Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kĩ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái,thành phần cảm thán.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng đúng tiếng Việt.
4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu; NL đọc viết, NL giao tiếp; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,.
5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo; Tự quản bản thân (Thực chất là KNS); NL tạp lập văn bản, .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Bảng nhóm,
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thành phần câu (khởi ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ).
Đọc kĩ bài: Các thành phần biệt lập – Tìm hiểu thuật ngữ "biệt lập" – Tìm hiểu bài theo hướng dẫn SGK.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 21/01/2018
Tiết : 95 Ngày dạy : 23/01/2018
Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính chủ động sáng tạo trong học tập, không học đối phó.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ đề bài và làm vào vở soạn, bảng phụ.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích là gì? Trong phân tích người ta thường dùng các biện pháp nào để phân tích?
? Tổng hợp là gì? Vị trí của tổng hợp?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 2:
- HS đọc 4 bài tập và xác định yêu cầu của từng bài tập một.
- GV chia lớp thành 4 nhóm ứng với bốn bài tập ở SGK để HS thảo luận thống nhất cách làm bài tập trong vòng 5 phút.
- Gọi đại diện nhóm 1 lên làm bài tập 1.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất .
- Gọi đại diện nhóm 2 lên làm bài tập 2.
- Lớp nhận xét, bổ sung (Về lí lẽ, giải thích; ví dụ để chứng minh?)
- GV nhận xét và thống nhất .
- Gọi đại diện nhóm 3 lên làm bài tập 3: Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất .
- Gọi Đại diện nhóm 4 lên làm bài tập 4: Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách ở bài tập 3.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại.
- HS đọc-thảo luận, trả lời.
- Đại diện nhóm 1 lên làm bài tập 1.
- Đại diện nhóm 2 lên làm bài tập 2.
- Đại diện nhóm 3 lên làm bài tập 3.
- Đại diện nhóm 3 lên làm bài tập 4.
Bài tập 1: Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn.
*Đoạn a: Phân tích theo lối diễn dịch:
- Mở đầu: “Thơ hay ... hay cả bài” → ý khái quát.
- Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài “Thu điếu”
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
*Đoạn b.
- Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
- Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài tập 2: Phân tích bản chất của học đối phó và tác hại của nó
a. Học đối phó là lối học như thế nào ?
- Học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ ,học bị động, không chủ động cốt là đối phó với thầy cô, của thi cử (hàng ngay không ngó ngàng gì đến bài vở, chỉ khi sắp kiểm tra,sắp thi mới học, gặp thầy gặp bạn nghe ngóng để đoán đầu bài sẽ ra vào nội dung nào, từ đó chỉ chúi mũi học mấy bài đó mà bỏ qua các bài khác)
b.Tác hại:
- Nắm kiến thức lơ mơ, nhiều chỗ hổng. Do đó học vấn không chắc chắn dẫn đến không hứng thú chán học, hiệu quả thấp. Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch, thói làm việc tắc trách
Bài tập 3: Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích .
- Ngoài việc đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
Bài tập 4: Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách:
- Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng mà đọc kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
4. Củng cố: - Để làm nghị luận có tính thuyết phục cao ta phải sử dụng các phép lập luận nào? Khi phân tích và tổng hợp ta cần chú ý những gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và tập viết các đoạn văn phân tích, tổng hợp.
- Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ.
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21 Ngày soạn: 21/01/2018
Tiết : 96-97 Ngày dạy : 23+25/01/2018
Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
(Nguyễn Đình Thi)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đinh Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ và thêm yêu cuộc sống hơn.
*GDTTHCM: Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.
4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, tiếp nhận VB; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,...
5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo; Tự quản bản thân (Thực chất là KNS); Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ; NL tạo lập văn bản,...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản nhều lần, nắm được các luận điểm chính.
Phân tích tìm hiểu nội dung, cách lập luận từng luận điểm theo sách SGK.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách? Vì sao phải chọn sách để đọc?
3. Bài mới: - Em hiểu văn nghệ có nghĩa là gì? (văn học và nghệ thuật). Trong lĩnh vực nghệ thuật có những hoạt động nghệ thuật nào? (hội họa, điện ảnh, điêu khắc, ca nhạc...).
- Em thử hình dung cuộc sống không có văn nghệ thì sẽ ra sao?
- GV chốt ý, vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
- H: Hãy giới thiệu 1 số nét chính về tác giả. => GV chốt 1 số đặc điểm cần nhớ:
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
- Trước CM, ông là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc.
