Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung chính của kiểu văn bản Tự sự đã học ở học kì I, lớp 9; thấy được tính chất tích hợp của kiểu văn bản đó với các văn bản đã học; thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung kiểu văn bản Tự sự đã học ở lớp 9.

 2. Kĩ nằng:

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

 2. Học sinh:

 - Vở ghi, vở soạn, SGK.

III. Phương pháp:

- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 25/12/2016 Tiết: 79 Ngày dạy: 27/12/2016 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận ra ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình, sửa chữa và rút kinh nghiệm. 2. Kó naêng: - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác học tập và rèn luyện. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phân loại bài; dàn ý; nhận xét ưu điểm, khuyết điểm. 2. Học sinh: - Xem lại văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm III. Phương pháp: . IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 1: - GV gọi một HS lên bảng trình bày dàn ý. - GV nhận xét, rút ra dàn bài chung. *Hoạt động 2: : Trả bài, nhận xét: - Ưu điểm: + Một số em đã nắm được yêu cầu của đề, bài viết đúng thể loại, đúng yêu cầu. + Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ. + Diễn đạt logic, trong sáng,... + Đã có sự đầu tư vào bài làm. - Tồn tại: + Một số em không làm được bài (HS dân tộc) + Diễn đạt chưa rõ ràng, lan man. + Dùng từ ngữ chưa chính xác, đặt câu không hợp lí. + Trình bày cẩu thả, bẩn, sai lỗi chính tả nhiều. + Chất lượng bài viết chưa cao. - HS dưới lớp làm theo nhóm: + Nhóm 1 - viết mở bài. + Nhóm 2, 3 - viết thân bài. + Nhóm 4 - viết kết bài. - Các nhóm nhận xét, trình bày kết quả thảo luận. - HS khác nhận xét, bổ xung. - HS nghe - sửa bài. Đề ra: Nhân ngày 20 - 11, hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy (cô) giáo cũ. *Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm (kỉ niệm đáng nhớ đó vào năm học lớp mấy, đó là kỉ niệm gì?) - Thân bài: Câu chuyện diễn biến như thế nào (mình đã làm gì, trước khi làm có suy nghĩ gì, khi làm xong rồi tâm trạng của em thế nào? Lớp phản ứng việc làm của em ra sao? Tâm trạng của em lúc ấy như thế nào, em nghĩ thầy hoặc cô sẽ sử lí em như thế nào? Cô hoặc thầy giáo chủ nhiệm đã có thái độ, lời nói và cử chỉ như thế nào?) + Các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận là phải tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và suy nghĩ chân thực, sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò. - Kết bài: Thái độ của em về tình cảm thầy trò qua câu chuyện. 4. Củng cố: Qua bài viết số 2, 3 em rút ra được kinh nghiệm gì khi viết văn bản tự sự? (ngôi kể, lời văn kể, kết hợp..., bố cục). 5. Hướng dẫn về nhà:- Rút kinh nghiệm bài làm, khắc phục những điểm còn tồn tại. Rèn thêm kĩ năng viết văn tự sự; Đọc tham khảo; Chuẩn bị cho bài kiểm tra kì I. - Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Văn - Tiếng Việt. V. Rút kinh nghiệm: .......... .......... .......... Tuần: 17 Ngày soạn:25/12/2016 Tiết : 79 Ngày dạy: 27/12/2016 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết được cách làm bài đủ, đúng ý so với yêu cầu của đề. Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. 2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để viết văn (cách diễn đạt) - Rèn luyện kĩ năng thực hành: viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phân tích cái hay trong việc dùng từ 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh: tính cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- Chấm bài đưa ra đáp án cụ thể. 2. Học sinh: - Nghiên cứu lại đề bài đã làm. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *HĐ 1: Cho hs nhắc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề. ? Đề trắc nghiệm yêu cầu ta làm gì? ? Tự luận câu 2 ta phải làm mấy ý? *HĐ 2: HS nêu đáp án. - GV nêu đáp án. - Giáo viên chốt lại. *HĐ 3: Giáo viên nhận xét những ưu, khuyết điểm bài làm của HS và đưa ra những điều cần chú ý khi viết một đoạn văn. *HĐ 4: Phát bài và HS tự sửa sai bài của mình. - Trả bài cho HS và nhận xét bài làm của HS. - Cho HS đọc câu văn viết lủng củng và dùng từ sai để cả lớp nghe. - GV ghi lại những câu văn măc lỗi của HS để các em theo dõi. - GV nhận xét và thống nhất. - Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề. - HS nêu đáp án trắc nghiệm. - HS nêu đáp án tự luận. - Lớp nhận xét bổ sung. - HS nhận xét bạn sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng và hay hơn? - HS khác nhận xét, bổ sung. A. Đề bài B. Đáp án: C. Nhận xét của GV - Ưu điểm: + Đa số làm đúng yêu cầu của đề. + Đã có sự chuẩn bị bài và đầu tư vào bài làm. + Một số em tiến bộ rõ rệt. - Tồn tại: + Một số em trắc nghiệm còn sai. Phần tự luận làm chưa đầy đủ, nhiều em chỉ gạch ý chưa viết thành văn, có em trình bày chưa sạch đẹp, còn viết sai lỗi chính tả. 4. Củng cố:- Để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao các em cần chú ý những gì ? 5. Hướng dẫn về nhà:- Rút kinh nghiệm bài làm, khắc phục những điểm còn tồn tại. - Chuẩn bị: “Ôn tập tổng hợp”. V. Rút kinh nghiệm: .......... .......... .......... Tuần: 17 Ngày soạn: 25/12/2017 Tiết: 81- 82 Ngày dạy: 27/12/2017 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. 2. Kĩ năng: - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ: - Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 2: HDHS Ôn tập. ? Phần tập làm văn/ Ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào? Nội dung nào là trọng tâm? ? Yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật có vai trò, tác dụng như thế nào trong văn bản thuyết minh? Cho ví dụ để minh họa ? - Cần giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp hiểu về đối tượng. - Cần miêu tả để giúp có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh khô khan, nhàm chán. ? Văn bản thuyết minh khác với văn bản miêu tả ở chỗ nào? - GV nhận xét. ? Nêu những nội dung đã tìm hiểu, thực hành về văn bản tự sự? ? Yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận có vai trò như thế nào trong VBTS? ? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự? ? Lấy ví dụ minh họa? - Gọi HS đọc câu hỏi 6. - Cho HS thảo luận theo nhóm-> trình bày, nhận xét, bổ sung. ? Tìm trong văn bản Cố hương đoạn tự sự kết hợp miêu tả (cho biết đối tượng miêu tả)? (Tổ 1). Đoạn sử dụng yếu tố thuyết minh (thuyết minh nội dung gì? phương pháp thuyết minh nào?) (Tổ 2, 3). (Thuyết minh, giải thích tên Nhuận Thổ -> Sự mê tín trong cách đặt tên của người Trung Quốc.) Đoạn nào sử dụng yếu tố nghị luận (Tổ 4) (đoạn cuối, suy nghĩ, liên tưởng về con đường). - HS thảo luận, trả lời. - HS thảo luận, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc câu hỏi. HS thảo luận theo nhóm-> trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận, trả lời 1. Những nội dung lớn – trọng tâm. - Văn bản thuyết minh. Trọng tâm: Luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. ==> Làm yếu tố, đối tượng đang thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn; người đọc người nghe hứng thú hơn với đối tượng. - Văn bản tự sự. Trọng tâm: - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. - nội dung mới: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong VBTS. 2. Sự khác nhau giữa văn thuyết minh với văn miêu tả Miêu tả Thuyết minh - Đối tượng: các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể. - Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật - Dùng nhiều so sánh, liên tưởng - Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết - ít số liệu cụ thể, chi tiết - Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật - ít có tính khuôn mẫu - Đa nghĩa - Đối tượng: các loài vật , đồ vật - Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật - Đảm bảo tính khách quan khoa học. - Ít dùng tưởng tượng, so sánh - Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết - Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học... - Thường theo một số yêu cầu giống nhau - Đơn nghĩa 3. Văn bản tự sự. a. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: giúp người viết đi sâu phân tích trình bày diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ...các nhân vật trong câu chuyện. (ví dụ truyện Làng) b. Nghị luận trong văn bản tự sự: Giúp người viết có thể trình bày về những vấn đề về nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống...rút ra từ diễn biến câu chuyện, từ cuộc đời nhân vật (Cố hương, Thúy Kiều báo ân báo oán) ==> Nhân vật, sư việc hiện ra rõ nét, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. c. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm: - Đối thoại: cuộc trò chuyện giữa hai hay nhiều người về một đề tài nhất định. - Độc thoại: là lời nhân vật tự nói với mình. - Độc thoại nội tâm: diễn ra trong tâm trí, trong đầu óc nhân vật. ==> Góp phần thể hiện nội dung, sự việc, miêu tả nội tâm, nghị luận và biết lựa chọn ngôi kể linh hoạt, phù hợp. Ví dụ: Đ1: "Thực sự mẹ không lo lắng... đi trên con đường làng dài và hẹp". (Cổng trường mở ra) -> dùng yếu tố miêu tả nội tâm; kể theo ngôi 1. Đ2: "Vua Quang Trung cưỡi voi... chớ bảo là ta không nói trước". (Hoàng Lê chí) -> dùng yếu tố nghị luận => kể theo ngôi 3. Đ3: "Lão không hiểu tôi... đáng buồn". (Lão Hạc) => dùng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận. 4. Củng cố: ? Em đã vận dụng được các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại... vào bài viết số 3 như thế nào? Hiệu quả? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Chuẩn bị tiết: Ôn tập Tập làm văn (tt). V. Rút kinh nghiệm: ........ ........ ........ Tuần: 18 Ngày soạn: 13/12/2015 Tiết: 83 Ngày dạy: 15/12/2015 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung chính của kiểu văn bản Tự sự đã học ở học kì I, lớp 9; thấy được tính chất tích hợp của kiểu văn bản đó với các văn bản đã học; thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung kiểu văn bản Tự sự đã học ở lớp 9. 2. Kĩ nằng: - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò của yếu tố miêu tả và các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức về văn Tự sự đã học ở lớp 9. ? Các nội dung văn bản Tự sự đã hoc ở lớp 9 có gì giống và khác so với nội dung kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ? ? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? ? Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không ? Vì sao ? ? Một số tác phẩm tự sự trong sgk Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân rõ bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Tại sao TLV của HS vẫn phải đủ 3 phần ? ? Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự ở phần TLV giúp gì trong việc đọc- hiểu văn bản ? Phân tích VD làm sáng tỏ ? ? Những kiến thức về các tác phẩm của phần đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng giúp em trong việc viết văn tự sự như thế nào ? VD ? - Hệ thống lại kiến thức -> nhận xét . - Thảo luận, trả lời. - Thảo luận, trả lời. - Thảo luận, trả lời. - Thảo luận -> phân tích . - Thảo luận -> phân tích . I. Nội dung ôn tập: * Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9. (Lớp 6: ngôi kể, thứ tự kể, lời kể. Lớp 8: miêu tả và biểu cảm trong VBTS.) - Có sự lặp lại (giống): lựa chọn ngôi kể, trình tự kể, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Nâng cao: về lời văn kể - kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại... - Trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. - Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. - HS rèn theo chuẩn mực để biết tạo lập một văn bản theo quy định. (Các nhà văn: không bị câu nệ hình thức, mà chủ yếu thể hiện tài năng có tính sáng tạo...) - Kiến thức, kĩ năng về kiểu VBTS được học qua các tiết tập làm văn giúp việc đọc, hiểu văn bản dễ hơn, kĩ hơn, cảm nhận văn bản sâu sắc hơn. VD: khi đọc về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân. - Đọc, hiểu các VBTS giúp ta có thêm nhiều đề tài, nội dung; học tập cách kể kết hợp các yếu tố..., xây dựng tình huống lựa chọn người kể chuyện phù hợp. VD: các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. ? Đánh dấu nhân (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng? ? Hãy đóng vai nhân vật anh thanh