Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Kiểm tra tổng hợp năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh

- HS nhận thức được những ưu điểm, hạn chế của mình trong các bước làm văn, từ đó có hướng khắc phục.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh) cho HS.

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khoẻ, thái độ phê phán thói quen không tốt đang phổ biến trong giới trẻ .

* THMT: Nội dung đề liên quan đến môi trường.

 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,.

 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, .

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 12/01/2017 Tiết : 103 Ngày dạy : 14/01/2017 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: GỌI ĐÁP- PHỤ CHÚ I. Mục tiêu: giúp HS: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú 2. Kĩ năng: - Nhận biết thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phát huy vốn từ tiếng Việt cho HS. 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu; NL đọc viết, NL giao tiếp; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, ... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các ví dụ tìm hiểu, bài tập. Sơ đồ các thành phần biệt lập. 2. Học sinh: Nắm lại khái niệm thành phần biệt lập; 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. Đọc, tìm hiểu thành phần: gọi-đáp; thành phần phụ chú và suy nghĩ các bài tập. III. Phương pháp: -PP gợi mở-vấn đáp; - PP luyện tập và thực hành; - PP phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là thành phần biệt lập? Cho ví dụ? - Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái? Cho ví dụ? 3. Bài mới: - Vì sao thành phần tình thái, thành phần cảm thán được gọi là thành phần biệt lập. - GV chốt ý, vào bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: - Gọi HS đọc ví dụ a, b/I. - H: Trong những từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? Nó có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao? - H: Trong những từ ngữ ấy, từ ngữ nào dùng để tạo lập (lập nên, tạo nên) cuộc thoại, từ ngữ nào duy trì cuộc thoại. - H: Thế nào là thành phần gọi-đáp? *Hướng dẫn HS làm BT 1, 2 (bảng phụ). - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – Cho HS lên bảng xác định thành phần gọi – đáp. + Quan hệ giữa người gọi-người đáp là quan hệ gì? (trên hàng – thân). + Trong BT 2, thành phần gọi-đáp hướng đến ai? (nhiều người) => thường gặp trong ca dao. - Không chỉ dùng thành phần gọi – đáp giao tiếp hàng ngày mà cũng được dùng nhiều trong tác phẩm văn học. - Gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ). - H: Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao? (không tham gia diễn đạt...). - H: Ở câu (a) từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích (giải thích) rõ hơn cho cụm từ nào? - H: Trong câu (b) cụm C-V in đậm chú thích điều gì? - H: Những từ ngữ trên được gọi là thành phần phụ chú. Thế nào là thành phần phụ chú? Được phân biệt với những từ ngữ còn lại trong câu bằng dấu hiệu nào? Đứng ở vị trí nào trong câu? - GV đưa ví dụ thêm + "Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho giới trẻ - những người... thế kỉ tới - nhận ra điều đó,..." + Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích. - Gọi HS đọc ý 3 ghi nhớ SGK. - H: Thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú có phải là thành phần biệt lập không? Vì sao? *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. - Gọi HS đọc bài 3. Nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS lên xác định thành phần phụ chú; ghi rõ chú thích điều gì? quan hệ tới cụm từ nào trong câu. (Giải quyết câu a, d). - Gọi HS đọc bài 5 – Cho HS về nhà. - GV cho HS làm bài tập đặt câu với thành phần cảm thán. Đặt 1 câu chú thích rõ về đối tượng – nội dung: nói về nhiệm vụ của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước thế kỉ XX. (Ví dụ: Thế hệ trẻ hôm nay-chủ nhân của tương lai-cần học tập, rèn luyện... để...) - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS viết bài. I. Thành phần gọi – đáp. 1. Ví dụ: trích từ truyện "Làng". a. Này, bác có biết... -> dùng để gọi => tạo lập cuộc thoại. b.