Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tuợng.

- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể cho đối tượng thuyết minh.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.

4. Năng lực được hình thành:

4.1.Năng lực chung:

- Năng lực viết khi luyện tập viết bài văn.

- Năng lực giao tiếp khi trao đổi bài.

- Năng lực tư duy và sáng tạo.

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 17/9/2017 Tiết 12 Ngày dạy: 19/9/2017 Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VÀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM. I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB. * GDKNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. - Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. - Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em. 3. Thái độ: - Ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong học tập và cuộc sống. Không ỷ lại vào người khác. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc, viết. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thẩm mỹ: Nắm bắt được giá trị cốt lõi về các quyền của trẻ em. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc kĩ văn bản; giải thích từ: tuyên bố; xem lại: Công ước quốc tế về quyền trẻ em (GDCD 6). III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - H: Vì sao Mac-ket kêu gọi nhân loại phải đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân? Em sẽ làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi đó? 3. Bài mới: - H: Hai câu thơ: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan" Là của ai? Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào? - GV chốt ý, vào bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. - H: Nêu xuất xứ văn bản. - H: Thế nào là "Tuyên bố"? (trịnh trọng và chính thức nói cho mọi người biết.) - GV giới thiệu thêm cho HS vì sao lại có hội nghị trên? (Bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỉ: KHKT phát triển, kinh tế tăng trưởng, hợp tác giữa các quốc gia mở rộng→ tạo điều kiện thuận lợi để... vì sự phân hóa mức sống giữa các nước, trong 1 nước, bạo lực, chiến tranh... →trẻ em thất học...) - GV hướng dẫn đọc: chậm, rõ, chính xác. - GV + HS đọc toàn văn bản - GV nhận xét - GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó trong Sgk. - H: Văn bản này thuộc kiểu loại nào? - H: Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu ý nghĩa chính của mỗi phần? - H: Ngoài các phần trên văn bản còn có những phần nào? - Ngoài ra văn bản còn có phần “Cam kết” và “Những bước tiếp theo” khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình cụ thể thể hiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. - H: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.. - Gọi HS đọc mục 1 và 2. - H: Nội dung và ý nghĩa của từng mục vừa đọc? - Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em và quyền sống của chúng trên thế giới này. - *GDKNS:Kĩ: Em nghĩ gì về cách nhìn như thế của cộng đồng thế giới đối với trẻ em? - Là cách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm đối tương lai của thế giới, đối với trẻ em - Quan sát lại từ mục 3-7 + các chú thích. - H: Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao vào thời điểm cuối thế kỉ 20? Đưa 1 số dẫn chứng thực tế để minh họa. - H: Nhận xét cách phân tích thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới của người trình bày? - GDKNS: Thực trạng của trẻ em Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hiện nay như thế nào? - GV: ở Irắc có chiến tranh, trẻ em cũng phải cầm súng chiến đấu và bị giết hại; Châu Phi có rất nhiều trẻ em nhiễm HIV, đói nghèo, thất học, bị bóc lột, đánh đập, lạm dụng tình dục ... nạn buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam Á sau động đất sóng thần - GDKNS: Những nỗi bất hạnh đó của trẻ em có thể được giải thoát bằng cách nào? - Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xoá bỏ đói nghèo - H: Em hiểu thế nào là sự thách thức đối với các nhà chính trị? - Là những khó khăn trước mắt cần phải vượt qua. - H: Từ đó tổ chức Liên hợp quốc đã có thái độ như thế nào trước những bất hạnh của trẻ em? - Nhận thức rõ thực trạng của trẻ em và quyết tâm giúp các em vượt qua. - GV chốt ý. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ: Văn bản trích từ bản "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em" ngày 30-9-1990. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng: nghị luận chính trị xã hội. 4. Bố cục: - Mục 1,2: khẳng định quyền được sống, phát triển của trẻ em trên toàn thế giới Kêu gọi nhân loại quan tâm đến vấn đề này. - Mục 3-7: Sự thách thức – thực tế cuộc sống trẻ em... - Mục 10-17: những nhiệm vụ cần làm. => Bố cục chặt chẽ, hợp lý. II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Mở đầu: - Mục đích, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao. - Đặc điểm tâm sinh lí và quyền sống của trẻ em. => Nguyên nhân và mục đích của hội nghị. 2. Thực tế về cuộc sống của trẻ em trên thế giới. - Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc; sự xâm lược... - Chịu đựng những thảm họa: đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ. - Tử vong do suy dinh dưỡng, bệnh tật... -> Cách phân tích ngắn gọn, rành mạch, đầy đủ, cụ thể các nguyên nhân đẩy trẻ em vào cuộc sống khổ cực nhiều mặt => Đó là sự thách thức đối với chính phủ và các tổ chức quốc tế. 4. Củng cố: GV củng cô lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà:- chuẩn bị: Viêt bài Tập làm văn số 1. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần 3 Ngày soạn: 19/09/2017 Tiết 13-14 Ngày dạy:21/09/2017 Tập làm văn : BÀI VIẾT SỐ 1 - VĂN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn thuyết minh có kết hợp một số BPNT và yếu tố miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày đoạn văn, bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: - HS có thái độ trân trọng, tự hào với những loại cây trồng, sản phẩm truyền thống của quê hương; Tình yêu thương đối với các loài vật nuôi. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Ra đề kiểm tra, đáp án. 2. Học sinh: Ôn lại tiết 4, 5, 9, 10 và một số bài văn tham khảo, nắm được cách sử dụng BPNT, yếu tố miên tả trong VBTM. III. Phương pháp: Tự luận. IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. *Hoạt động 2: GV chép đề lên bảng: *Đề: Viết bài thuyết minh về con trâu ở quê em. - HS chép lại đề và tiến hành làm bài. - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài. * Đáp án - Biểu điểm. 1) Yêu cầu: a. Thể loại: Văn thuyết minh kết hợp các biện pháp nghệ thuật (miêu tả,) b. Nội dung: Bài làm cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. - Vai trò của con trâu trong nghề làm ruộng, trong việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ, trong lễ hội, đình đám, trong truyện cổ dân gian, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, tranh dân gian.... - Con trâu đối với nhà nông, với tuổi thơ. - Con trâu trong tình cảm của người dân Việt Nam. 2) Cách chấm: - Điểm 9-10: Bài làm đảm bảo về thể loại, làm rõ yêu cầu nội dung; bố cục chặt chẽ; lời văn trong sáng; diễn đạt mạch lạc, sinh động, thuyết phục, có sự sáng tạo trong việc vận dụng các BPNT và miêu tả trong bài viết. - Điểm 7-8: Bài làm đảm bảo về thể loại, nội dung; bố cục chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; nội dung thuyết minh có một vài ý chưa làm rõ đặc điểm đang thuyết minh; hoặc thiếu một ý cơ bản; có sai sót về diễn đạt, chính tả nhưng không đáng kể. - Điểm 5-6: Bài làm đảm bảo yêu cầu về thể loại, nội dung; có bố cục 3 phần; sử dụng các BPNT hoặc yếu tố miêu tả chưa hiệu quả; Nội dung thuyết minh còn sơ sài, sai sót trong diễn đạt,chính tả. - Điểm 3-4: Bài làm đảm bảo về nội dung, bố cục chưa chặt chẽ, đầy đủ; chưa biết sử dụng BPNT về yếu tố miêu tả - Điểm 1-2: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề. 4. Củng cố: - Hết giờ, GV tiến hành thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - HS về nhà xem lại đề bài và cách làm của mình. - Chuẩn bị: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” (T.2) V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần: 03 Ngày soạn: 17/9/2017 Tiết: 11 Ngày dạy: 19/9/2017 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tuợng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể cho đối tượng thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực viết khi luyện tập viết bài văn. - Năng lực giao tiếp khi trao đổi bài. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sáng tạo văn bản: Xây dựng thành thạo văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố nào? Yếu tố đó có tác dụng gì? 2. Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn ở bài tập 2, sgk/26 và cho biết vai trò của chúng. (- Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. - Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.) 