Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 và 21

A. Mức độ cần đạt: Giúp hs:

- Có kĩ năng phân tích tổng hợp trong lập luận

1.Kiến thức:

- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp

2.Kĩ năng:

- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuân thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

3.Thái độ:

- Hiểu và biết sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi tạo lập văn bản.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Giáo án.

* Học sinh: Vở bài tập NV, phiếu học tập.

 

doc25 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9527 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 và 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ngữ trong các đoạn trích Điều này Đối với chúng mình Một mình Làm khí tượng Đối với cháu 2/ Bài 2: a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được 3. Bài 3: a. Đọc sách b. Kiến thức phổ thông 4.Bài 4: Bài báo ấy.......... 5.Bài 5:Câu có khởi ngữ a. Về bóng đá thì bạn ấy rất mê b. Về việc đó, tôi không có gì để nói 6.Bài 6:Câu không có khởi ngữ: a. Ở độ cao làm khí tượng mới là lí tưởng. b. Thật là đột ngột đối với cháu *Hoạt động 4- CỦNG CỐ - Nắm khái niệm về khởi ngữ và các kiến thức cơ bản. - Nhận diện khởi ngữ. - Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong văn bản đã học - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập ( đọc các ví dụ - sgk ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 05/01/2012 Tuần 20,Tiết 94 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. 1.Kiến thức: - Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp treong các văn bản nghị luận. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận B. Chuẩn bị: *GV: Bài soạn; bảng phụ *HS: Vở BTNV, các câu hỏi trong sgk C. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI Trình bày những phép lập luận đã học? ( giải thích, chứng minh) lớp 7 *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học *HD HÌNH THÀNH KT . Bài tập: Đọc văn bản “Trang phục”. - Vấn đề mà tác giả đưa ra phân tích là vấn đề gì? (Vấn đề trang phục) - Tác giả phân tích vấn đề trên bằng các luận điểm nào? - Luận điểm 1: Ăn mặc phải tề chỉnh ( ...không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.) - Luận điểm 2: Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh ( “Ăn cho mình, mặc cho người.”.) - Luận điểm 3: Ăn mặc phải thể hiện nhân cách của mình. ( Y phục xứng kì đức) - Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục ? -Trong doanh trại… đi chân đất - Đi giày …mọi người . - Cô gái …móng tay, chân - Anh thanh niên …thẳng tắp. - Vì sao không ai làm cái điều phi lý như tác giả đã nêu ra? Làm như trên sẽ thiếu chỉnh tề, không đồng bộ àchướng mắt. - Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người? Quy tắc ngầm đó là văn hóa và xã hội chi phối cách ăn mặc của con người - Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng ? Phép lập luận phân tích vấn đề - Từ việc tìm hiểu trên , em hiểu thế nào là phép lập luận phân tích? - Theo em câu nào là câu khái quát nội dung của bài văn?Tại sao em biết? -“ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp” Là câu tổng hợp những ý đã nêu. Nó thâu tóm các ý trong từng dẫn chứng.( Trang phục hợp văn hóa: đ 2, hợp môi trường: đ 1, 2, hợp đạo đức: đ 3) ? Vậy , em hiểu phép lập luận tổng hợp là gì? - H/s đọc ghi nhớ - sgk trang 10. *HD luyện tập - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - H/s thảo luận làm bài tập 1,2,3 vào phiếu học tập. - Gv dùng bảng phụ. - Chỉ ra trong văn bản: tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm trên? - Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc ntn? - Dựa vào văn bản, hãy thảo luận tầm quan trọng của cách đọc sách? - Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò gì trong lập luận ? I. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: a. Phép phân tích: Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng * Phép tổng hợp: Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy) - Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được II. Luyện tập: 1. Bài tập : Tìm hiểu kĩ năng phân tích ở văn bản “ Bàn về đọc sách”. a. Luận điểm cần phân tích: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. - Học vấn là của nhân loại. - Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại. - Sách là kho tàng quý báu. - Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. - Nếu xóa bỏ hết các thành quả … làm kẻ lạc hậu. b. Phân tích lí do cần phải chọn sách: - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt để đọc . - Do sức người có hạn, không chọn sách thì sẽ lãng phí sức mình. - Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức - chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng chọn đọc sách thường thức. c. