KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng dùng đúng Tiếng Việt khi giao tiếp cho HS.
3. Thái độ:- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức tự giác, tập trung trong khi làm bài.
4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, NL giải quyết vấn đề;
5. Năng lực chuyên biệt: NL tư duy, NL tạo lập văn bản,
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình thành ma trận, ra đề và đáp án.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức tiếng Việt đã học và ôn tập.
19 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược ngà" được viết trong hoàn cảnh nào?
- HS trình bày.
- GV nhấn mạnh những ý chính về tác giả, tác phẩm
- GV hướng dẫn đọc: chú ý thể hiện được thái độ ông Sáu khi gặp con; giọng bé Thu.
- GV + HS đọc.
- HS Tóm tắt nội dung phần trích.
- GV tóm tắt thêm phần đầu, cuối.
- H: Đoạn trích đã tạo ra mấy tình huống? Đó là những tình huống nào? Mục đích của những tình huống đó là gì?
- HS thảo luận trả lời.
- GV kết luận.
- GV giới thiệu đôi nét về gia đình ông Sáu.
- H: Phân tích thái độ, tình cảm của Thu khi gặp ông Sáu và nhất là khi nghe gọi tên. Vì sao Thu lại có thái độ ấy?
- H: Trong 2 ngày tiếp theo, thái độ, tình cảm của Thu đối với ông Sáu có thay đổi không? Diễn biến như thế nào khi ông Sáu cố gắng gần gũi, chăm sóc?
- H: Em có nhận xét gì về tính cách của bé Thu? có đáng trách không? Vì sao?
*Kĩ thuật động não:
- H: Có thể nói hành động của Thu chứng tỏ Thu rất yêu quí người cha của mình không? Vì sao?
- H: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật trẻ em có phù hợp không?
- Đọc chú thích, nêu.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS Tóm tắt nội dung .
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang, là nhà văn quân đội, trưởng thành từ trong hai cuộc kháng chiến.
- Năm 1954 bắt đầu viết văn, ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
b. Tác phẩm: Truyện "Chiếc lược ngà" viết 1966 khi nhà văn hoạt động ở chiến trường Nam Bộ; là 1 trong những truyện ngắn thành công nhất, đây là đoạn trích nằm ở phần giữa truyện.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Tình huống 1: Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha. Đến lúc nhận ra thì ông Sáu phải lên đường → Tình cảm của Thu dành cho ông Sáu.
- Tình huống 2: Ở chiến khu, ông Sáu làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa trao được món quà ấy cho con → Tình cảm của ông Sáu dành cho Thu.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Hình ảnh bé Thu.
a. Trước khi nhận ra ba.
- Nghe gọi tên: giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét lên
-> thấy xa lạ, sợ.
- Bị buộc gọi "ba": gọi trổng, nói trổng.
- Được quan tâm chăm sóc: phản ứng "hất trứng cá"; bị đánh: không khóc, bỏ qua ngoại.
=> Ương ngạnh, cá tính mạnh mẽ.
=> Rất yêu quí người cha (trong tấm ảnh).
4. Củng cố:- GV nhắc lại nội dung bài học.
? Gọi HS tóm tắt lại nội dung phần trích.
5. Dặn dò:- Học bài-Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà (t.2).
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 15 Ngày soạn: 11/12/2016
Tiết : 72 Ngày dạy: 13/12/2016
CHIẾC LƯỢC NGÀ (trích) (T.2)
(Nguyễn Quang Sáng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu năng trong hoàn cảnh éo le của chến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, tiếp nhận VB; NL tự học, NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,...
5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo; Tự quản bản thân (Thực chất là KNS) tự nhận thức tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh; Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ;...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, hình ảnh minh họa.
2. Học sinh: Đọc, tóm tắt nội dung phần trích; Tìm hiểu tác giả Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác truyện "Chiếc lược ngà"; Tìm hiểu văn bản theo hướng dẫn SGK.
