Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc và sửa chữa, xây dựng dàn ý, củng cố kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

 2. Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích một vấn đề, từ đó rút ra cho mình một nhận định khá chính xác.

 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác cho HS.

4. Năng lực được hình thành:

4.1.Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp, hợp tác

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

4.2.Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tiếp nhận văn bản: Nắm được các bước xây dựng một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 28/02/2018 Tiết : 111 Ngày dạy: 1/03/2018 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ (T.1) - Chế Lan Viên- I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng, tưởng tượng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu thương gia đình, đặc biệt là đối với mẹ. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc, viết. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thẩm mỹ: Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, ảnh, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”? 3. Bài mới:  Giới thiệu bài: Tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây cổ kim mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người VN. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoat động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản. - Gọi HS đọc rõ phần chú thích *, sgk/47 và nêu những nét cơ bản về tác giả? ? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Con cò? - Hướng dẫn đọc: giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ ngữ, câu cảm, câu hỏi như đối thoại, những câu thơ trong ngặoc kép, dựa ý ca dao (Ngủ yên! Ngủ đi! À ơi! Con làm gì? Con làm thi sĩ...). - Gọi HS đọc chú thích. - Chú thích thêm: Phủ: đơn vị hành chính trên huyện, dưới tỉnh thời phong kiến và thời Pháp thuộc. - Đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc tiếp. ? Sau khi đọc xong văn bản, em có nhận xét gì vềt hể thơ của văn bản này? ? Em có nhận xét gì bố cục của bài thơ và nội dung của mỗi đoạn? àBố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ - hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người. - Đọc rõ và trả lời: Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989) trước Cách mạng nổi tiếng với phong trào thơ mới qua tập Điêu tàn , là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. + Trả lời: được sáng tác năm 1962, in trong Hoa ngày thường - chim báo bão (1967). - Theo dõi và đọc. - Đọc - Theo dõi. - Đọc. - Trả lời: Thể thơ tự do, các câu thơ dài, ngắn không đều nhau, theo mạch cảm xúc. Số tiếng trong mỗi câu thơ cũng không hạn định. - Trả lời: 3 Đoạn. + Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ. + Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ cùng con người tren mọi chặng đường đời. + Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. - Theo dõi. I. Đọc và Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989) 2. Tác phẩm: 3. Đọc và chú thích: 4. Thể thơ: tự do. 5. Bố cục: Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh con cò trong đoạn 1. - Gọi HS đọc thầm đoạn 1. - GV đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu và nêu câu hỏi: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào? Tại sao tác giả viết: ..trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay ? - Gọi HS đọc tiếp đoạn: “Con cò bay la ... cò sợ xáo măng”. ? Đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã vận dụng theo chú thích 1 sgk? ? Các câu ca dao: Con cò bay la ... Đồng Đăng gợi lên điều gì? ? Con cò mà đi ăn đêm gợi lên hình ảnh nào ? ? Các hình ảnh về làng quê thời xưa và người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn đến với bé thơ như thế nào ? - Đọc diễn cảm. - Trả lời: Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu, con cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy. - Đọc. - Đọc. - Trả lời: Không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá nhịp nhàng, bình yên thong thả như nhịp ca dao. - Trả lời: Người mẹ, người phụ nữ vất vả lăn lội kiếm sống giống như con cò trong thơ Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quảng vắng (Thương vợ) và trong các câu ca dao xưa. - Trả lời: Hình ảnh làng quê đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức qua nhịp ba, khởi đầu con đường dưa bé thơ vào thế giới tâm hồn của ca dao, dân ca, lời ru, điệu hồn dân tộc và nhân dân. Tuổi ấu thơ chưa cần hiểu các điều trên, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ. II. Đọc và Tìm hiểu chi tiết: 1. Hình ảnh biểu tượng con cò. - Hình ảnh con cò đến với trẻ thơ môt cách vô thức. 4. Củng cố: - Khái quát nội dung đã tìm hiểu. