên đi quá khứ (quá khứ gian khổ, nhọc nhằn) quên đi tình nghĩa.
- Tình huống: "Thình lình... tắt" – "đột ngột vầng trăng tròn" => đánh thức bao kỉ niệm, bồi hồi, "rưng rưng", nhớ da diết quá khứ bình dị, thiêng liêng.
2. Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng.
- Vầng trăng -> là quá khứ, là nghĩa tình.
- "Trăng cứ tròn..." -> sự tròn trĩnh nguyên vẹn tình nghĩa thủy chung của thiên nhiên.
- "Ánh trăng im phăng phắc" -> sự nghiêm khắc nhắc nhở con người.
==> Hình ảnh vừa thực, vừa biểu tượng, vừa cụ thể vừa khái quát như 1 lời thủ thỉ tâm sự để nhắc mình, nhắc mọi người sống theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật: với bố cục như 1 câu chuyện nhưng kết hợp giọng điệu thay đổi phù hợp tự nhiên, hình ảnh thơ bình dị nhưng giàu sức biểu cảm, biểu tượng, tạo nên tính chân thực, truyền cảm sâu sắc.
- Nội dung: (Ghi nhớ/ SGK).
IV. Luyện tâp:
4. Củng cố. Hãy phát biểu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ. (Hiểu được gì về nội dung, nghệ thuật; suy nghĩ gì về bản thân, đất nước...).
*HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ: Chọn đáp án đúng.
1. Bài thơ Ánh trăng đã để lại trong tâm hồn người đọc những bài học thấm thía nào về đạo lí?
a. Ân nghĩa, thủy chung. b. Bao dung, độ lượng.
c. Không được vô ơn, thay lòng đổi dạ. d. Cả a, b và c.
2. Giọng thơ trong bài Ánh trăng là:
a. Nhẹ nhàng, bồi hồi, bâng khuâng.b. Sôi nổi.
c. Trách móc. d. Trầm, buồn.
3. Có người cho rằng: Vầng trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy vừa là một hình ảnh ẩn dụ vừa là một biểu tượng đầy chất thơ. Đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai.
*Đáp án: Câu 1 – d; câu 2 – a; câu 3 – a.
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng – Ghi lại những suy nghĩ thành 1 đoạn văn.
- Ôn tập lại các kiến thức từ vựng – vận dụng chuẩn bị các bài tập luyện tập tổng hợp (tổng kết từ vựng).
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12 Ngày soạn: 21/11/2017
Tiết: 59 Ngày dạy : 23/11/2017
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ vựng đúng nghĩa.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được ý nghĩa của các từ trong bài tập đã cho, trường từ vựng.
II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên:sgk,giáo án,hệ thống hóa kiến thức tổng hợp.
2 Học sinh: sgk,vở ghi,chuẩn bị ôn luyện.
III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề
IV Hoạt động dạy học.
1 Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
- Bài mới.
* Giới thiệu bài (1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS ôn luyện về từ vựng tiếp. ( 40 )p
- Nghĩa của từ gật đầu, gật gù ntn?
- Từ ngữ nào hợp với nghĩa biểu đạt?
- Yêu cầu HS đọc (đoạn trích) truyện cười.
- Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ?
- Các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào có nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
- Tìm các từ cùng trường từ vựng?
- Hãy phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ trên?
- Yêu cầu đọc đoạn trích.
- Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào?
- Lấy 5 VD về những sự vật hiện tượng theo đặc điểm riêng?
- Yêu cầu đọc truyện cười.
- Truyện cười phê phán điều gì?
Giải nghĩa
Bổ xung
Nhận xét
Đọc
Nhận xét
Đọc
Trả lời
Tìm-Trình bày
Phân tích
Đọc
Trả lời
Lấy VD
Đọc
Trả lời
1. Bài tập 1:
So sánh 2 dị bản của câu ca dao.
- Gật đầu: Cúi xuống rồi ngẩng lên nhanh (thường dùng để chào hỏi hoặc tỏ sự đồng ý)
- Gật gù: Gật nhẹ nhiều lần (tỏ sự đồng tình, tán thưởng)
-> Gật gù thích hợp hơn -> Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ.
2. Bài tập 2:
- Người vợ không hiểu nghĩa: Chỉ có một chân sút cách nói này chỉ cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
3. Bài tập 3:
- Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ)
đầu (ẩn dụ)
4. Bài tập 4:
Trường từ vựng:
- Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Chỉ lửa và sự vật, hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
=> Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và nhiều người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người làm anh say đắm, ngất ngây (có thể cháy thành tro) và lan toả ra cả không gian, làm không gian biến sắc -> tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5. Bài tập 5:
- Các sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn theo một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
VD: Cà tím, chim lợn, dưa chuột, cá kiếm, chè móc câu, cá mực
6. Bài tập 6:
- Phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài của một số người.
3 Củng cố: (3 )p
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
4 Dặn dò: (1 )p
- Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 13 Ngày soạn: 26/11/2017
Tiết: 60 Ngày dạy : 28/11/2017
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết được:
- Đoạn văn tự sự.
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ: Nghiêm túc luyện tập, rèn luyện.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
II . Chuẩn bị:
1 Giáo viên:sgk,giáo án,hệ thống hóa kiến thức tổng hợp.
2 Học sinh:sgk,vở ghi,chuẩn bị ô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T12.doc