III. Phương pháp: - Vấn - đáp, giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản.
- HS đọc lại đoạn: Buổi sáng trước khi...
- H: Bé Thu có sự thay đổi thái độ như thế nào?
- H: Qua những biểu hiện ấy, em hiểu tâm trạng của bé Thu lúc ấy ra sao?
- H: Theo em cách lý giải nguyên nhân của việc thay đổi thái độ, tình cảm của bé Thu có hợp lý không? Từ đó nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trẻ em của nhà văn.
- Nhà văn đã xây dựng được 1 tình uống truyện bất ngờ, gây xúc động mạnh mẽ... trước tình cảm của 1 em bé...
* Tìm hiểu tình cảm của ông Sáu: tình cảm của ông Sáu được nhà văn miêu tả ở hai thời điểm khác nhau (về thăm nhà và ở khu căn cứ)
- H: Khi bị bé Thu cự tuyệt, tâm trạng ông Sáu như thế nào?
- H: Quan sát lại đoạn cha con ông Sáu nhận ra nhau. Theo em lúc ấy tâm trạng của ông Sáu ra sao?
- H: Ông đã mang theo niềm hạnh phúc ấy vào chiến trường. Những việc làm, thái độ nào thể hiện tình thương con của ông Sáu?
- H: Em có nhận xét gì về tình cha con của ông Sáu?
* Thảo luận nhóm: ? Ý nghĩa nhan đề “Chiếc lược ngà”.
- H: Qua câu chuyện, giúp em hiểu thêm gì về người lính cách mạng trong những năm kháng chiến.
*Hoạt động 3: Tổng kết
- H: Nhận xét nghệ thuật kể chuyện (chọn ngôi kể) xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật?)
- H: Đoạn trích giúp em có thể hiểu, khẳng định gì về tình cha con, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 4: Luyện tập
- Cảm nghĩ của em về tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh?
.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận.
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà.
* Trước khi nhận ông Sáu là cha:
* Khi nhận ra cha:.
- Thay đổi thái độ và hành động đột ngột.
- Nó cất tiếng gọi “ba”, “ôm chặt cổ”; “hôn ba nó cùng khắp”
-> Tình yêu thương cha sâu sắc và mãnh liệt.
=> Tạo tình huống bất ngờ tự nhiên. Miêu tả tâm lý trẻ tinh tế chính xác.
2. Tình cảm cha con ở ông Sáu.
- Trong chuyến về phép: Buồn, đau khổ, hụt hẫng khi con không nhận mình là cha.
- Hạnh phúc khi con nhận mình là cha.
- Những ngày quay lại chiến khu:
+ Nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Dồn hết tâm trí, công sức vào làm cây lược tặng con gái.
- Giờ phút hi sinh anh còn kịp gửi lại kỉ vật cho con.
==>Tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng, bất diệt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Miêu tả tâm lí đặc sắc.
2. Nội dung: Diễn tả sâu sắc tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Ghi nhớ SGK/202
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: - GV hệ thống bài học qua sơ đồ tư duy:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc lại văn bản, nắm được cốt truyện; phân tích được tình cảm cha con của ông Sáu.
- Làm bài luyện tập 2.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập Tiếng Việt (trang 190 – 191).
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 15 Ngày soạn: 13/12/2016
Tiết : 73 Ngày dạy: 15/12/2016
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
(CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI...CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng: - - Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu; NL đọc viết, NL giao tiếp; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,...
5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo; Tự quản bản thân (Thực chất là KNS); NL tạp lập văn bản, ...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:- Đọc kĩ các câu hỏi và bài tập ở SGK để trả lời câu hỏi và làm bài tập, bảng phụ.
III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, kết hợp cho điểm trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Ôn tập
- H: Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
- H: Nêu định nghĩa từng phương châm và cho ví dụ để minh họa?
- HS khác nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm.