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại bài, học bài. - Chuẩn bị bài: Con cò (T.2) V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 25 Ngày soạn: 28/02/2018 Tiết : 112 Ngày dạy: 1/03/2018 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ (T.2) - Chế Lan Viên- I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng, tưởng tượng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu thương gia đình, đặc biệt là đối với mẹ. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc, viết. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thẩm mỹ: Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, ảnh, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ? 3. Bài mới:  HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hểu con cò trong đoạn 2. - Đọc diễn cảm đoạn 2. ? Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ với một động thái như thế nào? ? Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của con khi con tới trường như thế nào? ? Cánh cò từ trong tiềm thức sẽ đi theo con đến trưởng thành ra sao? à Hình ảnh con cò trong ca dao, qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của tác giả như bay ra từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người. Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự che chở, bao dung, dìu dắt, nâng đõ dịu dàng, bền bỉ của mẹ hiền. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh con cò trong đoạn 3. - Đọc diễn cảm đoạn thơ thứ 3. ? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ 3 có gì phát triển so với hai đoạn thơ trên? Nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình mẹ? à Từ cảm xúc mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên và cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của nhà thơ này. ? Bốn câu thơ cuối lại gợi cho em liên tưởng gì ? Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Khái quát nội dung. - Cho biết những thành công nghệ thuật của bài thơ. - Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/48 - Đọc diễn cảm. - Trả lời: Cò đứng ở quanh nôi, rồi cò vào trong tổ, con ngủ yên thì cò mới ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi: có đùm bọc tuổi thơ như người mẹ bên con. - Trả lời: Mai khôn lớn con theo cò đi học. Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. à Cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con. - Trả lời: Lớn lên, lớn lên, lớn lên Con làm gì ? Con làm thi sĩ !. à Cò còn đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước. - Đọc diễn cảm. - Trả lời: Hình ảnh con cò ở đây nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời: Dù ở gần con Dù mãi xa con Lên rừng xuống biển Cò mãi yêu con Đoạn trên, con cò là bạn, là anh, là chị của bé, đoạn này con cò lại là cò mẹ cả đời dắm đuối vì con. Từ đó nhà thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. - Theo dõi. - Trả lời: 4 câu thơ cuối cùng trở lại với âm hưởng lời ru với điệp ngữ: ngủ đi, ngủ đi mở đầu và hình anh con cò, cánh cò vỗ cánh qua nôi, đúc kết ý nghĩa phong phú và sâu thẳm. - Theo dõi. - Trả lời. - Đọc ghi nhớ, sgk/48. 2. Hình ảnh con cò trong đoạn 2: - Liên tưỏng và tưởng tượng phong phú của tác giả: lòng mẹ, sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bĩ của mẹ hiền. 3. Hình ảnh con cò trong đoạn 3: III. Tổng kết: Ghi nhớ: ( sgk/48). 4. Củng cố: - Khái quát nội dung đã tìm hiểu - Gọi HS đọc phần đọc thêm. - Hướng dẫn luyện tập. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại bài, học bài. - Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 25 Ngày soạn: 28/02/2018 Tiết : 113 Ngày dạy: 2/03/2018 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc và sửa chữa, xây dựng dàn ý, củng cố kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích một vấn đề, từ đó rút ra cho mình một nhận định khá chính xác. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác cho HS. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tiếp nhận văn bản: Nắm được các bước xây dựng một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ ghi hệ thống kiến thức thơ... 2. Học sinh: - Lập bảng ôn tập theo yêu cầu của giáo viên, trả lời các câu hỏi ở SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày dàn ý của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. - Gọi HS đọc các đề trong SGK. ? Các đề trên có điểm gì giống và khác nhau? - Gọi 3, 4 HS đặt 1 đề tương tự. ? Hãy xác định yêu cầu của đề? ? Để giải quyết được yêu cầu của đề, cần lấy kiến thức ở đâu? ? Dựa vào câu hỏi gợi ý, em hãy nêu những câu hỏi tìm ý của mình. - Cho 3 đến 4 HS trình bày. - GV chốt, bổ sung – giúp HS nắm được những ý cơ bản cần bàn bạc của dạng đề này. + Trên cơ sở các ý tìm được, lập dàn ý (dựa vào dàn ý và viết bài SGK để lập một dàn ý chi tiết). - HS chuẩn bị vào