ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 9 (T.1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, hình ảnh biểu tượng trong truyện.
*GDKNS:
- Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra qua câu chuyện.
- Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, gia đình, làng xóm, biết yêu quí những vẻ đẹp bình dị, gần gũi quanh mình.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của 2 HS (kể tóm tắt truyện).
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Cho HS nghe bài hát Quê hương phổ thơ của Đỗ Trung Quân.
? Trong chương trình Ngữ văn các em đã được học những văn bản nào nói về tình yêu quê hương ?
- Quê hương là nơi sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Tình yêu quê hương có lẽ là tình cảm thiêng liêng sâu nặng nhất. Ấy vậy mà trong dòng chảy của cuộc sống đời thường, nhiều khi cái gần gũi nhất mà lại là cái xa nhất, để rồi, khi con người sực nghĩ lại thì là lúc quá muộn màng. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm tâm trạng ấy qua tác phẩm “Bến quê”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản.
- Yêu cầu HS mở sgk /106, 107 và đọc rõ phần chú thích *.
? Nêu những nét cơ bản về tác giả NMC và tác phẩm “Bến quê” ?
- Hướng dẫn HS đọc và kể văn bản.
+ Chú ý giọng đọc trầm tư, suy ngẫm cùng với giọng đượm buồn, ân hận, xót xa, diễn tả được sắc thái của vẻ đẹp thiên nhiên thông qua các tính từ miêu tả.
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi 1 - 2 HS đọc phần còn lại.
? Em thử kể tóm tắt văn bản ?
Hoạt dộng 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nôị dung văn bản.
? Theo em, nhân vật chính trong truyện này là ai ?
? Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào ?
? Đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo, khi giáp ranh giữa sự sống và cái chết, tác giả đã khai thác tình huống truyện như thế nào ?
? Trong cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy và khao khát điề gì qua khung cửa sổ? Vì sao ?
- Nghe bài hát.
- TL: Quê hương của Tế Hanh...
- Lắng nghe.
- Mở sgk và đọc rõ phần chú thích *.
- TL: + NMC (1930 - 1989) là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại VN, thể hiện được nhưng tìm tòi, đổi mới về tư tưởng, nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX, Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Truỵên ngắn “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên của NMC.
- Nghe hướng dẫn.
- Theo dõi và đọc phần còn lại.
- TL: Nhân vật Nhĩ bị ốm, bệnh tật nằm liệt giưường đã nhiều thàng ngày, không thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy phải có người nâng đỡ, có lúc thu hết tàn lực mới có thể lết ra khỏi nệm nằm. Những thàng ngày như thế, Nhĩ cảm thấy xúc động pha lẫn nỗi xót xa ân hận khi bản thân anh đã đi rất nhiều nơi những đến cuối đời, khi giáp ranh giưũa sự sống và cái chết mới cảm nhận một cách thấm thía những gì gầnd gũi nhất, thân thương nhất của mình là làng quê, là gia đình.
- Suy nghĩ độc lập: nhân vật Nhĩ.
- TL: Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh khá đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo đã buộc chặt anh ở một chỗ, không thể tự mình di chuyển được. Tâït cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác.
- TL: Tình huống nghịch lí (Nhĩ đã từng đi khắp nơi. Ấy vậy mà khi cuối đời, bệnh hạn đa làm anh không thể thực hiện được khát khao của mình).
- TL: Khi đau ốm nặng, săp từ giã cõi đời, ngồi nhìn qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ xúc động trước cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó chứng tỏ sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận xót xa.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả và tác phẩm: (chú thích */106 - 107).
2. Đọc và kể:
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu tình huống truyện:
- Tình huống nghịch lí.
4. Củng cố:
- Gọi HS khái quát lại nội dung đoạn bài vừa học.
5. Hướng dẫn về nhà:
1. Đọc lại văn bản, học bài.
2. Tiếp tục soạn những nội dung còn lại.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 30 Ngày soạn: 1/04/2018
Tiết : 137 Ngày dạy: 3/04/2018
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: BẾN QUÊ (T.2)
(Nguyễn Minh Châu)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện.
*GDKNS:
- Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra qua câu chuyện.
- Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, gia đình, làng xóm, biết yêu quí những vẻ đẹp bình dị, gần gũi quanh mình.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tóm tắt truyện và nêu tình huống truyện Bến quê.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
Hoạt dộng 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
? Cảnh thiên nhiên hiện lên dưới cái nhìn của Nhĩ như thế nào ?
- GV liên hệ cảm nhận sang thu của Hữu Thỉnh.
? Tìm những chi tiết miêu tả thiên nhiên qua sự cảm nhận của Nhĩ ?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những cảm nhận của Nhĩ về gia đình.
? Đọc những câu hỏi của Nhĩ với Liên và thái độ im lặng của Liên, người đọc cảm thấy hình như đã nhận ra điều gì về bản thân ?
? Em có suy nghĩ gì về cảm nhận của Nhĩ về Liên ? Những chi tiết nào cho ta thấy rõ điều đó ?
? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh ra khao khát được đặt chân len bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện Nhĩ nói với cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật của đời người.
? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì ? Ước vọng của anh có thành công không ? Vì sao ?
? Từ đây, em rút ra quy luật gì trong cuộc đời con người ? Chi tiết nào thể hiện điều đó ?
? Phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn bản.
? Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhĩ trong truyện ?
- Nhĩ là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của NMC giai đoạn sau 1975.
? Từ hình ảnh tả thực về khung cảnh thiên nhiên như bãi bồi, bến sông...truyện còn mang ý nghĩa biểu tượng. Theo em, có đúng không ? Vì sao ? Vậy em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng ?
- TL: Nhĩ cảm nhận cảnh thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu nhìn từ khung cửa sổ thật đẹp. Không gian và cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gàn gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận.
- TL: + Hoa bằng lăng trong tiết lập thu trở nên đẹp hơn “đậm sắc hơn”
+ Sông Hồng “một màu đỏ nhạt”.
+ Vòm trời quê nhà “như cao hơn”.
+ Bài bồi phù sa ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đang phô ra: “một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như chính da thịt, hơi thở của đất màu mỡ..”
- TL: Trình tự miêu tả cảnh thiên nhiên từ gần đến xa, tạo thành một không gian rộng làm nổi bật vẻ đẹp trù phú, đầy màu sắc.
- TL:+ Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng sống được bao lâu nữa: Đêm qua em có nghe tháy tiếng gì không ? à Anh đang đối mặt với hoàn cảnh không có lối thoát.
+ Liên: “Anh cứ an tâm..., suốt đời anh chỉ..., Cò hề sao đâu....
Liên cảm nhận được tình cảm ấy của Nhĩ nên lảng tránh.
- TL: Nhớ lại những ngày đầu quen nhau, yêu nhau, cưới nhau, nhiều năm chung sống, xây dựng gia đình, đến ngày bệnh tật, Nhĩ càng hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động: người con gái bên kia sông mặc áo nâu, chít khăn mỏ quạ giờ đã thành người đàn bà thành thị nhưng tâm hồn Liên vẫn nguyên vẹnà Tình yêu thương và đức hy sinh vô bờ bến, Nhĩ đã tìm thấy nơi nương tựa là gia đình.
- TL: Nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật rất đổi bình dị và gần gũi, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời.à Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻà Chỉ có ở những con người từng trãià thức tỉnh xen lẫn sự ân hạn và nỗi xót xa:”Hoạ chăng .....ngay bên bờ bên kia”.
- TL: Nhĩ nhờ con thay mình sang bên kia bờ sông, cảm nhận thay mình. Nhưng đứa con không hiểu hàm ý của bố (anh cũng không giải thích cho nó hiểu vì khó giải thích), nên làm một cách miễng cưỡng, rồi cuốn hút vào trò chơi trên đường đi, lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- TL: Sự cách biệt giữa các thế hệ. Họ là người thân yêu, ruột thịt của nhau nhưng không hiểu nhau. Đó là qui luật đáng buồn.
“...con người ta trên đường đời thật khó tránh được...chùng chình”.Anh không hề trách con vì “vả lại nó đã thấy có cái gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu”.