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách: - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả. - Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa không lợi ích gì. d. Vai trò của phân tích: Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận vì qua sự phân tích lợi - hại , đúng- sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. *Hoạt động 4 - CỦNG CỐ - Thế nào là phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận? - Phân tích việc vận dụng phép phân tích và tổng hợp trong một đoạn văn cụ thể. - Viết được đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học kĩ bài theo mục ghi nhớ SGK trang 10. - Làm các bài tập vào vở bài tập. - Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể - Chuẩn bị bài “ Luyện tập phép phân tích, tổng hợp.” ( Xem trước phần câu hỏi và bài tập ở sgk.) Ngày soạn: 06/ 01/ 2012 Tuần 21, Tiết 95 LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mức độ cần đạt: Giúp hs: - Có kĩ năng phân tích tổng hợp trong lập luận 1.Kiến thức: - Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp 2.Kĩ năng: - Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuân thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận. 3.Thái độ: - Hiểu và biết sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án. * Học sinh: Vở bài tập NV, phiếu học tập. C.Tiến trình các hoạt động:. *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ - Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các phép phân tích , tổng hợp trong văn nghị luận , để có kĩ năng làm thao tác này, chúng ta sẽ “ Luyện tập phân tích và tổng kết”. *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HD HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ? Nhắc lại sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Gọi học sinh đọc xác định yêu cầu bài 1. - Đọc đoạn văn a và b: tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và lập luận như thế nào? - Ở đoạn a, tác giả phân tích vấn đề gì? Vấn đề đó thực hiện ở câu nào? Phân tích vấn đề: Thế nào là thơ hay? - Tác giả đã phân tích vấn đề bằng cách nào? Phân tích bằng cách chứng minh thơ hay ở nhiều bình diện - Ở đoạn b, tác giả phân tích vấn đề gì? Vấn đề đó thực hiện ở câu nào? GV chốt: Đây là đoạn phân tích – tổng hợp theo lối qui nạp rất mẫu mực. Vấn đề được nêu ra bằng một câu hỏi nêu vấn đề để khơi gợi mọi người cùng suy nghĩ, quan tâm. Sau đó trả lời bằng các căn cứ có tính chất chính diện, phản biện, từ đó dẫn tới kết luận tổng hợp một cách logic - Thế nào là học đối phó? - Là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ. - Không chủ động học . -Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí… b.Học đối phó có những biểu hiện sau: -Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt. -Kiến thưc phiến diện nông cạn… -Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ,bằng kia…. - Bản chất cuả việc học qua loa đối phó? Không có kiến thức và kĩ năng thực, không làm được gì thuộc về chuyên môn sâu. - Tác hại? - Bản thân: ngày càng dốt nát - Xã hội: vô dụng bất tài, trở thành gánh nặng cho xã hội - Xác định yêu cầu bài 3? - Học sinh hoạt động độc lập - Gọi 1-2 em lên trình bày. GV nhận xét. I.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 1. Củng cố kiến thức: - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp - Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp - Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận 2.Luyện tập: - Cả hai đoạn đều vận dụng phép lập luận phân tích. - Đoạn a: Từ cái “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” tác giả đã chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài. + Cái hay ở các điệu xanh. + Cái hay ở những cử động + Hay ở các vần thơ, ở những chữ không non ép. - Đoạn b: Luận điểm và trình tự phân tích -Luận điểm"Mấu chốt của thành đạt là ở đâu" -Trình tự phân tích: +Do nguyên nhân khách quan(Đây là điều kiện cần) :Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú +Do nguyên nhân chủ quan(Đây là điều kiện đủ) Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp. 2. Bài tâp 2: Phân tích bản chât của lối học đối phó. a. Thế nào là học đối phó? - Là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ. - Không chủ động học . -Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí… b.Học đối phó có những biểu hiện sau: -Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt. -Kiến thưc phiến diện nông cạn… -Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ,bằng kia…. 3.Bản chất: -Có hình thức học tập như:cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp. -Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch… 4.Tác hại: -Đối với xã hội:Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt. -Đối với bản thân:Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập… 3. Bài tập 3: Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách. - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay. - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm. - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào cần nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích. - Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn cần phải mở rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên sâu tốt hơn. *Hoạt động 4 - CỦNG CỐ - HS hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp? - Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Làm các bài tập ở sgk vào vở bài tập. - Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó, lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn. - Chuẩn bị bài: “Tiếng nói của văn nghệ” ( Đọc, trả lời các câu hỏi ). ------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:12 /01/2012 Tuần 21, Tiết 96 - 97 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ ( Nguyễn Đình Thi ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người. - Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật -Tích hợp phần Tập làm văn với bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Tiếng Việt với bài: Các thành phần biệt lập 1.Kiến thức: - Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người - Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản 2.Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận - Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận - Thể hiện những suy nghĩ, tình cản về một tác phẩm văn nghệ 3.Thái độ: - Thấy được sức mạnh của văn nghệ trong đời sống con người, yêu mến và có ý thức bảo vệ di sản tinh thần của nhân loại. B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, chuẩn kiến thức.. * Học sinh: Vở soạn soạn bài theo câu hỏi sgk, vở bài tập. C.Tiến trình các hoạt động: *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ - Hãy nêu phương pháp đọc sách qua văn bản “Bàn về đọc sách”. - Tóm tắt các luận điểm chính? *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI Ở lớp 7 chúng ta đã học văn bản: Ý nghĩa văn chương, đây là tác phẩm của Tác giả nào? Được viết từ bao giờ? Nhằm mục đích gì? ( HS trả lời) Hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về một văn bản khác cũng đề cập đến văn nghệ.Văn nghệ có một sức mạnh kì diệu đối với đời sống con người. Vậy sức mạnh kì diệu đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HD tìm hiểu chung - Đọc chú thích * SGK. - Em hiểu biết gì về tác giả, tác phẩm? GV: Tác phẩm viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi đó chúng ta đang xây dựng 1 nền văn học nghệ thuật mới, đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Bởi vậy nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ được t/giả gắn với đời sống phong phú của nhân dân. - GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc theo các luận điểm. - Lưu ý các chú thích 1, 2, 6, 11. - Trong văn bản có 1 số từ được lặp lại: “ văn nghệ”, “ tâm hồn”có ý nghĩa định hướng nội dung văn bản. Vậy theo em nội dung chủ yếu của văn bản là gì? Văn nghệ tác động tới tâm hồn con người - Xác định bố cục của văn bản và nhận xét về hệ thống luận điểm của văn bản? Các luận điểm trên vừa giải thích cho nhau lại vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ => Tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần - Nhan đề bài viết gợi cho em điều gì? Nhan đề vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật, bao hàm được cả nội dung lẫn hình thức, giọng điệu nói của văn nghệ HD tìm hiểu văn bản - HS theo dõi văn bản. - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? - Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. - Tác giả đã lập luận bằng những ý nào để thấy được sự phản ánh đời sống của nghệ thuật? + Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. + Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ hiện thực nhưng được người nghệ sĩ gửi vào đó 1 cái nhìn, 1 lời nhắn nhủ riêng - Tại sao nói: tiếng nói của văn nghệ là cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ? - Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà là tiếng nói sinh động cất lên từ thế giới tinh thần của người nghệ sĩ; chứa đựng cảm xúc, tình cảm, suy tư của người nghệ sĩ và mang đến cho người thưởng thức những rung động, những ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc. - Tác giả đã phân tích những tác động của tiếng nói văn nghệ tới nhận thức mỗi người như thế nào? Mỗi người tiếp nhận là 1 cá thể tinh thần, mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Nội dung các tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng nghệ sĩ gửi gắm vào trong đó. Nội dung tiếng nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người tiếp nhận. ? Qua những lí lẽ trên, tác giả muốn khẳng định nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? - Hs thảo luận – khái quát vấn đề. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả - tác phẩm: * Tác giả: Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003), quê ở Hà Nội; hoạt động văn nghệ rất phong phú: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. * Tác phẩm: Bài tiểu luận này được viết năm 1948, in trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học” 2.Đọc - Chú thích: 3. Bố cục: - Luận điểm 1: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.( từ đầu...tâm hồn) - Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ ( phần còn lại) II. Tìm hiểu văn bản: a.Nội dung: 1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ: . => Nội dung chủ yếu của văn nghệ là tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ - Học sinh theo dõi tiếp phần hai văn bản. - Tìm câu văn nêu luận điểm ? Cách lập luận của đoạn văn Trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống- phương pháp phân tích, chứng minh - Tác giả chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống?( bị tù chung thân, những nhà quê lam lũ..) - Em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ phân tích, dẫn chứng của tác giả?( trữ tình, thiết tha) - Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tiếng nói của văn nghệ như thế nào? Hoàn cảnh rất đặc biệt, khắc nghiệt dễ gây ấn tượng - Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?( Hs thảo luận) - Văn nghệ giúp con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. - Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả sự sống, buồn vui… - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “ đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn nhiều vất vả, cực nhọc. - Nêu các ý phân tích của tác giả về sự cần thiết của văn nghệ đối với cuộc sống con người? - Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật đi từ trái tim đến trái tim. Tư tưởng của nghệ thuật hòa lắng trong cảm xúc, nỗi niềm. + Tác phẩm nghệ thuật đưa con người vào những nỗi niềm khác nhau của cuộc sống để cùng cảm nhận: “ Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”. - Nội dung và con đường tác động đặc biệt của văn nghệ giúp cho con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. - Ngoài ra, những “ điều mới mẻ muốn nói” ở đây là gì? Nó tác động như thế nào tới con người? - Qua sự phân tích trên em thấy tác giả nhấn mạnh phương diện tác động nào của nghệ thuật? Văn nghệ tác động đặc biệt đến đời sống tâm hồn của con người - Từ đó em thấy được sức mạnh gì của văn nghệ ? Văn nghệ đem lại niềm vui cho những kiếp người nghèo khổ… - Vậy tiếng nói của văn nghệ có khả năng kì diệu như thế nào? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả qua đoạn văn này? HD TỔNG KẾT - Qua văn bản, em thấy được quan niệm của tác giả về nghệ thuật như thế nào? - Hs hoạt động độc lập – trình bày. HD LUYỆN TẬP 1. Cách nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với Bàn về đọc sách? 2.Chọn một tác phẩm văn nghệ mà em thích ( Làng; Cố hương) và phân tích ý nghĩa, tác động của nó đối với mình. 2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: - Văn nghệ giúp chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”, là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn - Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người.. b.Nghệ thuật: - Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Lập luận xác đáng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Giọng văn chân thành, say mê III.Tổng kết: Nội dung phán ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người (Ghi nhớ - sgk) IV. Luyện tập: 1. Cách nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ: - Giống: Lập luận giàu lí lẽ, dẫn chứng và giàu nhiệt huyết. - Khác: “ Bàn về đọc sách” là nghị luận vấn đề xã hội, giọng văn khúc chiết. “Tiếng nói của văn nghệ “ là nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm. 2.HS tự làm *Hoạt động 4 - CỦNG CỐ: - Tác động của văn nghệ đối với người đọc như thế nào? *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc và nắm chắc nội dung văn bản. - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK – 17. - Chuẩn bị bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản). - Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người? Những lí lẽ nào được vận dụng để làm sáng tỏ? - Tác giả đưa ra bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào? - Tác giả nêu và phân tích những điểm mạnh và điểm yếu nào của con người VN trong tính cách, thói quen? - Thái độ của tác giả khi nêu điểm mạnh, điểm yếu? ---------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :10/ 01/ 2012 Tuần 21, Tiết 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mức độ cần đạt: Giúp hs: - Nắm được đặc điểm và công dụng hai thành phần biệt lập là thành phần tình thái và thành phần cảm thán. - Biết đặt câu có sử dụng các thành phần đó. 1.Kiến thức. - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán - Công dụng của các thành phần trên 2.Kĩ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu - Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán. 3.Thái độ: - Thấy được sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. * Học sinh: Nghiên cứu bài mới, vở bài tập. C.Tiến trình các hoạt động: *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ - Em hiểu như thế nào về khởi ngữ? Cho ví dụ . *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI Các em đã được học các thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đó là những thành phần nào? ( thành phần chính: CN và VN, thành phần phụ: trạng ngữ và khởi ngữ) Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới ngoài các thành phần câu đã học. *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HDHình thành kiến thức - Gv treo bảng phụ - gọi hs đọc ví dụ. - Các từ ngữ in đậm trong ví dụ a và b thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? a)Từ “chắc” là nhận định của người nói đối với sự việc à thể hiện độ tin cậy cao. b) Từ “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu à thể hiện độ tin cậy thấp hơn. - Nếu không có những từ in đậm trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao? Nghĩa của câu không thay đổi mà chỉ không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với sự việc trong câu Những từ in đâm đó là thành phần tình thái. - Vậy thành phần tình thái là gì ? - Tại sao gọi thành phần này là thành phần biệt lập? - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn.? VD: 1- “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. HD hoc sinh tìm hiểu mục II - Những từ in đậm có dùng để chỉ sự vật, sự việc trong câu không ? - Những từ in đậm không nêu sự vật, sự việc ở trong câu. - Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hay “trời ơi’? Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này - Các từ đó dùng để làm gì? - Giúp người nói giãi bày nỗi lòng - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn? VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” - Qua đó em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán? - Tại sao gọi thành phần cảm thán là thành phần biệt lập? - Thành phần này cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. HD luyện tập - Đọc và xác định yêu cầu bài 1. - Cho hs hoạt động độc lập làm bài tập1 - Xác định yêu cầu bài 2. - Gv hướng dẫn hs làm bài 2. - Hs thảo luận nhóm, trình bày ra phiếu học tập- Đại diện nhóm trình bày. - Xác định yêu cầu bài 3. - Hs dùng phiếu học tập để làm bài. - Gv thu phiếu đánh giá. I.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 1. Thành phần tình thái: - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập. 2. Thành phần cảm thán: - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận…); có sử dụng những từ ngữ như:chao ôi, a, trời ơi.. Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đơn đặc biệt II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Tìm thành phần tình thái, cảm thán: a) Có lẽ (tình thái) b) Chao ôi (cảm thán) c) Hình như (tình thái) d) Chả nhẽ (tình thái) 2. Bài tập 2: Xếp những từ nhữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - Dường như, hình như, có vẻ như - Có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn 3. Bài tập 3: - Từ “chắc chắn”là từ người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất ,từ “hình như” có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả chọn từ “ Chắc” cho thấy người kể chuyện cũng chỉ dự đoán theo lôgíc, chư biết chuyện gì sẽ thực sự xảy ra. *Hoạt động 4 : CỦNG CỐ - Thế nào là thành phần tình thái, cảm thán trong câu? - Tại sao gọi những thành phần này là thành phần biệt lập? *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 4. - Viết một đoạn văn có chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán - Chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Ngữ văn 9 HK2.doc
Tài liệu liên quan