- Thưa ông, chúng cháu ở... -> dùng để đáp => duy trì cuộc thoại. ==> "Này", "thưa ông" không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu => thành phần gọi – đáp. 2. Ghi nhớ (ý 2/SGK). Bài tập 1. - Này => gọi thể hiện quan hệ trên - Vâng => đáp hàng; thân; gần gũi. Bài tập 2. Thành phần gọi – đáp: Bầu ơi => hướng đến nhiều người. II. Thành phần phụ chú: 1. Ví dụ: a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. ->chú thích rõ hơn về đối tượng (đứa con gái đầu lòng). b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao) ->chú thích rõ điều diễn ra trong trí nhớ của tác giả. ==> Những từ ngữ in đậm: không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc; bổ sung rõ 1 số chi tiết cho nội dung câu => Thành phần phụ chú: đứng giữa, cuối câu (sau những từ ngữ cần chú thích); đặt giữa 2 dấu gạch ngang "-" hoặc dấu phẩy ","... 2. Ghi nhớ (ý 3 – SGK). III- Luyện tập: 3 – 4. a. Thành phần phụ chú: mọi người – kể cả anh; đặt giữa 2 dấu phẩy => giải thích rõ đối tượng "chúng tôi". b. Bổ sung cho CN: Những người nắm giữ chìa khóa. c. Bổ sung cho CN: Lớp tư. d. Thành phần phụ chú: có ai ngờ, thương quá đi thôi; đặt trong ngoặc đơn () chú thích thái độ của người nói trước đối tượng, sự việc. 5. Viết đoạn văn. 4. Củng cố: ?Thế nào là thành phần biệt lập? Có mấy thành phần biệt lập – Cho Hs gắn sơ đồ (GV đã chuẩn bị), vị trí trong câu. - Hãy nối cột bên phải với cột bên trái sao cho đúng với nội dung của các thành phần biệt lập. 1. Thành phần tình thái. A được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 2. Thành phần gọi đáp. B. được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. 3. Thành phần phụ chú . C. được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 4. Thành phần cảm thán. D. được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm – phân biệt 4 thành phần biệt lập đã học; Biết vận dụng phù hợp khi nói và viết để tạo hiệu quả diễn đạt. - Soạn bài: Chó sòi và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 23 Ngày soạn: 12/01/2017 Tiết : 104 Ngày dạy : 14/01/2017 Văn bản: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA–PHÔNG-TEN (T.1) (Hi- pô lit- ten) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục về lẽ sống cho HS. 4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, tiếp nhận VB, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ; NL tạo lập văn bản,... II. Chuẩn bị; 1. Giáo viên: Sơ đồ cách lập luận của phần trích. 2. Học sinh: Đọc bài đọc thêm SGK/41-42 để nắm được nội dung bài thơ: Chó sói và chiên con (cừu non). Đọc kĩ văn bản nghị luận + chú thích – Xác định đúng bố cục 2 phần. Tìm hiểu: 1. Nhà khoa học Buy-phông viết về con cừu như thế nào? Nhà thơ La-phông-ten viết về con cừu như thế nào? 2. Nhà khoa học viết về con sói? Nhà thơ viết về con sói? Lần lượt tìm hiểu câu hỏi 1 đến 4/SGK. III. Phương pháp: phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn-đáp,... IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu nào cần loại bỏ của người VN khi chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? - Em chuẩn bị hành trang gì cho mình khi bước vào thế kỉ mới? 3. Bài mới:- Văn nghệ có sức cảm hóa, lôi cuốn con người như thế nào? (Lay động cảm xúc, nhận thức người đọc => người đọc tự nhận thức, tự giáo dục để hoàn thiện mình). - GV chốt => sự khác biệt của người sáng tạo nghệ thuật với nhà khoa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. - Gọi HS đọc chú thích (*) SGK. - GV nhấn mạnh các ý chính về tác giả. - H: Văn bản trích học có xuất xứ như thế nào? - GV hướng dẫn đọc: chú ý giọng nhân vật ở đoạn thơ; phần nghị luận đọc to rõ; chú ý phân biệt lời người dẫn – lời dẫn.- GV + HS đọc văn bản. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích sgk. - H: Xác định bố cục văn bản (trình tự lập luận) -> GV chốt bố cục bằng sơ đồ. + Nhận xét về cách lập luận (giống nhau) và cách triển khai (không lặp lại). - H: Bài văn đã thể hiện cách nhìn nhận 2 con vật của mấy người? Đó là ai? H: Dưới con mắt của nhà khoa học Buy- Phông cừu là con vật như thế nào? H: Dưới ngòi bút của La-Phông-Ten cừu có phải là con vật đần độn không. - HS thảo luận và trả lời theo nhóm. ==> Thuyết trình theo từng ý. - H: +Buy-phông viết về con cừu dựa trên cơ sở nào? Có đúng không? - H: +La-phông-ten viết về con cừu có điểm nào giống và khác với Buy-phông? Vì sao lại có sự khác nhau đó? (nhìn, cảm nhận con vật bằng sự liên tưởng, động lòng thương cảm...) - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận, trả lời. I. Đọc- hiểu khái quát. 1. Tác giả- tác phẩm. a. Tác giả: Hi-pô-lit Ten là 1 triết gia, sử gia, 1 nhà nghiên cứu văn học lớn của Pháp. b. Văn bản: "Chó sói... La Phông-ten" trích từ chương II, phần II của công trình nghiên cứu "La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông" (gồm 3 phần, mỗi phần gồm nhiều chương, xuất bản 1853). 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục. - Hình tượng con cừu trong thơ La Phông- ten. - Hình tượng con chó sói trong thơ La Phông- ten. èTrình tự lập luận giống nhau, cách triển khai không lặp lại. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Con cừu và sói trong cách nhìn thể hiện của nhà khoa học và nhà thơ. a. Con cừu. *Đối với nhà KH *Đối với nhà thơ - Các con cừu đều ngu ngốc, sợ sệt, đần độn. => viết chính xác đặc tính của loài cừu. - Cừu con đang đối mặt với sói: nhún nhường, thụ động, ngờ nghệch. - Cừu mẹ thân thương, tốt bụng. - Tình mẫu tử →Ngòi bút phóng thoáng, trí tưởng tượng phong phú→ nhân cách hóa => Cừu con tội nghiệp, đáng thương. 4. Củng cố. GV hệ thống lại kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà. – Học bài; - Xem lại cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống; tham khảo 1 số đề, bài làm, chuẩn bị cho bài viết số 5. V. Rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 23 Ngày soạn: 14/01/2018 Tiết : 105-106 Ngày dạy : 16/01/2018 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra tổng hợp năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh - HS nhận thức được những ưu điểm, hạn chế của mình trong các bước làm văn, từ đó có hướng khắc phục. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh) cho HS. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khoẻ, thái độ phê phán thói quen không tốt đang phổ biến trong giới trẻ. * THMT: Nội dung đề liên quan đến môi trường. 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, ... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Ra đề kiểm tra + đáp án + biểu điểm 2. Học sinh: Ôn lại một số nội dung đã học về văn nghị luận. III. Phương pháp: Thực hành viết. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng. - Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng "Hút thuốc lá" đang diễn ra phổ biến ở nước ta. - Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình. - HS chép lại đề và tiến hành làm bài. - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc... 4. Củng cố: *Hoạt động 2: Thu bài. - Hết giờ, GV tiến hành thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà chuẩn bị trước bài mới "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông Ten" V. Rút kinh nghiệm: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: Đề 1: - Thể loại: Dạng văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. - Hình thức: Bố cục đầy đủ, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng, thuyết phục, lời văn trong sáng - Nội dung: Tệ nạn hút thuốc lá Bài làm thể hiện đầy đủ các ý sau: + Giới thiệu về tính cấp bách của một số tệ nạn xã hội đang diễn ra, trong đó có nạn hút thuốc lá + Tại sao ngày nay, nhất là lớp trẻ lại thích hút thuốc lá (nguyên nhân) + Vậy hút thuốc lá có hại hay có lợi ? Nếu có hại thì tác hại của nó như thế nào đối với cộng đồng và bản thân + Thái độ của em là đồng tình hay phản đối + Cần làm gì để mọi người cùng bỏ + Lên án kịch liệt những người hút thuốc. Thái độ dứt khoát của bản thân đối với hiện tượng trên. *Đề 2: - Đặt tên phải nêu được vấn đề môi trường đang là sự bức xúc của toàn XH. (1 điểm) VD: - Hãy dừng tay với môi trường. - Nỗi đau của môi trường. - Thể loại: Dạng văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. - Hình thức: Bố cục đầy đủ, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng, thuyết phục, lời văn trong sáng - Nội dung: Bảo vệ môi trường Bài làm thể hiện đầy đủ các ý sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: bảo vệ môi trường. Thực tế nhiều người chưa có ý thức BVMT . - Những tác hại của việc ô nhiễm môi trường: + ô nhiễm môi trường.... phá vỡ cảnh quan + gây bệnh tật - Đánh giá: + Những việc làm đó là thiếu ý thức với BVMT. + Chưa có tinh thần trách nhiệm cộng đồng. + Phải lên án phê phán... - Hướng giải quyết: + Rèn cho mình có ý thức BVMT + Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo + Đây là vấn đề cấp bách của toàn XH - Khẳng định tầm quan trọng của môi trường và của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người. *Biểu điểm: - Điểm 9- 10: Bố cục bài chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ràng trong sáng, nội dung phong phú, không sai lỗi chính tả. - Điểm 7- 8: Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, nội dung đạt 70 – 80%, sai 1 - 2 lỗi chính tả - Điểm 5- 6: Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục tương đối rõ ràng, nội dung đạt 50-60%, sai 3 - 4 lỗi chính tả và cách dùng từ - Điểm 3- 4: Bố cục không rõ ràng, nội dung 30 – 40%, sai chính tả nhiều. - Điểm 1- 2: Lạc đề, bài làm không đúng yêu cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 23-LỚP 9.doc
Tài liệu liên quan