bảng phụ để thuyết trình. - GV hướng dẫn lớp so sánh, nhận xét, bổ sung. - Cho HS xem lại phần chuẩn bị viết đoạn ở nhà => thảo luận trao đổi để hoàn chỉnh. - Lần lượt cho HS trình bày từng đoạn => lớp nhận xét, bổ sung (nội dung, cách liên kết câu, đoạn). ? Qua bài tập rút ra cách làm bài nghị luận... - HS đọc. - HS quan sát các đề (bảng). - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - HS chuẩn bị vào bảng phụ để thuyết trình. - HS trình bày - HS đọc ghi nhớ (SGK). I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Ví dụ: Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường". Đề 2: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 3: Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Đề 4: Tinh thần tự học. => Giống: đều yêu cầu nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng (đề1, 2, 4) hoặc đạo lý (đề 3). Khác: có đề kèm theo mệnh lệnh (đề 1, 2) hoặc có đề mở (đề 3, 4). II. Cách làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý. 1. Ví dụ: Suy nghĩ về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". a. Tìm hiểu đề, tìm ý. - Kiểu bài: nghị luận về một đạo lý. - Vấn đề nghị luận: "Uống nước nhớ nguồn" => lòng biết ơn cội nguồn tổ tiên. - Yêu cầu nghị luận: suy nghĩ (nhìn nhận, đánh giá). *Tìm ý. (1) "Uống nước nhớ nguồn" thể hiện rõ đạo lý gì? dựa vào cơ sở nào để hiểu như vậy? - Giải thích nghĩa đen: uống, nguồn? (cội nguồn, nguồn gốc). => "Uống nước nhớ nguồn": uống nước phải biết nước bắt nguồn từ đâu. - Giải thích nghĩa hàm ý: con người phải nhớ tới cội nguồn, tổ tiên, nhớ đến người làm nên những điều tốt đẹp để ta hưởng thụ. (2) Em đánh giá như thế nào về đạo lý này? - Khẳng định... - Có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? => là lời khuyên, nhắc nhở để mỗi người biết sống đúng đạo lý làm người tốt đẹp... (như thế nào?); phê phán những kẻ đi ngược lại... (như thế nào?) - Có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? -> thể hiện sự kế thừa... => 1 gia đình, 1 xã hội tốt đẹp, bền vững. - Cần làm gì để thực hiện tốt đạo lý này? => trân trọng, giữ gìn, phát huy, nhân rộng đạo lý bằng việc làm cụ thể (như thế nào?). b. Lập dàn ý. b.1. Mở bài: Nêu đạo lý cần nghị luận: uống nước hớ nguồn – thái độ nhớ ơn... b.2. Thân bài: - LĐ1: Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ để làm rõ đạo lý. + Nghĩa đen. + Nghĩa hàm ý. - LĐ2: Nhận định, đánh giá ý nghĩa, vai trò của đạo lý... + Hoàn toàn đúng? Vì sao? => mỗi người luôn được hưởng... => phải biết ơn. + Đạo lý này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người. + Đạo lý này có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội. - LĐ3: Cần làm gì để thể hiện thái độ "nhớ nguồn". b.3. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa giá trị đạo lý: là 1 đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta... - Nhận thức của bản thân... c. Viết bài: d. Đọc lại và sửa chữa. 2. Ghi nhớ: (SGK) 4. Củng cố. Cách làm bài nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lý có gì khác với bài nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Phân biệt được hai dạng bài nghị luận xã hội. - Chuẩn bị tiết luyện tập: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 25 Ngày soạn: 17/02/2016 Tiết : 114 Ngày dạy: 19/02/2016 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ (T.2) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc và sửa chữa, xây dựng dàn ý, củng cố kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích một vấn đề, từ đó rút ra cho mình một nhận định khá chính xác. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác cho HS. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ ghi hệ thống kiến thức thơ... 2. Học sinh: - Lập bảng ôn tập theo yêu cầu của giáo viên, trả lời các câu hỏi ở SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày dàn ý của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: HDHS luyện tập. - GV giao nhiệm vụ: Tổ 1,2 đề: lòng biết ơn thầy cô giáo. Tổ 3,4 đề: “có chí thì nên”. - Cho 2 tổ so sánh, đối chiếu => nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - HS thảo luận, xây dựng dàn ý khái quát => trình bày vào bảng phụ. III. Luyện tập. Bài tập 1: Lập dàn ý đề: Lòng biết ơn thầy cô giáo. Bài tập 2: Lập dàn ý đề: Có chí thì nên. *Dàn ý 1: 1. Mở bài: Nêu vấn đề (đạo lý): lòng biết ơn thầy cô giáo => 1 biểu hiện cảu đạo lý "uống nước nhớ nguồn". 