- Sau CM:
+ Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958 - 1989, là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
+ 1995 là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
- H: Em thuộc hoặc biết tác phẩm nào của Nguyễn Đình Thi (thơ: Đất nước; tiểu thuyết: Vỡ bờ).
- H: Nêu xuất xứ của văn bản.
- GV hướng dẫn đọc: đọc to, rõ, mạch lạc.
- GV + HS đọc văn bản.
- H: Dựa vào gợi ý câu 1 – Xác định bố cục, hệ thống luận điểm của văn bản.
(GV kết hợp hướng dẫn HS gạch chân những câu quan trọng trong từng đoạn – Mỗi đoạn cho các em xác định nội dung chính -> rút ra luận điểm).
- H: Nhận xét cách triển khai hệ thống luận điểm.
- HS đọc lại đoạn 1.
- H: Theo tác giả Nguyễn Đình Thi, văn nghệ phản ánh những nội dung gì?
+ Hiện thực của truyện "Lặng lẽ Sapa" là gì? Qua đó tác giả muốn gởi gắm điều gì?
(GV nhấn mạnh: đây là sự khác biệt giữa văn nghệ với Toán học...).
- H: Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả dùng phép lập luận nào? Tác dụng?
(Tiết 2)
- HS đọc phần 2, chú ý các dẫn chứng.
*GDTTHCM: Tác giả đặt văn nghệ vào những hoàn cảnh nào của con người? Mang lại hiệu quả gì?
- HS thảo luận ghi vào phiếu thảo luận -> thuyết trình => nhận xét, bổ sung.
- H: Nếu không có văn nghệ..., em hình dung cuộc sống như thế nào? Văn nghệ có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
- H: Em có nhận xét gì về cách lập luận làm rõ luận điểm 2 (chú ý chọn dẫn chứng? Lí lẽ phân tích?)
- GV: Văn nghệ quả là kì diệu, có vai trò lớn...Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
- H: Ví dụ đọc truyện "Chiếc lược ngà", tác phẩm đến với người đọc (em) bằng cách nào? theo 1 trình tự như thế nào? Kết quả của quá trình ấy là gì?
- Gọi 2, 3 HS trả lời.
- H: Văn nghệ có khả năng cảm hóa như thế nào?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- HS đọc câu hỏi 5, lần lượt đánh giá: hệ thống luận điểm (bố cục), cách nêu luận điểm và chứng minh luận điểm như thế nào? Dùng dẫn chứng như thế nào? Lí lẽ?
H: Qua tìm hiểu ý nghĩa, vai trò... của văn nghệ, em thấy việc tìm hiểu các tác phẩm văn học có quan trọng không? Vì sao?
- GV nhấn mạnh: ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, bài tiểu luận có sức động viên lớn đối với người nghệ sĩ sáng tác phục vụ kháng chiến...
- HS đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
H. Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với em?
- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời.
- GV nhận xét.
- HS đọc chú thích sgk.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe – đọc văn bản.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
I. Đọc - hiểu khái quát:
1. Tác giả - tác phẩm:
a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003); Quê: Hà Nội.
- Hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng T8, đóng góp cho nền văn học dân tộc: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, viết kịch, viết lí luận phê bình văn học, làm công tác quản lí...
b. Tác phẩm: Trích từ tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" viết 1948, thời kì đầu xây dựng nền văn học nghệ thuật cách mạng (chống Pháp) đậm đà tính dân tộc, đại chúng, phục vụ kháng chiến.
(in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Tóm tắt hệ thống luận điểm.
- "Tác phẩm... tâm hồn": nội dung của tiếng nói văn nghệ.
- "Chúng ta... sự sống": vai trò của văn nghệ trong đời sống.
- Phần còn lại: khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ.
=> Hệ thống luận điểm triển khai chặt chẽ, vừa giải thích cho nhau vừa nối tiếp tự nhiên theo hướng phân tích sâu sức mạnh của văn nghệ.
II. Đọc - hiểu chi tiết:
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
- Phản ánh hiện thực cuộc sống; gởi gắm 1 lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ; dẫn chứng 1: truyện Kiều; dẫn chứng 2: tiểu thuyết Anna Carê nhina.
- Không phải là những bài học lí thuyết khô khan mà chứa đựng tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ -> khiến người đọc rung cảm, ngỡ ngàng.
