Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tuợng.

- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể cho đối tượng thuyết minh.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.

4.1.Năng lực chung:

- Năng lực viết khi viết bài văn thuyết minh tại lớp.

- Năng lực giao tiếp qua quá trình trao đổi với giáo viên về bài học.

- Năng lực tư duy và sáng tạo.

4.2.Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sáng tạo văn bản: Xây dựng thành thạo văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp cuộc sống con người) kêu gọi bảo vệ hoà bình. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục: 3 phần. *Luận điểm: chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đe dọa loài người, phải đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách. *Hệ thống luận cứ: + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt. + Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp hơn. + Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. + Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến ranh hạt nhân cho 1 thế giới hòa bình) II. Đọc – hiểu chi tiết 1. Hiểm họa chiến tranh hạt nhân: - 50000 đầu đạn hạt nhân tương đương với 4 tấn thuốc nổ/người. - 12 lần biến mất tất cả mọi sự sống trên toàn trái đất. - Kết quả: Tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời + phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời. → Tính chất hiện thực và nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân - So sánh: nguy cơ chiến tranh hạt nhân – thanh gươm Đa-mô-clet; Dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt). → Cách vào vấn đề trực tiếp, bằng chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, phong phú, thu hút, gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại - năm 1986. 4. Củng cố: ?Vì sao văn bản được lấy tiêu đề là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? ? Suy nghĩ của em trước vấn đề mà Mác-két đã nêu ra? 5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS: - Xem kĩ bài. - Nắm hệ thống luận điểm, luận cứ của bài. - Chuẩn bị bài: Đấu tranh co một thế giới hòa bình (tt). V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 02 Ngày soạn: 12/09/2017 Tiết: 08 Ngày dạy: 14/09/2017 Tiếng việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nội dung phương châm quan hệ, phưong châm cách thức, phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng: - Vận dụng phương châm quan hệ, phuơng châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. *GDKNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp bảo đảm các phương châm hội thoại. 3. Thái độ: - Ý thức tuân thủ các phương châm giao tiếp trong hội thoại. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc và viết qua đọc ngữ liệu và ghi chép. - Năng lực giao tiếp, hợp tác qua hoạt động nhóm, trao đổi bài. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sáng tạo văn bản: Xây dựng văn bản nói và viết có sử dụng các phương châm hội thoại một cách chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Ôn lại bài Hội thoại (Tuần 27, 28 – NV8). - Tìm hiểu thuật ngữ "phương châm". - Đọc, tìm hiểu bài: Phương châm hội thoại; tập kể các câu chuyện cười. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - H: Thế nào là phương châm về lượng? Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ. - Giải thích thành ngữ: “Hứa hươu hứa vượn” - Thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? (Hứa lung tung không có cơ sở thực hiện vi phạm phương châm về chất) 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các phương châm về chất và phương châm về lượng. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một số phương châm hội thoại khác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - H: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ? - H: Hậu quả của tình huống trên là gì? *GDKNS: Vậy khi giao tiếp cần chú ý điều gì? H: Thế nào là phương châm quan hệ? Vậy cuộc hội thoại (phần khởi động) có vi phạm phương châm quan hệ không? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ. + A: Nằm lùi vào! + B: Làm gì có hào nào. + A: Đồ điếc! + B: Tôi có tiếc gì đâu. - H: Thành ngữ: Dây cà ra dây muống và lúng búng như ngậm hạt thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào? - H: Câu: "Tôi đồng ý ..." có thể có những cách hiểu nào? (mơ hồ) Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về - Tôi đồng ý với truyện ngắn. những nhận định truyện ngắn. Tôi đồng ý với của ông ấy. những nhận định (của anh) về truyện ngắn của ông ấy. - H: Hậu quả của những cách nói đó? *GDKNS: Bài học rút ra từ hậu quả của những cách nói trên? - HS phát biểu tự do- GV chốt, HS ghi bài - HS đọc mục ghi nhớ SGK. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ lên bảng. - H: Trong mẫu truyện người ăn xin. Tại sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ? *GDKNS: Em rút ra bài học gì từ mẫu truyện trên ? => Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo. - Gọi HS đọc ghi nhớ. *Hoạt động 3: Luyện tập. - Gọi học sinh đọc bài tập 1. - H: Ông cha ta muốn khuyên dạy điều gì qua 3 câu tục ngữ, ca dao trên? - H: Tìm thêm 1 số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự. (chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe; một câu nhịn bằng chín điều lành;...) - HS làm BT 2. - Gọi học sinh đọc bài tập 3. - GV chuẩn bị bảng phụ, gọi học sinh lên nói hoặc điền. H: Mỗi từ ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Gọi học sinh đọc bài tập 4. - GV chuẩn bị phiếu bài tập có ghi ví dụ cụ thể từng tình huống – giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm, mỗi tổ một câu. - Từng nhóm trình bày kết quả nhận xét, bổ sung, kết luận. -H: Qua bài tập 4 em rút ra được kinh nghiệm gì nếu trong trường hợp giao tiếp dễ vi phạm 1 phương châm hội thoại nào đó? (dùng một so cách nói: a, b, c...) - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS lấy ví dụ. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. HS trao đổi thảo luận trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc mục ghi nhớ SGK. - HS đọc ví dụ. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Phương châm quan hệ. 1.Ví dụ: Thành ngữ: “Ông nói gà bà nói vịt” →Tình huống mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. => Hậu quả là người nói và người nghe không hiểu nhau. 2. Kết luận: - Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại, tránh nói lạc đề (Phương châm quan hệ). II. Phương châm cách thức. 1. Ví dụ: a. Thành ngữ: Dây cà ra dây muống: nói năng dài dòng, rườm rà. b. Thành ngữ: Lúng búng như ngậm hạt thị: Nói năng ấp úng không rành mạch, không thoát ý. - Hậu quả: - Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lệch ý của người nói. - Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói. *Kết luận: - Nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. - Trong khi giao tiếp, phải chú ý tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người đối thoại. => phương châm cách thức. 2. Ghi nhớ: (SGK). III. Phương châm lịch sự: 1. Ví dụ: Truyện: người ăn xin - Người ăn xin nhận từ cậu bé tấm lòng chân thật. - Cậu bé nhận từ người ăn xin tình cảm đôn hậu, tế nhị. -> Vì cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Luôn tế nhị, tôn trọng người đang giao tiếp với mình: phương châm lịch sự. 2. Ghi nhớ: (SGK) IV. Luyện tập: *Bài tập 1: 3 câu tục ngữ, ca dao -> ông cha khuyên trong giao tiếp nên dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn -> tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự. Bài tập 2: - Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm, nói tránh. Ví dụ: Chị cũng có duyên (thực ra là chị xấu). - Em không đến nỗi đen lắm (thực ra là rất đen). - Ông không được khoẻ lắm (thực ra là ông đang ốm). - Cháu học cũng tạm được đấy chứ? (Nghĩa là chưa đạt yêu cầu) - Bạn hát cũng không đến nỗi nào? (Nghĩa là chưa hay). - Anh ấy đang phong độ thế mà đã đi rồi Ư? (Sao lại chết sớm thế)? 3. a-4; b-5; c-1; d-3 e-1 PCLS PCCT 4. Người nói phải dùng cách nói: a. Nhân tiện đây xin hỏi (thêm: việc của cậu An nên giải quyết như thế nào?) - Khi người nói chuẩn bị hỏi về 1 vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi; tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm hội thoại. b. cực chẳng đã tôi phải nói (với anh chuyện của con trai anh). - Khi người nói vì một lí do nào đó phải nói một điều có thể làm tổn thương người nghe ->tuân thủ phương châm lịch sự để giảm nhẹ sự tổn thương. c. đừng nói cái giọng đó với tôi...: Muốn báo hiệu cho người đối thoại biết đang không tuân thủ phương châm hội thoại , cần chấm dứt. 4. Củng cố: - Trong qúa trình tham gia giao tiếp hội cần tuân thủ những phương châm hội thoại nào? Phân biệt từng kiểu phương châm hội thoại. (GV cho học sinh trình bày bằng sơ đồ – với những thông tin ghi sẵn.) 