Tiết 156:
Biên bản
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn SGK, SGV, một vài biên bản.
HS: Soạn bài,SGK.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
32 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 đến 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i người nhà giàu qua câu in đậm.
-Nhận xét,đánh giá.
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập 2/111 (a)
“Ý đồ của Tuấn hỏi Nam là gì
-Nam có trả lời theo ý đồ đó không ? Vậy chữ in đậm , hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2(b)/111
-Câu in đậm hàm ý gì? Có đáp đúng câu hỏi của Lan không?
HS: nhắc lại K/n
-Đọc và xác định yêu cầu BT1,2.
-Chọn và điền vào bảng tổng kết.
-Đọc đoạn văn đã chuẩn bị.
-Nhận xét về sự liên kết về ND và HT.
HS: nhắc lại K/n
-Đọc BT1 và xác định yêu cầu.
-Suy nghĩ, làm BT và trình bày kết quả.
-Đọc BT2.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ,trao đổi,trả lời.
-Suy nghĩ,trả lời.
II.Phép liên kết
1.Bài tập1,2:
Phép liên kết
Lập từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé- cô bé
Cô bé – nó “bây giờ nữa”, thế
Nhưng nhưng rồi
và
2.Bài tập3: Nêu sự liên kết về nội dung và hình thức.
III.Nghĩa tường minh và hàm ý.
1.Bài tập 1/111
Trong câu in đậm ở cuối truyện , người ăn mày muốn nói với người nhà giàu rằng “Địa ngục là chỗ của các ông”
2.Bài tập2:
a.Từ câu in đậm , có thể hiểu “Đội bóng chơi không hay”
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói lạc đề)
b.Câu in đậm hàm ý là “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”
-Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng (Nội dung đáp còn thiếu)
4.Củng cố:
GV: hệ thống lại những kiến thức cần ôn tập, chuẩn bị cho tiết kiểm tra tiếng việt sắp tới.
5. Hướng dẫn học tập:
Về nhà xem và ôn lại những kiến thức về phần tiếng Việt. Chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn : ..... / .... /2018
Tiết 153:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3.Thái độ:
Cảm phục trước tính cách dũng cảm, lạc quan, yêu đời của các cô thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II.Chuẩn bị :
GV:SGV, SGK, Giáo án, sách tham khảo .
HS: Soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt văn bản “Bến quê? Nêu cảm nhận về nhân vật Nhỉ?
3. Bài mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
? Nêu ngắn gọn tiểu sử tác giả.
?Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện.
-Yêu cầu HS đọc văn bản.
? Tóm tắt truyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Tổ nữ TNXP trinh sát mặt đường gồm những ai ? (Định, Nho, chị Thao).
?Hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ như thế nào.
?Họ có những nét chung nào về phẩm chất.
( Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy, có tinh thần trách nhiệm cao và tình đồng đội gắn bó.)
-Đọc chú thích.
-Nêu vài nét về tác giả.
-Nêu hoàn cảnh sáng tác.
-Đọc văn bản.
-Tóm tắt truyện.
-Trả lời.
-Suy nghĩ,trình bày.
-Nhận xét,bổ sung.
I.Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả: Lê Minh Khuê: 1949.
- Quê: Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
-Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
2.Tác phẩm:
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi(1971) lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Hoàn cảnh sống,chiến đấu và tính cách của tổ nữ TNXP trinh sát mặt đường.
a.Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
-Họ sống và chiến đấu trên một cao điểm,trọng điểm.
-Nhiệm vụ được giao hết sức nguy hiểm,có thể chết bất cứ lúc nào:chạy trên cao điểm giữa ban ngày phá bom,đặt thuốc nổ và châm ngòi.
b.Phẩm chất của ba cô gái thanh niên xung phong:
-Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao,quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
-Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh,không quản khó khăn,gian khổ,hiểm nguy.
-Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.
-Hay xúc động, nhiều mơ mộng,dễ vui dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
-Hồn nhiên, lạc quan.
4.Củng cố:
? Nêu cảm nhận của mình về các nhân vật, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước?
5. Hướng dẫn học tập:
Về nhà xem lại toàn bài. Tìm hiểu về cá tính riêng của từng nhân vật. Tiết sau học tiếp.