- Nội dung tác phẩm văn nghệ được mở rộng qua sự tiếp nhận của bao thế hệ người đọc, nghe.
==> Cách lập luận phân tích, chứng minh cụ thể làm rõ được nội dung của văn nghệ.
2. Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Giúp con người thay đổi cách nhìn, nghĩ để sống đầy đủ, phong phú hơn (lí lẽ).
- Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc họ với cuộc sống đời thường bên ngoài (Khi con tu hú, Ngắm trăng).
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống khắc khổ hàng ngày, làm con người vui lên, rung cảm và ước mơ tốt đẹp... (hát ru, hát ghẹo, xem chèo).
==> Cách lập luận phân tích các dẫn chứng cụ thể => khẳng định, làm rõ được: văn nghệ là sự sống.
3. Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ.
- Đọc tác phẩm văn nghệ (mang theo hiện thực, tình yêu con người, cuộc sống của tác giả)-> lay động cảm xúc, nhận thức của người đọc -> người đọc được sống cùng nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
- Người đọc tự nhận thức, tự giáo dục để hoàn thiện mình -> cảm hóa, giáo dục.
=> Văn nghệ có khả năng cảm hóa, giáo dục (chức năng văn nghệ) 1cách tự nhiên, hiệu qủa.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật nghị luận:
+ Bố cục hợp lí, chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
+ Dẫn chứng phong phú (đời thường, thơ, văn) kết hợp lí lẽ chặt chẽ, giàu hình ảnh => tăng sức thuyết phục, sinh động.
+ Giọng văn: chân thành, say sưa, thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
2. Nội dung: Văn nghệ là 1 phần đời sống tinh thần của con người, giúp cuộc sống con người thêm đầy đủ, phong phú, hoàn thiện nhân cách và tâm hồn.
* Ghi nhớ SGK/tr17.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố. - Trong các tác phẩm thơ, truyện vừa học, em thích tác phẩm nào? Tác phẩm ấy đã có tác động như thế nào với em?
*Sơ đồ tư duy:
1. Tiếng nói của văn nghệ thuộc kiểu văn bản nào?
a. Tự sự. b. Nghị luận
c. Thuyết minh d. Miêu tả
2. Nội dung phản ánh của vắn nghệ là gì?
a. Hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cách nhìn, tình cảm của nhàn văn.
b. Khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt xã hội và các quy luật khách quan.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm lại hệ thống luận điểm, học tập cách lập luận. Biết trân trọng và học hỏi, nhận thức từ những tác phẩm văn học.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
- Học lại bài Khởi ngữ, đọc kĩ và trả lời câu hỏi tìm hiểu.
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần: 21 Ngày soạn: 23/01/2018
Tiết : 98 Ngày dạy : 25/01/2018
Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kĩ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái,thành phần cảm thán.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng đúng tiếng Việt.
4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu; NL đọc viết, NL giao tiếp; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,...
5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo; Tự quản bản thân (Thực chất là KNS); NL tạp lập văn bản, ...
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Bảng nhóm,
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thành phần câu (khởi ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ).
Đọc kĩ bài: Các thành phần biệt lập – Tìm hiểu thuật ngữ "biệt lập" – Tìm hiểu bài theo hướng dẫn SGK.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khởi ngữ? (TP câu đứng trước CN, nêu lên đề tài của câu) Đặt câu có khởi ngữ. Phân tích tác dụng của khởi ngữ trong câu vừa đặt.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
- HS đọc ví dụ a, b/I SGK
- H: Các từ ngữ in đậm trong mỗi ví dụ thể hiện nhận định thái độ gì của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu?
(Không sử dụng những từ in đậm trong câu được không? Vì sao? Những từ ấy nêu nghĩa hay thể hiện thái độ?).
- H: Nếu bỏ những từ in đậm thì nghĩa sự việc trong câu có bị thay đổi không? Vì sao?
- H: Thế nào là thành phần tình thái?
- H: Đặt 1 câu có sử dụng thành phần tình thái.
- Gọi HS đọc ví dụ a, b/II SGK.
- H: Các từ ngữ in đậm trong mỗi câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? Dùng để diễn đạt điều gì?
- H: Nhờ đâu em xác định được cụ thể cảm xúc dược diễn đạt? (qua từ: ồ, trời ơi.)