- TL: Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên nay sông, anh đã thu hết tàn lực vào một cử chỉ có vè kì quặc “Anh đang cố thu.....ra hiệu cho một người nào đó”à Anh đang nôn nóng giục con hãy mau kẻo lỡ chuyến đò.è Muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
- TL: Nhà văn gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc đời và con người. Những chiêm nghiệm, triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí.
- TL: NT nổi bật trong nghệ thuật của truyện: sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng:
+ Bãi bồi, bến sông va toàn bộ khug cảnh thiên nhiên à vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi bồi... rộng ra là quê hương, xứ sở.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa như đẫm hơn, tiếng những tảng đá lở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn vè, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sángà sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối.
+ Đứa con trai Nhĩ sa vào trò chơi à Điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chìh, vòng vèo mà trên đườngđời người ta khó tránh khỏi.
+ Hành động kì quặc của Nhĩ
II. Đọc - hiểu văn bản.
2. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên:
- Cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế.
- Nhĩ đang đối mặt với hoàn cảnh không lối thoát của mình.
- Nhĩ càng hiểu, biết ơn sâu sắc và cảm động. Tình yêu thương và đức hy sinh thầm lặng của vợ. Anh đã tìm thấy nơi nương tựa là gia đình.
3. Khát vọng và sự chiêm nghiệm của Nhĩ:
- Thức tỉnh xen lẫn sự ân hận và nỗi xót xa.
- Sự cách biệt giữa các thế hệ.
III. Tổng kết:
* (Ghi nhớ/108).
4. Củng cố:
- Đọc lại ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài “Ôn tập tiếng Việt lớp 9”.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 30 Ngày soạn: 3/04/2018
Tiết : 138 Ngày dạy: 5/04/2018
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 9 (T.1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Củng cố lại được kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra khi ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về khở ngữ và các thành phần biệt lập.
? Trình bày khái niệm khởi ngữ và các thành phần biệt lập? Cho ví dụ?
- GV ghi điểm.
- Cho HS đọc kĩ bài tập và thực hiện những yêu cầu của đề bài.
- Cho HS tìm và kẻ bảng thống kê, điền các thành phần vào bảng cho thích hợp.
- GV sử dụng bảng phụ, HS chuẩn bị và lên bảng điền kết quả bài tập vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2: Viết đoạn văn (HS hoạt động độc lập và GV kiểm tra).
- HS đứng tại chỗ trả lời - HS khác nhận xét.
- HS đọc kĩ bài tập và thực hiện những yêu cầu của đề bài.
Bài tập 1/109:
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
tình thái
Cảm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
xây cái lăng ấy
dường như
vất vả quá
thưa ông
Những...ta như vậy
Bài tập 2/110:
* Viết đoạn văn có câu: dùng khởi ngữ và thành phần bịêt lập.
- Đoạn văn giới thiêu truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.
"Bến quê" là một câu chuyện về cuộc đời – một cuộc đời vốn trải nghiệm – với
(Thành phần phụ chú )
những nghịch lý không dễ gì thay đổi. Đó là chuyện của Nhĩ. Rong ruổi hết cả cuộc đời, đến những ngày bệnh tật nắm bẹp trên giường, mới chợt nhận ra: gia đình chính là tổ ấm bền vững, là nơi nương tựa cuối cùng. Cái chân lý giản dị ấy, tiếc
(Khởi ngữ) (Cảm thán)
Thay, Nhĩ cũng chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. "Bến quê" để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Khái niệm:
- Khởi ngữ:
- Các thành phần biệt lập:
+ Tình thái
+ Cảm thán
+ Gọi - đáp
+ Phụ chú
4. Củng cố:
- Gọi HS khái quát lại nội dung đoạn bài vừa học.
5. Hướng dẫn về nhà:
1. Học bài.
2. Tiếp tục soạn những nội dung còn lại.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 30 Ngày soạn: 3/04/2018
Tiết : 139 Ngày dạy: 5/04/2018
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 9 (T.2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Củng cố lại được kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra khi ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
? Liên kết là gì? Thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản?
- Gọi HS lên ghi sơ đồ các cách liên kết.