3. Bài mới : Khi chúng ta học bất cứ vấn đề gì mà nếu có khâu luyện tập thì nó cũng sẽ nhuần nhuyễn và được nắm một cách vũng chắc hơn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý. @ Gọi HS đọc đề bài, sgk/28. (Bảng phụ) @ Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? @ Như vậy với đề bài này cần trình bày những ý nào? @ Nên sắp xếp bố cục của bài như thế nào? Nội dung từng phần gồm những gì? (Theo dõi, ghi lại ý của HS và hướng dẫn hoàn thiện.) @ Tham khảo bài văn thuyết minh ở về con trâu ở sgk và cho biết em có thể sử dụng những ý gì cho bài văn thuyết minh của mình? Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đoạn, viết bài. @ Văn bản thuyết minh về con trâu ở sgk đã sử dụng yếu tố miêu tả chưa? @ Em hãy viết đoạn mở bài có sử dụng yếu tố miêu tả? (Lưu ý gợi mở HS mở bài bằng nhiều cách khác nhau.) @ Gọi HS đọc bài làm của mình? @ Hướng dẫn HS nhận xét mở bài của bạn và hoàn thiện. @ Dựa vào dàn ý, em hãy viết đoạn con trâu trong việc làm ruộng? Chú ý: GV cho HS thuyết minh những ý: trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa... @ Gọi HS trình bày, hướng dẫn lớp nhận xét. Có thể cho HS tham khảo đoạn văn mẫu. @ Cho HS theo dõi đoạn trích. (bảng phụ) Ca dao ta có câu: «Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài .... cày với ta. » Con trâu sớm hôm gắn bó với người nông dân là ở việc cày ruộng, bừa đất, kéo xe chở lúa. Dù dưới cái nắng chói chang hoặc dưới những cơn mưa như trút nước, trâu vẫn gồng mình kéo cày sâu dưới đất bùn để cho tơi đất. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Ngoài cày ruộng, trâu còn được dùng để kéo xe. (Theo Đỗ Ngọc Thống) @ Em có nhận xét gì về câu văn được gạch dưới? @ Viết đoạn văn tương tự. @ Gọi HS trình bày, cho HS khác nhận xét, bổ sung. @ Hãy viết kết bài cho đề văn. @ Sửa chữa, hoàn thiện. @ Đọc. @ Trả lời: Vấn đề cần trình bày đó là: con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam. @ Trả lời: Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam. Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng; con trâu trong cuộc sống làng quê. @ Thảo luận: Tìm hiểu bố cục. A. MỞ BÀI: Giới thiệu chung về con trâu trên đông ruộng Việt Nam. B. THÂN BÀI: - Con trâu trong đời sống vật chất: + Là tài sản lớn của người nông dân (con trâu là đầu cơ nghiệp): kéo xe, cày, bừa + Là công cụ lao động quan trọng. + Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mỹ nghệ. - Con trâu trong đời sống tinh thần: + Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ. + Trong các lễ hội đình đám. C. KẾT BÀI: Tình cảm của người nông dân với con trâu. @ Trả lời độc lập. @ Trả lời: Văn bản chỉ đơn thuần thuyết minh đầy đủ những chi tiết khoa học về con trâu, chưa có yếu tố miêu tả. @ Làm bài độc lập. Có thể mở bài bằng nhiều cách: - Giới thiệu: ở Việt Nam đến bất kì miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng. - Có thể mở bài bằng cách nêu mấy câu tục ngữ, ca dao về trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.” - Hoặc có thể bắt đầu bằng cách tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ,...à Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam. @ Đọc. @ Thực hiện theo hướng dẫn. @ Viết đoạn. Cần giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó (vận dụng tri thức về sức kéo. Sức cày ở bài thuyết minh khoa học vè con trâu). @ Thực hiện theo hướng dẫn. @ Theo dõi. @ Trả lời: Đó là câu văn miêu tả. @ Viết. @ Trình bày, nhận xét, sửa chữa. @ Viết. @ Lắng nghe và rút kinh nghiệm * Đề: “Con trâu ở làng quê Việt Nam”. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 2. Lập dàn ý: 3. Xây dựng đoạn: 4. Củng cố: @ Yếu tố miêu tả sử dụng trong bài văn thuyết minh có tác dụng gì? @ Có phải lúc nào bài văn thuyết minh cũng cần yếu tố miêu tả không? 5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS: - Tập xây dựng dàn ý bài văn thuyết minh, chú ý đưa yếu tố miêu tả vào để bài văn sinh động, giàu sức thuyết phục hơn - Chuẩn bị tiết Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Tìm hiểu Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần 3 Ngày soạn: 20/9/2017 Tiết 15 Ngày dạy: 22/9/2017 Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VÀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM (T.2) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB. * GDKNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. - Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. - Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em. 3. Thái độ: - Ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong học tập và cuộc sống. Không ỷ lại vào người khác. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực đọc, viết. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực tư duy và sáng tạo. 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thẩm mỹ: Nắm bắt được giá trị cốt lõi về các quyền của trẻ em. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc kĩ văn bản; giải thích từ: tuyên bố; xem lại: Công ước quốc tế về quyền trẻ em (GDCD 6). III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - H: Vì sao Mac-ket kêu gọi nhân loại phải đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân? Em sẽ làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi đó? 3. Bài mới: - H: Thực tế về cuộc sống của trẻ em trên thế giới ? - GV chốt ý, vào bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. - Gọi HS đọc mục 8, 9. - H: Trong tình hình thực tế của toàn cầu, có những điều kiện thuận lợi nào cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hãy tóm tắt từng điều kiện. - H: Em có nhận xét gì về những cơ hội trên? có khả thi, khả quan không? *GDKNS: Kĩ thuật động não: Với điều kiện hiện tại của nước ta, nhà nước, các tổ chức xã hội đã bảo vệ, chăm sóc trẻ em như thế nào? (Nước ta có đủ phương tiện, kiến thức Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng; chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng: trường học, khám chữa bệnh miễn phí, làng SOS, Ủy ban chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em., trung tâm bảo trợ...) - GV kết luận, chuyển ý. - H: Bản tuyên bố nêu rõ bao nhiêu nhiệm vụ, đó là những nhiệm vụ nào? - GV kết luận những nhiệm vụ cơ bản. - H: Nhận xét những nhiệm vụ đề ra? (Có thiết thực, cụ thể, đầy đủ...?) - H: Vì sao tuyên bố lại đưa ra những nhiệm vụ này mà không phải là nhiệm vụ khác? - Đây là những nhiệm vụ cụ thể, hợp lý vì được thiết lập trên tình trạng thực tế. - H: Tại sao bản tuyên bố lại cho rằng bảo vệ, chăm sóc trẻ em là công việc quan trọng cấp bách đối với cả cộng đồng và mỗi nước? *Hoạt động 3: Tổng kết. - H: Qua văn bản + qua thực tế, vì sao cộng đồng quốc tế lại rất quan tâm việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em? - H: Nhận xét hình thức trình bày của văn bản? Giống với cách trình bày của loại vưn bản nào? (Hiến pháp, công lệnh...).- HS đọc ghi nhớ sgk *Hoạt động 4: Luyện tập - * GDKNS: Trình bày 1 phút: Nêu ý kiến của em về sự quan tâm của Đảng - Nhà nước đối với trẻ em hiện nay? Để xứng đáng với sự quan tâm đó em thấy mình cần phải làm gì? - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung: II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Mở đầu: 2. Thực tế về cuộc sống của trẻ em trên thế giới. 3. Cơ hội để đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Sự liên kết lại của các quốc gia có ý thức cao về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên cơ sở công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể: tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh, công bằng xã hội. -> Rất khả quan, đảm bảo công ước quốc tế về trẻ em được thực hiện. 4. Nhiệm vụ. - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng (thể chất); phát triển giáo dục cho trẻ em (kiến thức, nhân cách), nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (tinh thần). - Củng cố gia đình, bình đẳng nam nữ, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, bình đẳng, xóa nợ các nước nghèo... tạo điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn. - Mỗi quốc gia cần tự nỗ lực liên tục và hợp tác quốc tế về vấn đề này. Cách nêu nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, cấp thiết bằng lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng. => Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu vì: Liên quan trực tiếp đến tương lai mỗi quốc gia, nhân loại; Thể hiện trình độ văn minh của XH. III. Tổng kết. 1. Nội dung: bảo vệ, chăm sóc trẻ em là 1 nhiệm vụ quan trọng trong từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì nó liên quan đến sự phát triển tương lai của đất nước, nhân loại; thể hiện được trình độ văn minh của 1 quốc gia. 2. Nghệ thuật: văn bản trình bày theo từng mục, từng ý rõ ràng cụ thể; bố cục chặt chẽ. * Ghi nhớ sgk. IV. Luyện tập 4. Củng cố: Gia đình, địa phương, các đoàn thể nơi em ở đã quan tâm đến trẻ em như thế nào? Em sẽ làm gì trước sự ưu ái của gia đình và xã hội? (quí trọng bản thân...) *GV hướng dẫn HS củng cố bài học qua sơ đồ tư duy: 5. Hướng dẫn về nhà: - Đánh giá được giá trị văn bản (đề tài, hình thức). - Ôn lại 5 phương châm hội thoại; chuẩn bị: Các phương châm hội thoại (tt) V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT3.doc
Tài liệu liên quan