Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 1. Kiến thức: Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về bài văn nghị luận văn học.

 2. Kĩ năng :Viết được bài văn nghị luận văn chương.

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận (về: chữ viết, chính tả, lập luận, diễn đạt) khi làm bài.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Chấm bài, nhận xét những ưu khuyết điềm của HS, tìm những lỗi sai cơ bản trong bài làm của HS, bảng phụ ghi đoạn văn diễn đạt lủng củng của HS.

 2. Học sinh:

 - Chuẩn bị dàn ý.

III. Phương pháp:

- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,

IV. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Bài mới:

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: 27/03/2016 Tiết : 141 Ngày dạy: 29/03/2016 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (T.1) (Lê Minh Khuê) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 3. Thái độ: *THMT: - Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Truyện ngắn “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gởi với người đọc điều gì? Em thấy những điều nhắn gởi ấy có cần thiết với mình không? Vì sao? (Hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, cuộc đời). 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung. - Gọi HS đọc phần chú thích (*) SGK. ? HS giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê? - GV bổ sung: từng là thanh niên xung phong ở Trường Sơn; thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cũng từ sau 1975 là một cây bút đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới. ? Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" được viết trong hoàn cảnh nào? - GV + HS đọc từ đầu đến "Cố gắng nhé". (Phân biệt lời kể, lời nhân vật). - Gọi 2 HS lần lượt tóm tắt truyện (giới thiệu các nhân vật; kể về công việc của họ ở cao điểm; cuộc sống...; kể về Phương Định). ? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? (Diễn tả tự nhiên, sinh động, sâu sắc...). - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc văn bản. - HS tóm tắt truyện. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung. 1 Tác giả , tác phẩm a. Tác giả: - Lê Minh Khuê sinh 1949, quê ở Thanh Hóa. - Bắt đầu viết văn từ những năm 70 của thế kỉ XX. - Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. b. Tác phẩm: truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" viết 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt. 2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích. Hoạt động 2: HDHS đọc – hiểu văn bản.. ? THMT: Tìm những nét chung của Nho, Phương Định và chị Thao? (Hoàn cảnh sống, tính chất công việc, quê quán, ý thức, thái độ trong công việc?) ? Ba cô thanh niên xung phong có nét gì riêng? - Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, thuyết trình, mỗi nhóm một đặc điểm. - GV chốt ý. ? Em có nhận xét gì về những cô thanh niên xung phong? - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - HS suy nghĩ, trả lời. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Hình ảnh ba cô thanh niên xung phong. a. Nét chung: - Hoàn cảnh sống: sống trong hang đá, làm việc trên cao điểm, trọng điểm -> khó khăn, ác liệt. - Công việc: đo khối lượng đất đá..., đánh dấu vị trí bom, phá bom...-> nguy hiểm. - Có ý thức trách nhiệm, tinh thần dũng cảm yêu thương nhau. - Có những nét tâm lý của một cô gái trẻ: mộng mơ dễ xúc động. ==> Gắn họ thành 1 khối. b. Nét riêng. - Chị Thao: tổ trưởng, lớn tuổi hơn, từng trải hơn, có những dự tính về tương lai thiết thực hơn, thích chép bài hát, sợ máu, sợ vắt. - Nho: lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ, lúc lầm lì, thích thêu => đầy nữ tính. => Họ là những cô gái có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan, dũng cảm trong công việc 4. Củng cố. - GV hệ thống lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc, tóm tắt lại truyện. - Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi (T.2) V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 31 Ngày soạn: 28/03/2016 Tiết : 142 Ngày dạy: 30/03/2016 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (T.2) (Lê Minh Khuê) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 3. Thái độ: *THMT: - Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Nguyễn Minh Châu? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: HDHS đọc – hiểu văn bản. - Gọi HS đọc "Thế là tối lại ra đường...". - GV chuẩn bị phiếu BT cho các tổ thảo luận- mỗi tổ tìm hiểu mốt ý về nhân vật PĐ. ? Bên cạnh những phẩm chất chung như hai người đồng đội – Phương Định có những nét riêng gì về hoàn cảnh, tâm hồn, tính cách – Phân tích dẫn chứng làm rõ (trước khi vào chiến trường, ở chiến trường...). ? Tác giả đã miêu tả nhân vật Phương Định trong một lần phá bom như thế nào? (Không gian, cảm giác tâm trạng, suy nghĩ, thao tác...). ? Nhận xét cách miêu tả nhân vật trong một hoàn cảnh đặc biệt của tác giả? ? Em có nhận xét gì về Phương Định trong việc phá bom? ? Khi trận mưa đá kéo đến, cảm xúc của Phương Định thay đổi như thế nào? Sự thay đổi ấy có ý nghĩa như thế nào ? - GV lên hệ giáo dục HS. - HS đọc. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. II. Đọc hiểu văn bản. 2. Nhân vật Phương Định. - Là cô gái Hà Nội có thời HS hồn nhiên, vô tư, có nhiều kỉ niệm đẹp, êm đềm (dẫn chứng). - Tự nhận mình là đẹp, được nhiều người để ý. - Là cô gái nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát những bài hát trữ tình (dẫn chứng). - Yêu mến những người đồng đội, kể cả những chiến sĩ vừa gặp... *Trong một lần phá bom. - Không gian tĩnh lặng đến phát sợ. - Cảm giác: hồi hộp, căng thẳng. - Suy nghĩ: nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, nghĩ đến đồng đội, tự động viên mình... - Động tác: chạm vào quả bom...; cẩn thận bỏ gói thuốc..., châm ngòi, khỏa đất, chạy vào chỗ ẩn nấp... -> thành thục, chính xác. => Miêu tả diễn biến tâm lý rất thực, rất cụ thể, sinh động => hình ảnh một cô TNiên xung phong trẻ, dũng cảm, hết lòng vì công việc, dù là công việc nguy hiểm. *Sau trận mưa đá. - Đang rất vui thích -> thẫn thờ, tiếc. - Gợi nhớ về mẹ, ngôi nhà, những con đường, những ngọn đèn điện, hoa trong công viên... -> những kỉ niệm thật êm đềm. ==> Nét hồn nhiên, trong sáng, vô tư sau những thời khắc ác liệt của chiến trường. Hoạt động 3: HDHS tổng kết. ? Truyện thành công với những nghệ thuật nào? (Chọn ngôi kể, miêu tả nhân vật, những tình huống...). ? Qua các nhân vật trong truyện, qua bài "Khoảng trời..." giúp em hình dung gì về thế hệ trẻ thời chống Mỹ. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. *Hoạt động 4: HDHS luyện tập. - HS làm việc độc lập. - GV yêu cầu HS trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung- GV nhận xét chung. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ SGK. - HS suy nghĩ, trả lời. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Trần thuật ngôi thứ nhất lời nhân vật chính phù hợp với nội tâm nhân vật và hiện thực. - Xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí. - Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện . - Giọng điệu tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính - Lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. 2. Nội dung: - Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. IV. Luyện tập - Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định. 4. Củng cố. ? Vì sao tác giả đặt tên truyện là "Những ngôi sao xã xôi" trong khi lại kể về những cô thanh niên xung phong ở Trường Sơn ác liệt bom đạn (Hình ảnh mơ mộng, trong sáng của những cô gái trên cao điểm như những ngôi sao xa nhưng vẫn lấp lánh đẹp). * Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án sau (bảng phụ): 1. Tác phẩm được sáng tác năm nào? a. 1970 b. 1971 c. 1980 d. 1981 2. Nhận xét nào sau đây nói đúng về truyện ngắn trên? a. Là một truyện ngắn hay, viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b. Là một truyện ngắn viết về số phận của người chiến sĩ trong thời kì chống Mĩ. c. Là truyện ngắn viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì đổi mới. d. Là truyện ngắn viết về người phụ nữ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà đọc lại tác phẩm, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Soạn bài: Chương trình địa phương (Phần Tập làm Văn). V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 31 Ngày soạn: 28/03/2016 Tiết : 143 Ngày dạy: 30/03/2016 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) I. Mục tiêu: Giúp hs: 1. Kiến thức: - Nhận ra sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam trong việc bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ chung. - Cảm nhận được sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam trong việc góp phần mang lại sắc thái Quảng Nam trong những tác phẩm văn chương viết về Quảng Nam. 2. Kĩ năng: - Thể hiện thái độ trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của phương ngữ Quảng Nam. 3. Thái độ: - Biết bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về một tác phẩm văn học viết ở địa phương mà bản thân yêu thích với các kiểu bài thích hợp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? ? Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Phương ngữ Quảng Nam không chỉ ít nhiều gợi lên một sắc thái Quảng Nam trong giao tế, trong văn chương mà còn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ ngữ chung của dân tộc. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn về điều đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm từ ngữ vùng miền khác tương ứng với ph.ngữ Quảng Nam. - Phát phiếu học tập ghi lại nội dung bài tập theo bảng biểu trong tài liệu dành cho HS và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (7 phút) để hoàn thành bài tập này. - Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV thu phiếu học tập. - Nhận xét và sửa chữa. HĐ2: Tìm hiểu việc đóng góp của phương ngữ Quảng Nam vào vốn từ chung của dân tộc. - Cho HS thảo luận theo bàn về sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam vào vốn ngôn ngữ chung của dân tộc? - Gọi HS trả lời. - Nhận xét và chốt lại: Phương ngữ QN không chỉ ít nhiều gợi lên một sắc thái Quảng Nam trong giao tế và trong văn chương mà còn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ ngữ chung của dân tộc. HĐ3: Tìm các từ ngữ ở vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Q.Nam trong các ngữ liệu thơ văn - Treo bảng phụ trình bày các cứ liệu thơ văn ở bài tập 3 trong tài liệu dành cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo bàn tìm các từ ngữ vùng miền khác tương ứng với các phương ngữ Quảng Nam đã được viết bằng phấn màu? - Nhận xét và sửa chữa. - Cho HS thảo luận đóng góp của phương ngữ Quảng Nam trong những tác phẩm văn chương? - Mời đại diện HS trình bày. - Nhận xét, chốt ý: phương ngữ Quảng Nam góp phần mang lại sắc thái Quảng Nam trong những tác phẩm văn chương viết về Quảng Nam. - Chốt lại 2 nội dung chính trong mục ghi nhớ và yêu cầu HS ghi bài vào vở. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - Lắng nghe. - Hoạt động theo yêu cầu. - Trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát và thảo luận theo yêu cầu. - Lắng nghe - Hoạt động theo yêu cầu - Trình bày. - Lắng nghe. - Lắng nghe và ghi bài I. Tìm từ ngữ vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Quảng Nam II. Đóng góp của phương ngữ Quảng Nam vào vốn từ chung của dân tộc III. Tìm từ ngữ ở vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Quảng Nam trong các cứ liệu thơ văn * Ghi nhớ: - Phương ngữ Quảng Nam gồm những từ ngữ thường được dùng ở địa phương Quảng Nam trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Quảng, đặc biệt là trong những giao tế thân tình, gần gũi không mang tính nghi thức quan trọng. -Theo thời gian và qua giao lưu văn hóa vùng miền, phương ngữ Quảng Nam đã tự làm giàu thêm cho chính mình, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ của đời sống đất nước và ngôn ngữ của văn học dân tộc. 4. Củng cố: Phương ngữ Quảng Nam có đóng góp gì cho ngôn ngữ dân tộc? 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị cho tiết trả bài Tập làm Văn số 7. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 31 Ngày soạn: 30/03/2016 Tiết : 144 Ngày dạy: 01/04/2016 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: 1. Kiến thức: Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về bài văn nghị luận văn học. 2. Kĩ năng :Viết được bài văn nghị luận văn chương. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận (về: chữ viết, chính tả, lập luận, diễn đạt) khi làm bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chấm bài, nhận xét những ưu khuyết điềm của HS, tìm những lỗi sai cơ bản trong bài làm của HS, bảng phụ ghi đoạn văn diễn đạt lủng củng của HS. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dàn ý. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu đề và yêu cầu của đề: - Gv cho hs nhắc lại đề. - Đề yêu cầu điều gì? - Nhắc lại đề. - Trả lời. I. Đề bài và yêu cầu của đề. 1. Đề bài . 2.Yêu cầu của đề. HĐ2: Nhận xét bài làm hs: - Gv nhận xét ưu nhược điểm trong bài viết của hs. Chú ý khuyến khích một số bài viết tốt. - Lắng nghe. - Nghe. II.Nhận xét ưu nhược điểm . 1.Ưu điểm . - Đa số các em hiểu đề. - Nhiều bài viết lập luận khá chặt chẽ. - Lời văn của nhiều bài viết khá sinh động ,diễn đạt rõ ràng mạch lạc. - Nhiều em trình bày rõ ràng ,đẹp . -Đa số đều thể được bố cục 3 phần. 2. Nhược điểm. - Vẫn còn nhiều em chưa thật nắm kĩ đề. - Nhiều bạn viết chưa thể hiện đc bố cục 3 phần. - Nhiều bài viết diễn đạt còn vụng, ko rõ ràng, lan man - Nhiều bài viết chưa biết trình bày nhận xét, đánh giá của mình ... - Nhiều bài viết còn trình bày bày cẩu thả, chữ viết quá xấu , lỗi chính tả còn quá nhiều. HĐ3: Trả bài: - Gv gọi lớp trưởng trả bài cho cả lớp. - Gọi một số em có bài viết tốt đọc trước lớp để lớp tham khảo bài của bạn. - Yêu cầu hs phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài làm của mình? - Trả bài và nhận bài. - Đọc bài, hs khác lắng nghe. - Đọc bài và sửa lỗi. III. Đọc bài hay và trả bài. 1.Trả bài: 2.Đọc một số bài hay. 4. Củng cố: - Gọi 2 đến 3 HS nêu kinh nghiệm rút ra từ bài viết số 7 về nghị luận thơ. - GV chốt – bổ sung. 5. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục sửa lỗi trog bài làm của mình. Chuẩn bị tiết tlv - Soạn bài: “Biên bản” V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 31 Ngày soạn: 30/01/2016 Tiết : 145 Ngày dạy: 01/04/2016 BIÊN BẢN I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi viết một biên bản. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, ảnh, tư liệu về Ta-go. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Thông qua) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra trog hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội hoặc doanh nghiệp nào đó. Biên bản là vb hành chính. Loại văn bản này có cách viết như thế nào... đó là nội dung của tiết học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của biên bản - Gọi hs đọc 2 biên bản/sgk. ? Biên bản ghi lại những sự việc gì? =>những sv đang xảy ra hoặc đã xảy ra/ ? Biên bản phải đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức? ? Biên bản có nhiều loại như biên bản hội nghị, biên bản sự vụ... cho ví dụ ? =>BB kỷ luật, biên bản bàn giao, biên bản sinh hoạt đội. - Cho hs rút ra ghi nhớ sgk/126. - Đọc bài. - Trả lời. - Nêu các yêu cầu. - Cho ví dụ. - Đọc ghi nhớ sgk. I. Đặc điểm của biên bản. * Ghi nhớ : (Ý 1,2 Sgk/126). HĐ2: Tìm hiểu cách viết biên bản: ? BB gồm những mục nào, cách viết ra sao? ? Khi viết BB, phần mở đầu gồm những mục nào? ? Tên BB phải viết ntn? ?Phần nội dung gồm những mục nào? ? phần kết thúc gồm những mục nào? Mục kí tên nói lên điều gì? =>thể hiện tư cách pháp nhân của người có trách nhiệm lập bb. ? Lời văn bb phải ntn? =>Ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, dùng từ đơn nghĩa. - 3 mục. - Trả lời. - Viết hoa. - Trả lời. - Trả lời. - Nêu cách hiểu của mình. - Ngắn gọn, chính xác. II. Cách viết biên bản: *Ghi nhớ : (Ý 3,4 Sgk/126) HĐ3: Hướng dẫn luyện tập: - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 và cho hs thảo theo cặp các tình huống cần viết BB. - Cho Hs thảo luận nhóm theo bàn. - Đại diện nhóm trình bày. - Gọi Hs nhận xét –gv chốt. ? Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của BB cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của Chi đội cho Đoàn TNCS HCM. - Cho hs trình bày trên bản hoặc trình bày miệng? - Mời hs khác nhận xét. Nhận xét, sửa chữa, bổ sung (nếu có). - Đọc bài. - Hoạt động theo bàn - trình bày. - Nhận xét và lắng nghe. - Làm bài tập cá nhân. Trình bày. - Nhận xét. - Lắng nghe . III.Luyện tập. * Bài tập1: Tình huống a, c, d cần viết biên bản Bài tập 2: Viết biên bản theo yêu cầu. 4. Củng cố: ? Biên bản có phải là một loại văn bản hành chính thông dụng và cần thiết không? Cần lưu ý điều gì khi viết biên bản? *SĐTD: 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài tập 2 (viết chi tiết văn bản). - Soạn bài: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. V. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNV9-TUẦN 31.doc
Tài liệu liên quan