IV.Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..... / ..... /2018
Tiết 154:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3.Thái độ:
Cảm phục trước tính cách dũng cảm, lạc quan, yêu đời của các cô thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II.Chuẩn bị :
GV:SGV, SGK, Giáo án, sách tham khảo .
HS: Soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt văn bản “Những ngôi sao xa xôi”? Nêu cảm nhận về các cô gái TNXP?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV: Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy, có tinh thần trách nhiệm cao và tình đồng đội gắn bó. Mỗi người có cá tính riêng.
-Phương Định-cô gái Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn.
-Chị Thao lớn tuổihơn nên dự tính tương lai thiết thực hơn,trong công việc thì bình tĩnh và quyết liệt nhưng sợ nhìn thấy máu.
-Nho lúc bướng bỉnh,mạnh mẽ,lúc lại lầm lì cực đoan,thích thêu hoa rực rỡ,lòe loẹt trên chăn gối.
GV:Trong 3 nhân vật thì Phương Định là nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính – một cô gái giàu cảm xúc,hồn nhiên mơ mộng,luôn nhớ về những kỷ niệm tuổi thiếu nữ với gia đình.
? Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định.
Theo em, ở nhân vật Phương Định, ta nhận thấy điều gì nổi trội nhất ?
? Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến tâm lí của cô trong một lần phá bom như thế nào. (Hồi hộp,lo lắng,căng thẳng, có nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt,không cụ thể – Diễn biến tâm lí rất chân thực).
Hoạt động3:HD tổng kết.
? Nhận xét đặc điểm nghệ thuật của truyện ? (Truyện ngắn, thuật lại ở ngôi thứ nhất ® thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm. Miêu tả kết hợp với kể chuyện, giọng kể thay đổi theo hoàn cảnh rất tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật: trẻ trung, hồn nhiên, đầy nữ tính).
Hoạt động4: Luyện tập GV hướng dẫn HS về nhà viết
-.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm, đại diện từng tổ lên phát biểu.
-Suy nghĩ,trình bày.
-Lắng nghe.
-Trao đổi,nhận xét đặc điểm nghệ thuật của truyện.
-Lắng nghe.
-Nghe,về nhà thực hiện.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Hoàn cảnh sống,chiến đấu và tính cách của tổ nữ TNXP trinh sát mặt đường.
b.Phẩm chất của ba cô gái thanh niên xung phong:
-Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao,quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
-Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh,không quản khó khăn,gian khổ,hiểm nguy.
-Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.
-Hay xúc động, nhiều mơ mộng,dễ vui dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
-Hồn nhiên, lạc quan.
2.Nhân vật Phương Định.
-Là một cô gái Hà Nội hồn nhiên trong sáng và luôn có ước mơ về tương lai.
-Giàu cảm xúc,nhạy cảm,thích hát và thích làm điệu.
-Yêu mến và gắn bó với đồng đội,kín đáo giữa đám đông.
® Phương Định vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết, lắng sâu.
®Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp.
III.Tổng kết.
(Ghi nhớ SGK trang 122).
IV.Luyện tập.
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vậtphương Định
4.Củng cố:
? Nêu cảm nhận của mình nhân vật Phương Định, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước?
GV: lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh: Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến.
5. Hướng dẫn học tập:
Về nhà xem lại toàn bài , học thuộc phần ghi nhớ. Chuẩn bị và soạn bài Rô- Bin -xơn ngoài đảo hoang.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ..... / .... /2018
Tiết 155:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Ôn tập lại lý thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
- Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn
-Nhận ra được những ưu điểm ,nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
-Thông qua đó GV cũng rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình, có phương pháp thích hợp trong giảng dạy tốt hơn .
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết đúng chính tả khi làm văn.
II.Chuẩn bị:
GV:Bài đã chấm, lỗi phổ biến của HS .
HS: Dàn ý lập ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Trả bài viết:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu chung.
-Gọi 1 HS đọc lại đề.
?Nêu yêu cầu chung của đề bài?
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn tìm hiểu cụ thể.
? Bài văn nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ bố cục như thế nào?
Đề 1:
? Phần mở bài nêu lên nội dung gì?
? Phần thân bài cần làm rõ vấn đề gì ?
?Tìm những dẫn chứng để chứng minh những nội dung đó?