niên kể lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” ? - HS lên bảng điền ( bảng phụ ) -> nhận xét . - HS kể -> nhận xét . II. Luyện tập. Bài tập 1: stt Kiểu văn bản Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh điều hành 1 Tự sự x x x x x 2 Miêu tả x x x 3 Nghị luận x x x 4 Biểu cảm x x x 5 Thuyết minh x x 6 điều hành Bài tập 2: Đề bài: Kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sapa với vai kể của nhân vật anh thanh niên. 4. Củng cố: - Khái quát lại nội dung bài ôn tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung ôn tập. - Chuẩn bị bài: “Ôn tập phần Văn”. V. Rút kinh nghiệm: ........ ........ Tuần: 18 Ngày soạn: 13/12/2015 Tiết: 84 Ngày dạy: 15/12/2015 ÔN TẬP TỔNG HỢP I. Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học trong HK I. 2. Kĩ nằng: - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức các bài học trong chương trình HK I. III. Phương pháp: - PP đàm thoại; PP gợi mở-vấn đáp; PP luyện tập và thực hành; PP phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở soạn của HS. 3. Bài mới: *Hoạt động: GV nêu nội dung ôn tập, HS làm bài. A. VĂN HỌC I. Cụm bài về văn bản nhật dụng: Gồm 3 văn bản 1. Phong cách HCM 2. Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em * Học nd bài giảng văn, nắm tác giả, tác phẩm , nt, nd của bài II.Cụm bài về VHTĐ VN: Gồm 5 văn bản 1.Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - Tóm tắt tác phẩm, nắm nd bài học trên lớp,chú ý giá trị nhân đạo, học thuộc lòng vài đoạn văn hay 2. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ 3. Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn phái - Nắm nd bài học, nt, nd của 2 tác phẩm 4. Truyện Kiều - Nguyễn Du - Tóm tắt tác phẩm, nguồngốc câu chuyện, thời điểm sáng tác, giá trị nt, nd - Học thuộc lòng 4 đoạn trích và nd bài học, chú ý bố cục , bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình 5. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu - Tóm tắt, giá trị nd, nt, mục đích sáng tác , - Học thuộc lòng 2 đoạn trích, nắm nd bài học III. Cụm bài về VHHĐ VN: 1. Về thơ: Gồm 6 bài - Đồng chí – Chính Hữu - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật - Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - Bếp lửa - Bằng Việt - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - Ánh trăng - Nguyễn Duy * Học thuộc lòng , nắm tác giả, tác phẩm, nd bài học 2. Về truyện: Gồm 3 truyện - Làng - Kim Lân - Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng * Tóm tắt, giá trị nd,nt, nắm tình huống truyện, học thuộc lòng vài đoạn văn hay 3. Cụm bài về VHNN: Gồm 2 Văn bản - Cố hương - Lỗ Tấn - Những đứa trẻ - Mác -Xim . G00c- Ki * Tóm tắt,nắm nd, nt,các chi tiết , hình ảnh hay B. TIẾNG VIỆT: I. Các phương châm hội thoại: 5 phương châm * Nắm khái niệm, cho vd, phân tích vd, nắm qh giữa PCHT với tình huống giao tiếp Nắm những trường hợp không tuân thủ PCHT 3 trường hợp II. Xưng hô trong hội thoại: 1. Từ ngữ xưng hô – vd, pt 2. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô - vd, pt III. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: 1. Nắm khái niệm, cách sử dụng 2. Cho vd 3. Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp và ngược lại IV. Sự phát triển của từ vựng: 1.Sự biến đổi và phát triển của từ vựng 2. Các phương thức chuyển nghĩa từ ? 2 phương thức 3.Từ vựng TV phát triển bằng những cách nào ? 3 cách V. Thuật ngữ: 1. Khái niệm,đặc điểm 2 đặc điểm VI. Trau dồi vốn từ: 1. Tại sao phải trau dồi vốn từ ? 2. Trau dồi vốn từ bằng cách nào ? 2 cách Ví dụ VII. Các bài tổn kết về từ vựng: Nắm lý thuyết và bài tập C. Tập làm văn: 2 kiểu bài I. Thuyết minh: II. Tự sự: ( Quan trọng ) 1. Tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm, nghị luận. 2. Tự sự kết hợp đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập hết chương trình như đề cương ôn tập - Chuẩn bị: Kiểm tra HKI. V. Rút kinh nghiệm: ........ ........ ........

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 17-l9TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ.doc
Tài liệu liên quan