- Đọc kĩ các đoạn trích và thực hiện theo các yêu cầu cho bên dưới.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý.
? Phân biệt nghĩa tường minh, hàm ý.
? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý
Bài tập 1: Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện yêu cầu của đề bài.
Bài tập 2: Đọc kĩ các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới.
- HS suy nghĩ, trả lời.
Bài tập 1/110:
Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm:
a. Sử dụng phép nối (nhưng, nhưng rồi, và).
b. Sử dụng phép lặp từ vựng (cô bé), phép thế đại từ (cô bé - nó).
c. Sử dụng phép thế đại từ (bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa - thế!).
- Lập bảng thống kê:
Phép liên kết
Lặp từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, thế, nối và liên tưởng.
Từ ngữ tương ứng
Cô bé-
Cô bé, Nó, Thế, Nhưng,
Nhưng rồi,
Và.
- HS suy nghĩ, trả lời.
Bài tập 1/111:
Hàm ý của câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”: địa ngục mới chính là nơi dành riêng cho các ông (nhà giàu).
Bài tập 2/111 - 112:
a. câu “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” là “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc “Tôi không muốn bình luận về việc này”.
Ngưới nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Câu “Tớ báo cho Chi rồi” là “Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn” hoặc “Tôi không muốn nhắc đến tên Nam và Tuấn”.
Ngưới nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Khái niệm liên kết:
Liên kết chủ đề.
Nội dung
Liên kết lo-gic.
Liên kết
Hình thức: phép lặp, thế, nối, đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Khái niệm:
- Nghĩa tường minh:
- Hàm ý:
- Điều kiện sử dụng hàm ý:
4. Củng cố. Vẽ sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các kiến thức đã ôn tập. Biết vận dụng kiến thức phù hợp, hiệu quả khi nói, viết.
- Chuẩn bị bài “Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 30 Ngày soạn: 4/04/2018
Tiết : 140 Ngày dạy: 6/04/2018
LUYỆN NÓI
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng:
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính tự tin bình tĩnh khi nói trước tập thể.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được một văn bản nói theo phương thức nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ đề , chuẩn bị dàn ý, tập nói theo dàn ý.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày bài nghị luận về đoạn thơ bài thơ? Yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
* Hoạt động 1. Giáo viên cho học sinh ghi đề bài.
Hướng dẫn học sinh phân tích đề:
- Xác định kiểu bài?
- Vấn đề cần nghị luận?
- Cách nghị luận như thế nào?
- Cách tìm ý ra sao?
* Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Nội dung bài nói :
+Hình ảnh đầu tiên được tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam
“Một bếp lửa ...mưa” (chú ý khai thác các từ chờn vờn ,ấp ủ )
+Kỉ niệm về thời thơ ấu với vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơ,có sức ám ảnh trong tâm hồn “ Lên bốn tuổi ...còn cay”
+Tiếp theo là những kỉ đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa thân thương “ Tám năm ròng ....đồng xa”
+ Hình ảnh bếp lửa còn gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin “Rồi sớm rồi chiều ...dai dẳng”
+ Hình ảnh bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước .Trong đó có bà vừa là người nhen lửa ,vừa là người nhóm lửa “ Lận đận đời bà ...Bếp lửa!”
+ Khép lại bài thơ là bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại “Giờ cháu....lên chưa”.
* Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tập nói.
Giáo viên lần lượt cho học sinh đại diện nhóm trình bày:
Sau mỗi em trình bày cho cả lớp nhận xét. Giáo viên ghi điểm trên bảng.
- Cho HS thống nhất trình bày trong nhóm từ 5 đến 7 phút.
- Gọi 2 đến 3 HS trình bày theo từng phần, từng luận điểm - các HS còn lại nghe, so sánh, nhận xét, bổ sung: cách thức, kĩ năng nói; nội dung nghị luận.
- GV bổ sung kết luận;
- HS ghi đề.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
I. Đề bài:
Đề: Suy nghĩ về bài thơ "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt.
1. Phân tích đề:
a/ Kiểu bài: Nghị luận về bài thơ.
b/ Vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu.
c/ Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học.