? Phần kết bài nêu những ý gì?
GV: nhận xét,treo bảng phụ,chốt lại vấn đề.
Đề 2:
? Phần mở bài nêu lên nội dung gì?
? Phần thân bài cần làm rõ vấn đề gì ?
?Tìm những dẫn chứng để chứng minh những nội dung đó?
? Phần kết bài nêu những ý gì?
GV: nhận xét,treo bảng phụ,chốt lại vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 3:
Nhận xét bài làm của HS .
HOẠT ĐỘNG 4:
-Hướng dẫn sửa chữa lỗi.
-Chính tả, dùng từ, đặt câu,diễn đạt, bố cục trình bày.
HOẠT ĐỘNG 5:
GV:phát bài cho HS.
-Yêu cầu HS khá- giỏi đọc bài làm của mình
-Theo dõi,lắng nghe.
-Đọc lại đề.
-Xác định yêu cầu của đề bài.
-Suy nghĩ,nhớ lại,trình bày.
-Trình bày.
-Suy nghĩ ,trình bày.
-Tìm dẫn chứng,trình bày.
-Trình bày nội dung phần kết bài.
-Nghe,tiếp thu.
-Trình bày.
-Suy nghĩ ,trình bày.
-Tìm dẫn chứng,trình bày.
-Trình bày nội dung phần kết bài.
-Nghe,tiếp thu.
-Lắng nghe,ghi nhận và rút kinh nghiệm ở bài sau.
-Sửa lỗi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-Nhận bài.
-Lắng nghe bài của bạn và học hỏi.
1. Đề:
Đề 1: Phân tích bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
II.Yêu cầu chung:
Đề 1:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ « Đồng chí » .
* Thân bài:
- Cơ sở của tình đồng chí (dẫn 7 câu thơ đầu rồi phân tích)
- Những biểu hiện của tình đồng chí (lần lượt dẫn 10 câu thơ tiếp theo và phân tích)
- Bức chân dung về người lính được thể hiện bằng những hình ảnh nào ( dẫn 3 câu thơ cuối và phân tích).
* Kết bài: - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Nêu trách nhiệm của bản thân đối với thế hệ cha anh và đối với quê hương, đất nước.
Đề 2:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ « Ánh trăng » .
* Thân bài:
- Cảm xúc của tác giả về ánh trăng trong quá khứ (dẫn thơ khổ 1 và 2 rồi phân tích)
- Cảm xúc của tác giả về cái vầng trăng trong hiện tại (lần lượt dẫn thơ các khổ 3,4,5,6 và phân tích từng khổ)
- Bài thơ đâu chỉ là lời tâm sự, là tiếng lòng của tác giả, là sự tự vấn lương tâm mà còn là lời nhắc nhở đối với mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình với dân tộc. Đừng bao giờ quên quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước.
* Kết bài: - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Rút ra bài học cho bản thân.
III.Nhận xét:
1. Ưu điểm:
-Đa số các em hiểu đề và xác định được ý cần làm rõ.
-Bố cục 3 phần rõ ràng, các câu, phần có sự liên kết chặt chẽ.
-Một số bài lời văn mạch lạc, ý tứ sâu sắc.
2.Nhược điểm:
-Một số bài viết lủng củng, vụng về.
-Chữ viết cẩu thả, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
IV. Sửa chữa lỗi.
-Chính tả.
-Dùng từ.
-Đặt câu.
-Diễn đạt.
-Bố cục trình bày.
V. Phát bài – đọc bài mẫu – đọc điểm vào sổ.
3. Hướng dẫn học ở nhà :
- Đọc lại bài viết và rút kinh nghiệm.
- Soạn bài : Biên bản.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
P.HT ký duyệt: ..... / .... / 2018
Ngày soạn : . / . /2018 Tuần: 32
Tiết 156:
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn SGK, SGV, một vài biên bản.
HS: Soạn bài,SGK.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 : Tìm hiểu đặc điểm văn bản.
GV cho HS đọc 2 biên bản.
? Biên bản ghi lại những sự việc gì.
GV: chốt lại.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời:
?Biên bản phải đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức.
?Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp.
Hoạt động2: Tìm hiểu cách viết biên bản.
?Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì.Tên biên bản được viết như thế nào?
?Phần nội dung gồm những mục gì.Nhận xét cách ghi.
?Phần kết thúc biên bản có những mục nào.
GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập: theo SGK.
Cho mỗi tổ làm 2 biên bản khác nhau (trang 123, 124 SGK).
GV nhận xét.
-Đọc 2 biên bản(SGK).
-Tìm hiểu, trình bày.
-Thảo luận nhóm,trình bày kết quả.
-Trao đổi,suy nghĩ,trả lời.
-Xem lại 2 biên bản ở phần I,trả lời.
-Suy nghĩ,xem xét,trình bày.
HS: suy nghĩ, trả lời.
-Đọc ghi nhớ(SGK).
-Làm bài theo tổ.
-Đại diện trình bày.
I. Đặc điểm của biên bản.
1.Đọc các văn bản(SGK)
2.Nhận xét:
a.Mục đích: ghi lại nội dung,diễn biến, các thành phần tham dự.
b.Yêu cầu:
* Nội dung:
-Số liệu,sự kiện phải chính xác,cụ thể.
-Ghi chép phải trung thực,đầy đủ không suy diễn.
-Thủ tục phải chặt chẽ.
-Lời văn ngắn gọn,chính xác.
* Hình thức:
-Viết đúng mẫu quy định.
-Không trang trí họa tiết tranh ảnh.
c.Một số loại văn bản thường gặp:
- Biên bản bàn giao công tác.
- Biên bản đại hội chi đoàn.
-Biên bản kiểm kê thư viện.
II. Cách viết biên bản.
1. Phần mở đầu.
-Các mục:quốc hiệu, tiêu ngữ,tên biên bản,thời gian,địa điểm,thành phần.
-Tên biên bản:nêu rõ nội dung của biên bản.
2. Phần nội dung.
Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
3. Phần kết thúc.
-Các mục:thời gian kết thúc,họ tên,chữ ký.
*Ghi nhớ: (SGK trang 126)
III. Luyện tập.
Bài tập 1, 2.
Bài 2 về nhà làm.
4.Củng cố:
?Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của một biên bản.
GV: lưu ý HS khi viết biên bản.
5. Hướng dẫn học tập:
HS: cần nắm được mục đích, đặc điểm, cách viết từng phần của biên bản. Làm bài tập 2, trang 126 và chuẩn bị cho tiết” luyện viết biên bản”.
IV.Rút kinh nghiệm:
.........................
--------------------@------------------------
Ngày soạn: .../ . /2018
Tiết 157:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3.Thái độ:
Giáo dục HS tinh thần vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, sống lạc quan.
II.Chuẩn bị :
GV: Soạn giáo án, SGK, SGV.
HS: Soạn bài,SGK.
III.Tiến trình ln lớp:
1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
?Nêu nội dung , đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật truyện" Những ngôi sao xa xôi"
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 Tìm hiểu chung về văn bản phần chú thích
? Giới thiệu về nhà văn Đi-phô và tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
? Tìm bố cục của bài văn và tiêu đề cho từng phần.
Bài văn có 4 đoạn và xét về ý bài cũng có thể chia làm 4 phần, nhưng không trùng khớp với 4 đoạn của văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Bức chân dung của Rô-bin-xơn tự hoạ theo những đường nét nào?
Ngoài phần mở đầu dẫn dắt độc giả đến với bức chân dung, Rô-bin-xơn trước hết kể về trang phục (mũ, quần áo, giày dép) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến trang bị, tức là các vật dụng mang theo, cuối cùng mới là diện mạo của chàng.
? Tìm các chi tiết được miêu tả ở mỗi đường nét?
?Rô bin xơn tự tả khuôn mặt mình ntn.Tại sao anh chỉ nhận xét màu da và tả bộ ria?
? Từ những chi tiết tự hoạ về trang phục, trang bị, diện mạo, em có thể hình dung và nhận xét gì về bức chân dung của Rô-bin-xơn?
? Đằng sau bức chân dung tự hoạ ấy, cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong thời gian này thấp thoáng hiện lên như thế nào?