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm được 5 phương châm hội thoại đã học – Chú ý vận dụng trong giao tiếp; làm bài tập 5. - Ôn lại cách vận dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, xem các bài tập vận dụng. - Chuẩn bị: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Chú ý câu hỏi 2d/25: theo yêu cầu chung của từng văn bản thuyết minh về cây cối. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần: 02 Ngày soạn: 12/09/2017 Tiết: 9 Ngày dạy: 14/09/2017 Tập làm văn: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tuợng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể cho đối tượng thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự vật hiện tượng - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc và viết qua đọc ngữ liệu và ghi chép. - Năng lực giao tiếp, hợp tác qua hoạt động nhóm, trao đổi bài. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sáng tạo văn bản: Xây dựng thành thạo văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản nói và văn bản viết. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Nắm lại bài: Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Đọc, chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. (Lưu ý phần hướng dẫn ở tiết 8). III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì? 2. Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì? 3. Bài mới. Văn bản thuyết minh muốn được hấp dẫn thì ta có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Tuy nhiên ngoài biện pháp nghệ thuật người ta còn có thể đưa vào các yếu tố miêu tả. Vậy văn bản thuyết minh sử dụng yếu tố miểu tả như thế nào, bài học hôm nay giúp các em hiểu được điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. @ Gọi HS đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”. @ Đối tượng thuyết minh trong văn bản là gì? @ Nội dung thuyết minh gồm những gì? @ Em hãy chỉ ra các câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? @ Trong những câu văn ấy, em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả cây chuối. @ Như thế, văn thuyết minh không chỉ đơn giản là sử dụng các biện pháp thuyết minh mà còn sử dụng yếu tố miêu tả khá đậm nét. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. @ Cho HS đọc lại một vài câu cụ thể có yếu tố miêu tả. (Bảng phụ) @ Gọi HS đọc lại các câu trên sau khi lược bỏ các yếu tố miêu tả. @ Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó trong bài? @ Qua phần tìm hiểu trên, em cho biết văn thuyết minh có thể kết hợp thêm yếu tố nào? Tác dụng của yếu tố đó? @ Gọi HS đọc ghi nhớ sgk. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1, sgk/26. @ Hướng dẫn HS làm bài tập 1. @ Gọi 3 HS lên làm 6 mục. Bài 3, sgk/26. @ Gọi HS đọc văn bản “Trò chơi ngày xuân” và chỉ ra yếu tố miêu tả. @ Đọc. @ Trả lời: Nhan đề cho biết đối tượng thuyết minh cây chuối trong đời sống con người Việt Nam. @ Thảo luận: Nội dung cần thuyết minh: Vị trí sự phân bố, công dụng của cây chuối, giá trị của quả chuối trong đời sống vật chất, tinh thần. @ Trả lời: - Đoạn 1: câu 1,3,4 giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản: loài cây ưa nước, phát triển rất nhanh. - Đoạn 2: câu 1 nói về tính hữu dụng của chuối. - Đoạn 3: Giới thiệu quả chuối, các loại chuối và công dụng: + Chuối chín để ăn. + Chuối xanh để chế biến thức ăn. + Chuối để thờ cúng. @ Trả lời: Yếu tố miêu tả về cây chuối: - Đoạn 1: thân mềm, vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng; chuối xanh mọc thành rừng, bạt ngàn vô tận. - Đoạn 3: khi quả chín có vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn; chuối trứng cuốc khi chín có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc; những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây; chuối xanh có vị chát. @ Theo dõi. @ Đọc. @ Đọc. @Trả lời: Làm cho đối tượng thuyết minh thêm rõ ràng và giàu sức gợi tả, biểu cảm. @ Trả lời dựa trên ghi nhớ. @ Đọc ghi nhớ sgk. Bài 1. @ Theo dõi. @ Làm độc lập. Có thể có nhiều cách bổ sung khác nhau. Ví dụ: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ra những cảm giác mát mẻ, dễ chịu. - Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng. - Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương. - Qủa chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ. - Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một búp lửa của thiên nhiên kì diệu. - Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra. Bài 3. Yếu tố miêu tả: - Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình. - Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. - Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động - Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ. - Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng. - Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thì phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê. - Sau hiệu lệnh, những con người lao vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ và chiêng, trống rộn rã từ bờ sông. I. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: II. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập: 4. Củng cố. - Em đã nắm được cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? - GV đánh giá kết quả giờ học, bổ sung. 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn chỉnh bài viết theo dàn ý; ôn tập các tiết tập làm văn, chuẩn bị làm bài viết số1. - Đọc, chuẩn bị văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 02 Ngày soạn: 13/09/2017 Tiết: 10 Ngày dạy: 15/09/2017 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tuợng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể cho đối tượng thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. 4.1.Năng lực chung: - Năng lực viết khi viết bài văn thuyết minh tại lớp. - Năng lực giao tiếp qua quá trình trao đổi với giáo viên về bài học. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sáng tạo văn bản: Xây dựng thành thạo văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố nào? Yếu tố đó có tác dụng gì? 2. Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn ở bài tập 2, sgk/26 và cho biết vai trò của chúng. (- Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. - Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.) 3. Bài mới : Khi chúng ta học bất cứ vấn đề gì mà nếu có khâu luyện tập thì nó cũng sẽ nhuần nhuyễn và được nắm một cách vũng chắc hơn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý. @ Gọi HS đọc đề bài, sgk/28. (Bảng phụ) @ Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? @ Như vậy với đề bài này cần trình bày những ý nào? @ Nên sắp xếp bố cục của bài như thế nào? Nội dung từng phần gồm những gì? (Theo dõi, ghi lại ý của HS và hướng dẫn hoàn thiện.) @ Tham khảo bài văn thuyết minh ở về con trâu ở sgk và cho biết em có thể sử dụng những ý gì cho bài văn thuyết minh của mình? Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đoạn, viết bài. @ Văn bản thuyết minh về con trâu ở sgk đã sử dụng yếu tố miêu tả chưa? @ Em hãy viết đoạn mở bài có sử dụng yếu tố miêu tả? (Lưu ý gợi mở HS mở bài bằng nhiều cách khác nhau.) @ Gọi HS đọc bài làm của mình? @ Hướng dẫn HS nhận xét mở bài của bạn và hoàn thiện. @ Dựa vào dàn ý, em hãy viết đoạn con trâu trong việc làm ruộng? Chú ý: GV cho HS thuyết minh những ý: trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa... @ Gọi HS trình bày, hướng dẫn lớp nhận xét. Có thể cho HS tham khảo đoạn văn mẫu. @ Cho HS theo dõi đoạn trích. (bảng phụ) Ca dao ta có câu: «Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài .... cày với ta. » Con trâu sớm hôm gắn bó với người nông dân là ở việc cày ruộng, bừa đất, kéo xe chở lúa. Dù dưới cái nắng chói chang hoặc dưới những cơn mưa như trút nước, trâu vẫn gồng mình kéo cày sâu dưới đất bùn để cho tơi đất. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Ngoài cày ruộng, trâu còn được dùng để kéo xe. (Theo Đỗ Ngọc Thống) @ Em có nhận xét gì về câu văn được gạch dưới? @ Viết đoạn văn tương tự. @ Gọi HS trình bày, cho HS khác nhận xét, bổ sung. @ Hãy viết kết bài cho đề văn. @ Sửa chữa, hoàn thiện. @ Đọc. @ Trả lời: Vấn đề cần trình bày đó là: con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam. @ Trả lời: Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam. Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng; con trâu trong cuộc sống làng quê. @ Thảo luận: Tìm hiểu bố cục. A. MỞ BÀI: Giới thiệu chung về con trâu trên đông ruộng Việt Nam. B. THÂN BÀI: - Con trâu trong đời sống vật chất: + Là tài sản lớn của người nông dân (con trâu là đầu cơ nghiệp): kéo xe, cày, bừa + Là công cụ lao động quan trọng. + Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mỹ nghệ. - Con trâu trong đời sống tinh thần: + Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ. + Trong các lễ hội đình đám. C. KẾT BÀI: Tình cảm của người nông dân với con trâu. @ Trả lời độc lập. @ Trả lời: Văn bản chỉ đơn thuần thuyết minh đầy đủ những chi tiết khoa học về con trâu, chưa có yếu tố miêu tả. @ Làm bài độc lập. Có thể mở bài bằng nhiều cách: - Giới thiệu: ở Việt Nam đến bất kì miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng. - Có thể mở bài bằng cách nêu mấy câu tục ngữ, ca dao về trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.” - Hoặc có thể bắt đầu bằng cách tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ,...à Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam. @ Đọc. @ Thực hiện theo hướng dẫn. @ Viết đoạn. Cần giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó (vận dụng tri thức về sức kéo. Sức cày ở bài thuyết minh khoa học vè con trâu). @ Thực hiện theo hướng dẫn. @ Theo dõi. @ Trả lời: Đó là câu văn miêu tả. @ Viết. @ Trình bày, nhận xét, sửa chữa. @ Viết. @ Lắng nghe và rút kinh nghiệm * Đề: “Con trâu ở làng quê Việt Nam”. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 2. Lập dàn ý: 3. Xây dựng đoạn: 4. Củng cố: @ Yếu tố miêu tả sử dụng trong bài văn thuyết minh có tác dụng gì? @ Có phải lúc nào bài văn thuyết minh cũng cần yếu tố miêu tả không? 5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS: - Tập xây dựng dàn ý bài văn thuyết minh, chú ý đưa yếu tố miêu tả vào để bài văn sinh động, giàu sức thuyết phục hơn - Chuẩn bị tiết Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Tìm hiểu Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần: 02 Ngày soạn: 10/9/2017 Tiết: 07 Ngày dạy: 12/9/2017 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (T.2) (G.G.Mác-két) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức. - Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến VB. - Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3. Thái độ: - Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hoà bình, ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới. * Tích hợp môi trường: 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: + Năng lực đọc và viết. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Nâng cao năng lực thẩm mỹ khi tiếp xúc trực tiếp với bài học để giải mã, nắm bắt ý nghĩa, giá trị của bài học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Tranh ảnh về nạn nhân chất độc da cam, bom hạt nhân, dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu văn bản, sưu tầm...( đã dặn ở tiết 5). III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề.. IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày hiểu biết của em về Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két và nêu luận điểm của văn bản bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của ông. ? Nêu hệ thống luận cứ được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trên. 3. Bài mới: Trong tiết học trước, các chúng ta đã cùng tìm hiểu về nội dung luận điểm của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình cũng như nêu lên được hệ thống bốn luận cứ mà tác giả đã sử dụng làm sáng tỏ luận điểm. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các luận cứ để hiểu rõ hơn vấn đề bức bách có tính chất toàn cầu này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. - Gọi HS đọc lại phần 2 - H: Vì sao cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân lại làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp hơn? (sự tốn kém....) - GV chốt ý bằng bảng phụ so sánh - H: Nhận xét cách triển khai luận cứ 2 của tác giả? Làm nổi bật vấn đề gì? (sự phi lí...) *Tích hợp môi trường: H: Với những số liệu mà tác giả đưa ra, ta thấy chiến tranh hạt nhân hoàn toàn đi ngược lại mong muốn con người. Theo tác giả chiến tranh hạt nhân còn đi ngược lại với sự tiến hóa của tự nhiên. Theo em vì sao? - H: Có thể rút ra kết luận gì sau đoạn này? Em hiểu như th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT2.doc