- H: Em hãy kể 1 tình huống giao tiếp tuân thủ phương châm quan hệ? 1 tình huống không tuân thủ phương châm quan hệ?
- Lớp nhận xét, gv nhận xét thống nhất và ghi điểm cho hs.
- HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau:
+ H: Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
+ H: Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- Đại diện từng nhóm trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, thống nhất và cho điểm HS.
- H: Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa ?
- HS đọc yêu cầu bài 2 (Chuyển lời đối thoại thành cách dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại )
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs
- HS suy nghĩ, trả lời
- Nhắc lại khái niệm
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS thảo luận, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS đọc- suy nghĩ, trả lời.
I. Các phương châm hội thoại
1. Nội dung của các phương châm hội thoại
2. Kể 1 tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ
Ví dụ: Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh:
- Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
II. Xưng hô trong hội thoại
2.a: Xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
b.Ví dụ: - Bệ hạ (để gọi vua, khi nói với vua, tỏ sự tôn kính)
- Bần tăng (nhà sư nghèo, sự khiêm tốn)
3. Trong giao tiếp, người Việt Nam hết sức chú ý lựa chọn từ xưng hô, bởi vì hệ thống từ xưng hô trong Tiếng Việt hết sức phong phú và linh hoạt.
Ngoài nhóm đại từ nhân xưng, hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ đều có thể chuyển thành từ xưng hô. Cách xưng hô thay đổi tùy theo tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao), mối quan hệ (khinh hay trọng, ngang vai hay không ngang vai...)
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Cách dẫn trực tiếp
Cách dẫn gián tiếp
- Dẫn nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật
- Đặt trong dấu ngoặc kép
- Thuật lại lời hay ý của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp
- Không đặt trong ngoặc kép
2.a: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
2.b: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn
gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi thứ nhât)
chúa công (ngôi thứ hai)
nhà vua (ngôi thứ 3
vua Quang Trung
(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ T/G
bây giờ
bấy giờ
4. Củng cố: - Qua tiết học này các em cần nhớ những gì?
- GV cho hs nhắc lại nội dung chính của tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 9 từ đầu năm đến giờ và phần từ vựng đã được ôn tập. Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 15 Ngày soạn: 13/12/2017
Tiết : 74 Ngày dạy: 15/12/2017
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng dùng đúng Tiếng Việt khi giao tiếp cho HS.
3. Thái độ:- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức tự giác, tập trung trong khi làm bài.
4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, NL giải quyết vấn đề;
5. Năng lực chuyên biệt: NL tư duy, NL tạo lập văn bản,
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình thành ma trận, ra đề và đáp án.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức tiếng Việt đã học và ôn tập.
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Tiến hành kiểm tra
- GV chép đề lên bảng ; HS Tiến hành làm bài.
- GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
4. Củng cố:*Hoạt động 2: - Hết giờ, GV tiến hành thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học ở nhà.- HS về nhà xem lại đề. Chuẩn bị Kiểm tra thơ – truyện hiện đại.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
*Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Các phương châm hội thoại
Nhận biết các phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2 điểm
20%
1
2điểm
20%
Sự phát triển của từ vựng
Hiểu được nghĩa của từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2điểm
20%
1
2điểm
20%
Thuật ngữ
Đặc điểm của thuật ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1điểm
10%
2
1điểm
10%
Các biện pháp tu từ
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ để phân tích thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
5
50
1
5
50
TC: Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
3 điểm
30 %
1
2 điểm
20 %
1
5 điểm
50%
5
10 điểm
100%
*Đề bài
Đề 1:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Các lời thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
1.- Cậu học bơi ở đâu vậy?
- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ con ở đâu.
A. Phương châm quan hệ.
2. Con bò nhà tôi đẻ ra một con chim bồ câu.
B. Phương châm lịch sự.
3. Ông tránh ra cho con cháu đi.
C. Phương châm về lượng.
4. - Bài toán này khó quá phải không cậu?