+Một mình trên đảo hoang hơn 10 năm phải chống chọi với đói rét,nắng mưa,gió bão,thú dữ,bệnh tật và cô đơn.Bằng nghị lực,trí thông minh ông đã vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo.
® Cuộc sống hết sức khó khăn.
? Tinh thần của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?
+ Cuộc sống gay go nhưng khi khắc hoạ chân dung, Rô-bin-xơn không một lần thốt ra lời than phiền đau khổ.
+ Giọng kể hài hước (đoạn mở đầu, đoạn kể về bộ ria mép) thể hiện rõ tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn.
Hoạt động3: Tổng kết.
-GV tổng kết dựa vào mục tiêu cần đạt.
-HS giới thiệu theo chú thích SGK.
-Đọc văn bản và xác định bố cục.
-Lắng nghe.
-Trình bày bố cục.
-Hs phát biểu .
-Lắng nghe.
-Hs tìm và trình bày trước lớp.
-Suy nghĩ,trả lời:
(Vì đây là 2 nét thay đổi nổi bật nhất,dễ nhận ra nhất và như thế đã đủ để khắc họa bức chân dung chúa đảo rồi.)
-Hs suy nghĩ, trả lời.
+Một bộ dạng”hết sức kì cục”, ”kì quái” (như Rô-bin-xơn tự nhận xét).
-Trao đổi,suy nghĩ,trình bày.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm 4 HS,trình bày.
-Lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tác giả tác phẩm :
1.Tác giả:
- Đi-phô (1660-1731) .
-Là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII.
2. Tác phẩm:
- Văn bản trích từ tiểu thuyết”Rô-bin-xơn Cru-xô” (1719).
- Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện.
3.Bố cục: 4 phần.
a.Nếu có ai đó dưới đây.
® phần mở đầu.
b.Tôi đội một chiếc mũ áo quần của tôi.
® trang phục của Rô-bin-xơn.
c.Quanh người tôi bên khẩu súng của tôi.
® trang bị của Rô-bin-xơn.
d.Còn về diện mạo ở nước Anh.
® Diện mạo của Rô-bin-xơn.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức chân dung tự họa:
a. Trang phục:
-Được tạo ra từ da dê.
-Tuy hơi lôi thôi,cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt ở đảo.
b. Trang bị:
-Lỉnh kỉnh,cồng kềnh không kém trang phục:
+Thắt lưng,dây buộc.
+Rìu con và cưa nhỏ.
+Túi đạn và túi thuốc súng.
+Gùi đeo,súng,dù.
® Trang phục và trang bị thật độc đáo,đặc biệt.
c. Diện mạo:
-Da đen vì suốt ngày phơi mình ngoài nắng gió khắc nghiệt.
-Bộ ria mép vừa dài vừa to.
®Một bộ dạng hết sức kì cục,kì quái.
2.Cuộc sống của Rô bin xơn ngoài đảo hoang.
- Cuộc sống hết sức khó khăn, gian nan vất vả.
-Sống kiên cường, lạc quan, yêu đời bất chấp mọi gian khổ.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ (trang 164/SGK).
4.Củng cố:
?Tại sao tác giả lại tả trang phục trang bị trước(kĩ hơn) diện mạo(sơ sài hơn).
(Vì đó là chân dung tự họa, mặt khác tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống,tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kỳ quái của chân dung tự họa.)
?Hãy rút ra bài học cho bản thân.
(Con người chấp nhận hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh bằng tất cả tài sức và quyết tâm của mình.)
5.Hướng dẫn học tập:
Xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ, Soạn " Tổng kết ngữ pháp".
IV.Rút kinh nghiệm:
..........................
---------------------@----------------------------
Ngày soạn : ....../ ..... /2018
Tiết 158:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại( danh từ, động từ, tính từ)
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, bảng phụ, giáo án.
HS: Soạn bài,SGK.
III. Tiến trình ln lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2.Kiểm tra bi cũ: Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bi ở nh của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Hệ thống hóa về danh từ, động từ, tính từ.
Hướng dẫn HS làm bài tập 1 mục I (SGK)
? Nhắc lại các khái niệm về danh từ, tính từ.
- Xếp các từ in đậm theo các cột từ loại trong bảng
GV: Treo bảng phụ Bài tập 2
? Hãy thêm các từ đã cho vào trước những từ thích hợp với chúng
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập3
? Qua hai bài tập trên em hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ có thể đứng sau những từ nào và tính từ có thể đứng sau những từ ?