- Tình yêu quê hương trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
3. Dàn ý.
a. Mở bài
- Dẫn vào bài
- Khái quát cảm nhận về bài thơ
b. Thân bài
- Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam.
- Từ hình ảnh bếp lửa người cháu lại nhớ về kỉ niệm thời thơ ấu.
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương .
c. Kết bài
Thái độ, tính cách, suy nghĩ về tình cảm của tác giả trong bài thơ.
4. Luyện nói
+ Chú ý sự liên kết giữa các phần
Nói cho truyền cảm.
Yêu cầu khi nói :
Phải có lời dẫn vào bài nói
Phong cách bình tĩnh ,tự tin.
* Cho HS tham khảo thêm 1 số đoạn nghị luận.
Ví dụ: Đoạn mở bài:
Chúng ta đã được tìm hiểu nhiều bài thơ hay về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình. Có người thích vẻ đẹp thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh ở bài "Quê hương"; có người yêu sự mộng mơ lãng mạn của tình mẹ con trong bài "Mây và sóng"; có người thích cái chân chất mộc mạc của tình cha con trong bài "Nói với con"... Riêng tôi, cái đượm buồn xa xăm nhưng chứa chan sự đằm thắm nồng đượm tình cảm bà cháu trong bài "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt thực sự làm tôi xúc động.
Ví dụ: Đoạn triển khai luận điểm 1.
Bài thơ là 1 dòng hồi tưởng. Nhà thơ đã thổi bùng lên 1 bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên mối tình bà cháu sâu sắc đẹp như trong truyện cổ tích. Đầu tiên là những kỉ niệm 1 thời thơ ấu rất xa, năm mới lên 4 tuổi. Đó là những năm "đói mòn đói mỏi" "bố đi đánh xe... gầy", nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: "khói hun nhèm mắt cháu". Nói ấn tượng sâu đậm nhất quả không sai vì đứa bé 4 tuổi của ngày ấy bây giờ là chàng trai 22 tuổi nhưng mỗi lần nhớ lại " Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay", thật là 1 kỉ niệm ngậm ngùi của 1 thời đất nước gian nan. Và có lẽ cũng vì kỉ niệm sâu sắc ấy gắn với người bà thân thương, người bà vừa thay cha, vừa thay mẹ để nuôi cháu, dạy cháu suốt 8 năm ròng: "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa; Tú hú kêu... cháu ở cùng bà, bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc...
Những câu thơ như 1 đoạn phim quay chậm, làm hiện lên 1 người bà lam lũ, lưng còng cùng đứa cháu nhỏ quấn quít với nhau bên bếp lửa bập bùng mỗi sớm, mỗi chiều; vừa làm bà vừa chỉ dạy, trò chuyện và chắc có cả những câu mắng yêu đứa cháu nhỏ sớm rời khỏi vòng tay bố mẹ. Thật bình dị nhưng vẫn đầy ắp tình thương ấm áp khiến ta lại nhớ đến hình ảnh người bà tay "khum khum soi trứng", chắt chiu từng quả trứng để dành tiền may cho cháu bộ quần áo mới khi tết đến trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. Những người bà như vậy không cần phải roi vọt, không cần có giáo điều vậy mà đã dạy cháu được biết bao điều. Rồi cứ thế cháu lớn lên, càng lớn lên càng thương bà "biết mấy nắng mưa", thương người bà nhân hậu. Dường như, tiếng bà dặn ngày nào còn văng vẳng:
"Bố ở chiến khu... bình yên!"
Mấy câu thơ chẳng có gì là kĩ xảo gọt tỉa, chỉ giản dị như 1 lời nói thường, như lời bà thủ thỉ nhưng như có 1 thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Phải chăng đó là một ngọn gió mát lành thổi từ tấm lòng nhân hậu, từ phẩm chất ngời sáng của 1 người phụ nữ VN: bình tĩnh, vững lòng, giàu đức hy sinh. Chính sự hy sinh lặng lẽ, tình thương con cháu của bà cứ thế nhen vào nhận thức non nớt của cháu sự san sẻ, gắn bó với tình làng nghĩa xóm; tự khi nào bà gieo vào lòng cháu niềm tin vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGỮ VĂN 9 - Tuan 30.doc