- H: Em kết luận gì về cách dùng những từ như: ồ, trời ơi... trong câu? Dùng để làm gì?
- H: Thế nào là thành phần cảm thán?
- H: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán được gọi là thành phần biệt lập. Vì sao?
- Gọi HS đọc ghi nhớ ý 2, 3.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc bài tập 1. (bảng phụ).
- Gọi HS lên xác định thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong mỗi câu (gạch chân ghi rõ sắc thái).
- Gọi HS đọc bài tập 2 – Nêu yêu cầu.
- HS thảo luận -> lên trình bày, giải thích (chọn 3, 4 kết quả) => so sánh, nhận xét.
- H: Từ bài tập 2, trả lời yêu cầu 1 của bài tập 3: từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất...?
- H: Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng chọn từ "chắc" (chú ý người kể là ai? kể về ai?
- Gọi HS đọc bài tập 4 – nêu yêu cầu BT.
- Cho HS thời gian 5 đến 7' viết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ: Bếp lửa; dùng thành phần tình thái hoặc thành phần cảm thán.
- Gọi HS trình bày => nhận xét.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc BT-suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc BT-suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc BT-suy nghĩ, trả lời.
.
- HS đọc BT-suy nghĩ, trả lời.
I. Thành phần tình thái.
1. Ví dụ:
a/ ... chắc anh nghĩ rằng...
-> nhận định sự việc với độ tin cậy cao.
b/ ... có lẽ vì khổ tâm đến nỗi...
-> nhận định sự việc với độ tin cậy thấp.
=> Nếu bỏ "chắc", "có lẽ" nghĩa sự việc trong câu không thay đổi vì nó (chỉ thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc) không thuộc về phần nghĩa câu.
- chắc, có lẽ => thành phần tình thái.
2. Ghi nhớ: ý 1-SGK.
* Ví dụ: Hình như Nam đang mong ai đó nên cứ đứng ngồi không yên.
II. Thành phần cảm thán.
1. Ví dụ:
a. Ồ, sao mà dạo ấy vui thế. (Kim Lân)
-> cảm xúc vui.
b. Trời ơi, chỉ còn có năm phút...! (NTL)
-> cảm xúc tiếc rẻ.
==> Ồ, trời ơi => bộc lộ tâm lí người nói, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc => thành phần cảm thán.
*Ví dụ: -A! Tớ được 10 điểm sướng quá.
* Thành phần tình thái, thành phần cảm thán => thành phần biệt lập.
2. Ghi nhớ (ý 2, 3 SGK).
III. Luyện tập:
1.
*Thành phần tình thái:
a. Có lẽ (độ tin cậy cao).
c. Hình như (độ tin cậy thấp).
d. Chã nhẽ (nghi ngờ).
*Thành phần cảm thán:
b. Chao ôi (xúc động, than).
2. Thứ tự tăng dần độ tin cậy.
Dường như/ hình như => có vẻ như/ có lẽ/ chắc là => chắc hẳn => chắc chắn.
3.
a.Với lòng mong nhớ
(1) chắc
(2) hình như
(3) chắc chắn anh nghĩ rằng, con sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt...
- Từ người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy: chắc chắn.
- Từ người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy: hình như.
b. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng chọn dùng từ "chắc" vì người kể đang miêu tả suy nghĩ của người khác nên dùng từ chỉ độ tin cậy bình thường để tỏ ra không quá đi sâu mà cũng không quá thờ ơ.
4. Đọc bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, có lẽ người đọc hình dung được cái bếp lửa củi rơm bập bùng mỗi sớm, mỗi chiều của làng quê VN xưa. Hình dung được một người bà hiền từ, kham khổ nhưng lại thương đứa cháu nhỏ...
4. Củng cố.
- Trong khi viết, nói có cần phải dùng thành phần tình thái, thành phần cảm thán hay không? Dùng khi nào?
- Phân biệt thành phần biệt lập, thành phần câu.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn chỉnh bài tập 4; Phân biệt được thành phần biệt lập và thành phần câu; Biết vận dụng thành phần cảm thán, thành phân tình thái phù hợp khi nói, viết.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (Xem lại dàn ý bài nghị luận ở lớp 7, 8, văn nghị luận). Đọc kĩ văn bản tìm hiểu, xác định nội dung từng đoạn (Luận điểm), trả lời các câu hỏi tìm hiểu.
V. Rút kinh nghiệm. ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 21-LỚP 9.doc