® GV chốt lại.
Bài tập 4: ( Thảo luận nhóm)
Treo bảng HS lên điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ , tính từ vào cột để trống.
GV:nhận xét,kết luận.
GV:Hướng dần làm Bài tập 5.
? Em hãy cho biết những từ in đậm vốn thuộc từ loại nào? Chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
-Lắng nghe.
-Nhắc lại các khái niệm.
-Suy nghĩ,xếp các từ in đậm vào các cột từ loại trên.
-Suy nghĩ,thêm từ thích hợp.
-Trao đổi,suy nghĩ,trình bày.
-Thảo luận nhóm 2HS,lên bảng điền vào cột để trống.
-Sửa,bổ sung.
-Đọc,ghi các từ in đậm lên bảng.
-Suy nghĩ,trả lời.
A. Từ loại:
I. Danh từ, động từ, tính tư.
Bài tập 1 : Xếp các từ in đậm theo bảng từ loại:
Danh từ
Động từ
Tính từ
Lần
Cái lăng ông giáo làng
Đọc
Phủ định
Đập
Hay
Nghĩ ngợi
Đột ngột sung sướng
Bài tập 2: Thêm các từ đã cho vào trước những từ thích hợp với chúng.
- Rất hay
- Đã đọc
Bài tập 3 :
+ Danh từ có thể đứng sau: những, các, một.
+ Động từ có thể đứng sau:
hãy, đã, vừa.
+ Tính từ có thể đứng sau:
rất, hơi, quá.
Bài tập 4: Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của ĐT, ĐT, TT (SGK ).
Ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Phụ trước
Từ loại
Phụ sau
Chỉ sự vật
(người,vật, hiện tương, khái niệm)
Những
các
một
mọi
Danh từ
Này, kia, ấy, đó, nọ
Chỉ hoạt động trang thái của sự vật
Hãy, đứng,chờ, đã, vừa,mới
Động từ
rồi
Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật , hoạt động trạng thái
Đã, vừa, mới, rất, quá
Hơi
Tính từ
Lắm
Bài tập 5:
Tròn mắt nhìn – Tính từ – động từ
Là lý tưởng – tính từ – danh từ
Những băn khoăn – tính từ ® Danh từ.
4.Củng cố:
GV hướng dẫn HS hệ thống hóa nội dung kiến thức về ngữ pháp.
5. Hướng dẫn học tập:
Ôn lại bài, hệ thống các kiến thức về từ loại.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ../ . /2018
Tiết 159:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại khác và cụm từ.
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại và các cụm từ đã học.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, bảng phụ, giáo án.
HS: Soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2.Kiểm tra bi cũ: Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bi ở nh của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2:
Hệ thống hóa về các từ loại khác.
GV: Hướng dẫn HS làm Bài tập 1.
Ngoài 3 từ loại chính hệ thống từ loại tiếng việt còn có 9 từ loại khác.
? Em hãy sắp xếp những từ in đậm trong những câu sau đây vào những cột thích hợp theo bảng mẫu (SGK )
GV: HD làm Bài tập 2.
? Em hãy tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn?
? Hãy cho biết những từ ấy thuộc từ loại nào?
Hoạt động 3: HD phân loại cụm từ.
? Xác định phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm trong (SGK). Nhờ đâu em có thể nhận biết được?
GV:Treo bảng phụ BT2.
?Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho đó là cụm ĐT.
GV:HD làm BT3.
?Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm.Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
GV:sửa lỗi,đánh giá.
-Lắng nghe.
-Đọc BT1.
-Suy nghĩ, trao đổi, lên bảng làm.
-Nhận xét, sửa.
-Tìm, trình bày trên bảng.
-Suy nghĩ,trả lời.
-Đọc BT1.
-Suy nghĩ,trao đổi, trình bày.
-Theo dõi, đọcBT và xác định yêu cầu.
-Suy nghĩ, lên bảng trình bày.
-Trao đổi, suy nghĩ, lên bảng thực hiện.
A. Từ loại:
II. Các loại từ khác
1. Xếp các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 9 tuan 30-33 nam 2018.doc