2. Thân bài: -LĐ1: Vì sao phải biết ơn thầy cô? Phân tích biểu hiện. - LĐ2: Đánh giá ý nghĩa của thái độ biết ơn đối với...? + Thể hiện đạo lý: Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... + "Trọng thầy mới được làm thầy" => mới góp phần xây dựng truyền thống đạo lý tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội phát triển, bền vững... -LĐ3: Phải thể hiện lòng biết ơn thầy cô như thế nào là đúng đắn. 3. Kết bài: Khẳng định truyền thống "Tôn sư trọng đạo...". *Dàn ý 2: 1. Mở bài: Nêu tư tưởng nghị luận: Có chí thì nên => người có ý chí là người thành công. 2. Thân bài: - LĐ1: Giải thích câu tục ngữ: Có chí thì nên, vì sao có chí thì nên? - LĐ2: đánh giá ý nghĩa tư tưởng: + Đối với mỗi người: giúp con người vượt khó, vươn lên đến mục đích đặt ra: có thể lamd được việc lớn; nhắc nhở những con người thiếu ý chí nghị lực. - LĐ3: Rèn luyện "chí" như thế nào? Sử dụng "chí" như thế nào? 3. Kết bài: Khẳng định... 4. Củng cố. - GV hệ thống lại toàn bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị tiết: Trả bài Tập làm Văn số 5. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 25 Ngày soạn: 17/02/2016 Tiết : 115 Ngày dạy: 19/02/2016 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 4 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp HS tự đánh giá bài làm, thấy được ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa trong bài văn tới. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa lỗi. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tốt hơn trong quá trình làm bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bài đã chấm + ưu, khuyết điểm. 2. Học sinh: - Lập dàn ý bài văn. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Hoạt động 1: - GV gọi HS nhắc lại đề bài. - GV ghi đề lên bảng. - Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng "Hút thuốc lá" đang diễn ra phổ biến ở nước ta. - Đê 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình. - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày dàn bài. - HS khác nhận xét, bổ xung. - GV nhận xét, rút ra dàn bài chung. *Dàn ý chung: Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: - Thể loại: Dạng văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. - Hình thức: Bố cục đầy đủ, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng, thuyết phục, lời văn trong sáng Đề 1: - Nội dung: Tệ nạn hút thuốc lá. a. Mở bài: Giới thiệu về tính cấp bách của một số tệ nạn xã hội đang diễn ra, trong đó có nạn hút thuốc lá. b. Thân bài: + Tại sao ngày nay, nhất là lớp trẻ lại thích hút thuốc lá (nguyên nhân). + Vậy hút thuốc lá có hại hay có lợi? Nếu có hại thì tác hại của nó như thế nào đối với cộng đồng và bản thân. + Thái độ của em là đồng tình hay phản đối. + Cần làm gì để mọi người cùng bỏ. c. Kết bài: Lên án kịch liệt những người hút thuốc. Thái độ dứt khoát của bản thân đối với hiện tượng trên. Đề 2: - Đặt tên phải nêu được vấn đề môi trường đang là sự bức xúc của toàn XH. (1điểm) VD: - Hãy dừng tay với môi trường. - Nỗi đau của môi trường. - Nội dung: Bảo vệ môi trường. a. Mở bài : - Hiện tượng vứt rác bừa bãi khá phổ biến hiện nay. - Để giảm thiểu hiện tượng trên mọi người phải có ý thức và cần chấm dứt. b.Thân bài: * Vứt rác bừa bãi là hiện tượng khá phổ biến - Vứt rác trên đường, ném từ trong xe ra, từ nhà ranơi công cộng - Các loại rác: Vỏ hộp, kẹo cao su, giấy, bao bì ni lông * Hậu quả của nạn vứt rác bừa bãi: - Gây ô nhiễm môi trường -> làm chết các vi sinh vật, gây bệnh cho con người - Làm mất mĩ quan của những nơi công cộng - Rác thải bừa bãi gây nguy hiểm như mảnh chai làm đứt chân, nhiễm trùng * Nguyên nhân của hiện tượng trên: - Sự nhận thức của mọi người về tác hại của rác còn hạn chế - Sự vô ý thức của một số người - Chưa có nhiều thùng đựng rác ở nơi công cộng - Do chưa có biện pháp xử lí nghiêm với những người vi phạm *Biện pháp khắc phục: - Giáo dục con người về ý thức từ trong nhà đến nhà trường, ra ngoài xã hội - Có các thùng rác và đặt biển cấm ở nhiều nơi - Có hình thức xử phạt với những người vứt rác bừa bãi - Nhanh chóng xử lí các rác thải - Tổ chức phong trào, hành động để làm đẹp môi trường c. Kết bài: - Tuyên truyền cho mọi người không vứt rác bừa bãi - Giáo dục mọi người ý thức giữ gìn vệ sinh chung và nơi công cộng *Hoạt động 2: Nhận xét - Ưu điểm: + Đa số các em nắm được yêu cầu của đề, bài viết đúng thể loại, đúng yêu cầu. + Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ. + Diễn đạt logic, trong sáng,... + Đã có sự đầu tư vào bài làm. - Tồn tại: + Một số em không làm được bài. + Diễn đạt chưa rã ràng, lan man. + Dùng từ ngữ chưa chính xác, đặt câu không hợp lí. + Trình bày cẩu thả, bẩn, sai lỗi chính tả nhiều. + Chất lượng bài viết chưa cao. *Hoạt động 3: GV trả bài cho HS. - HS đọc một số bài viết tiêu biểu. - GV tiến hành sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại bài làm, ôn tập lại kiến thức văn tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm. - Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ. V. Rút kinh nghiệm: .. .. .. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGỮ VĂN 9 - Tuan 25 (1).doc
Tài liệu liên quan