- Tớ được tám phảy môn văn.
D. Phương châm về chất.
E. Phương châm cách thức
Câu 2: (1 điểm) Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
A. Định nghĩa trên ở bộ môn nào?
a: Vật lí ; b: Toán học ; c: Hóa học ; d: Sinh học
Được dùng trong loại văn bản nào?
a: Văn bản khoa học ; b: Văn bản chính luận
c: Văn bản hành chính ; d: Văn bản nghệ thuật
II. Tự luận (7đ)
Câu 1: (2 điểm) Từ “kiểm kê” được dùng trong câu sau là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
- Trong cuộc họp hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành kiểm kê lại tình hình học tập của lớp.
Câu 2: (5 điểm)Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
Đề 2:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Các lời thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
1. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
A. Phương châm quan hệ.
2. Hôm qua tôi hái được cây nấm to bằng cái ô.
B. Phương châm lịch sự.
3. Chúng mày đâu rồi?
C. Phương châm về lượng.
4. - Cậu ăn cơm chưa?
- Đã 11 giờ rồi.
D. Phương châm về chất.
E. Phương châm cách thức
Câu 2: (1 điểm) Trọng lực là lực hút của trái đất.
A. Định nghĩa trên ở bộ môn nào?
a: Vật lí ; b: Toán học ; c: Hóa học ; d: Sinh học
B. Được dùng trong loại văn bản nào?
a: Văn bản khoa học ; b: Văn bản chính luận
c: Văn bản hành chính ; d: Văn bản nghệ thuật
II. Tự luận (7đ)
Câu 1: (2 điểm) Từ “yếu điểm” được dùng trong câu sau là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
- Chúng ta cần loại bỏ các yếu điểm trong học tập.
Câu 2: (5 điểm)Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu được: (0,5đ )
Câu 1: 1.C; 2. D ; 3. B ; 4. A
Câu 2: A-b; B-a
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Thay từ “kiểm kê” bằng từ “kiểm điểm”
Câu 2: (5 điểm )
- Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các từ láy như: ( nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu) để vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người. Nó vừa gợi vẻ hoang vắng, trơ trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh, đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra
Đề 2:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu được: (0,5đ )
Câu 1: 1.C; 2. D ; 3. B ; 4. A
Câu 2: A-a; B-a
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
- Thay từ “yếu điểm” bằng từ “điểm yếu”
Câu 2: (5 điểm )
- Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các từ láy như: ( nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu) để vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người. Nó vừa gợi vẻ hoang vắng, trơ trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh, đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra
Tuần: 16 Ngày soạn: 02/12/2014
Tiết : 75-76 Ngày dạy: 04/12/2014
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức về các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) để làm bài.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỷ năng thực hành.
- Giáo dục HS biết sáng tạo khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đề bài, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh:
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ kiểm tra.
- GV tiến hành phát đề, theo dõi, nhắc nhở HS làm bài.
- HS làm bài, GV giám sát, thu bài đúng thời gian.
4. Củng cố:
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Soạn văn bản: “ Cố hương” : Đọc và trả lời câu hỏi sgk.
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TL
TL
TNTL
Thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng tám
Nhớ được nội dung trong một số văn bản Thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng tám
Nhớ được nội dung một đoạn thơ trong văn bản thơ VN hiện đại
Hiểu được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật trong một số văn bản Thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng tám
Số câu:10
Sđiểm:3,25
T lệ32,5 %
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 4
Sốđiểm:1
S câu: 1
Sđiểm:1
Số câu:5
Sđ:1,25
Truyện Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/ 1945
Nhớ được nhân vật chính trong một số Truyện Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/ 1945
Hiểu được vẻ đẹp của nhân vật trong văn bản Truyện Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/ 1945
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm
Số câu:4
Sđiểm:6,75
Tlệ:67,5 %
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Sđiểm:0,25
S câu: 2
Sđiểm:0,5
S câu:1
Sđiểm:6
TS câu
TSđiểm
Tỉ lệ
Số câu: 6
Số điểm:2,25
Tỉ lệ:22,5%
Số câu: 7
Số điểm:1,75
Tỉ lệ: 17,5%
Số câu:1
Số điểm:6
Tỉ lệ:60 %
Số câu:14
Sđiểm:10
Tlệ:100%
ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hình tượng người lính được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
A. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc. B. Hoàn cảnh xuất thân.
C. Điều kiện sống thiếu thốn, gian lao. D. Cả 3 ý A, B, C đều đúng.
Câu 2: Nhân vật trữ tình chủ yếu trong bài thơ Đồng chí là ai?
A. Những người nông dân. B. Những người lính.
C. Những người công nhân. D. Những người trí thức.
Câu 3: Hình ảnh sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là:
A. Những người chiến sĩ lái xe dũng cảm
B. Những thiếu thốn vật chất của người lính.
C. Những chiếc xe không có kính.
D. Tội ác của giặc Mĩ.
Câu 4. Nhận định nào nói đúng nhất về vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
A. Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm.
B. Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.
C. Ý chí chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt.
D. Cả 3 ý A, B, C đều đúng.
Câu 5. Dòng nào sau đây không nói lên nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
A. Giọng thơ như lời tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng.
B. Xây dựng được những hình ảnh đẹp, tráng lệ.
C. Âm hưởng khoẻ khoắn sôi nổi như giai điệu của một bài hát
D. Gieo vần ngắt nhịp linh hoạt, vần bằng tạo sự vang xa bay bổng, vần trắc có sức mạnh vang dội.
Câu 6. Câu thơ: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào?
A. Hoán dụ, chơi chữ, so sánh. B. Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
C. Nói quá, nói giảm, nói tránh. D. Hoán dụ, so sánh, nhân hóa.
Câu 7: Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, Trong“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. Hoán dụ và tượng trưng. C . So sánh và nhân hóa.
B. Nhân hóa và tượng trưng. D. So sánh và ẩn dụ.
Câu 8. Nét đặc sắc nghệ thuật trong “ Khúc hát ru nững em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm là:
A. Giọng thơ ngọt ngào, thiết tha trìu mến.
B. Giọng thơ hào hùng âm hưởng mạnh mẽ.
C. Nghệ thuật so sánh đặc sắc.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao.
Câu 9: Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ Tà Ôi trong “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
A. Tha thiết yêu con, buôn làng, quê hương bộ đội.
B. Bền bỉ cần cù trong lao động, trong kháng chiến.
C. Dũng cảm trong chiến đấu và hi sinh quên mình.
D. Khao khát độc lập tự do.
Câu 10. Trong truyện ngắn Làng (Kim Lân), tại sao nhân vật ông Hai lại tỏ ra vui mừng khi nghe tin nhà ông bị giặc đốt?
A. Đó là bằng chứng cho việc làng ông không theo Tây, không làm Việt gian.
B. Nhà ông đã cũ nát.
C. Ông bỏ làng ra đi nên không thiết tha gì đến nhà cửa.
D. Ông muốn làm nhà mới.
Câu 11: Nhân vật chính trong “Làng” của Kim Lân là ai?
A. Vợ ông Hai. B. Ông Hai. C. Người đàn bà tản cư . D. Bà chủ nhà.
Câu 12. Theo em thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên (trong bài Lặng lẽ Sa Pa) là:
A. Công việc nặng nhọc. C. Cuộc sống thiếu thốn.
C. Thời tiết khắc nghiệt. . D. Sự cô đơn vắng vẻ.
Phần 2: Tự luận. ( 7 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm) Hãy ghi lại chính xác nội dung khổ thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận?
Câu 2 ( 6 điểm): Viết bài văn ngắn( từ 25 đến 30 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm. ( 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B.điểm
A
0,25
D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 15- CHIẾC LƯỢC NGÀ-L9.doc