Tiết 169:
Kiểm tra 1 tiết
( phần tiếng Việt )
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức lý thuyết,nhận dạng các loại bài tập, có hướng làm bài phù hợp.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện thêm kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết đã học.
3. Thái độ:
Làm bài nghiêm túc.
II.Chuẩn bị:
GV:Soạn đề,đáp án,thang điểm.
HS: On tập kiến thức tiếng việt.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra:
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....../ .... /2018 Tuần: 34
Tiết 166:
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Hệ thống kiến thức về câu( các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
II.Chuẩn bị:
GV: giáo án, SGK, SGV.
HS: Soạn bài, SGK.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 4: Ôn tập về câu ghép.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm – đại diện nhóm cho ý kiến các nhóm khác nhận xét.
- GV:nhận xét - hoàn thành BT.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 (SGK trang148)
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm – đại diện nhóm cho ý kiến các nhóm khác nhận xét.
- GV:nhận xét - hoàn thành BT.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập ( cách sử dụng quan hệ từ , cặp quan hệ từ – tạo kiểu quan hệ từ mới
GV: nhận xét,đánh giá.
Hoạt động5: Biến đổi câu.
-Hd làm BT1.
?Tìm các câu rút gọn trong đoạn trích.
GV:nhận xét.
-HD làm BT2.
?Những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra.Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì?
?Hãy biến đổi các câu (BT3)thành câu bị động.
-Nhận xét,sửa.
Hoạt động6: Tìm hiểu các kiểu câu.
? Nhắc lại 5 kiểu thức về loại câu.
? Xác định câu nghi vấn, công dụng.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
?Xác định câu cầu khiến và chức năng của nó.
GV:nhận xét.
-Cho HS đọc BT3.
?Câu nói của anh Sáu có hình thức của kiểu câu nào.Anh dùng nó để hỏi hay bộc lộ cảm xúc.
HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện trình bày.
-Lắng nghe.
HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện trình bày.
-Lắng nghe.
-2HS lên bảng thực hiện yêu cầu BT4.
-Đọc BT1.
-Suy nghĩ,tìm và chỉ ra câu rút gọn.
-Đọc yêu cầu BT2
-Suy nghĩ,trao đổi,trả lời.
- 3HS lên bảng chuyển đổi thành câu bị động.
-Nhắc lại 5 kiểu câu đã học.
-Thực hiện làm BT1.
-Đọc yêu cầu bài tập.
-Thực hiện yêu cầu bài tập.
-Đọc bài tập3.
-Suy nghĩ, làm BT3, trình bày trước lớp.
D. Các kiểu câu
II. Câu ghép :
2.Bài tập2: Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm được ở bài tập 1.
a. Quan hệ bổ sung
b. Quan hệ nguyên nhân
c. Quan hệ bổ sung
d. Quan hệ nguyên nhân
e. Quan hệ mục đích
3. Bài tập 3:
4.Bài tập 4:
Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở các câu cho sẵn.
a. Nguyên nhân : Vìnên
điều kiện : Nếu.thì.
b. Tương phản :
+ Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
+ Nhượng bộ : Hầm của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá gần.
III. Biến đổi câu.
1. BT1: Tìm các câu rút gọn trong đoạn trích .
Quen rồi.
Ngày nào ít : 03 lần
2.BT2:
a.Và làm việc có khi suốt đêm.
b.Thường xuyên.
c.Một dấu hiệu chẳng lành.
-Tách câu nhằm nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
3.BT3: Tạo câu bị động.
a. Đồ gồm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắt qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV.Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau:
1.BT1: Xác định câu nghi vấn.Chức năng.
Ba con, sao con không nhận ? ® dùng để hỏi.
Sao con biết là không phải? ® Dùng để hỏi.
2.BT2: Xác định câu cầu khiến.Chức năng.
a. Ở nhà trông em nhá! ® ra lệnh.
Đừng có đi đâu đấy ® ra lệnh.
b. Thì má cứ kêu đi.
® yêu cầu
Vô ăn cơm!
® dùng để mời.
3.BT 3:Tìm hiểu câu nói của anh Sáu.
-Có hình thức câu nghi vấn,được dùng để bộc lộ cảm xúc.
-Được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả:”Giận quá..và hét lên”.
4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS hệ thống lại nội dung đã ôn tập.
5. Hướng dẫn học tập:
Ôn tập kỹ bài để chuẩn bị làm kiểm tra. Hoàn thành các bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ......./ .... /2018
Tiết 167:
( Phần truyện )
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
2.Kĩ năng:
Học sinh được rèn luyện thêm kỹ năng phân tích tác phẩm truyện và kỹ năng làm văn.
3.Thái độ:
Có thái độ làm bài nghiêm túc.
II.Chuẩn bị:
GV: Soạn đề bài,đáp án ,thang điểm.
HS: Ôn tập kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra:
MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Làng
Lặng lẽ Sa pa
-Nhận biết tên một loại bánh được nhắc đến trong truyện.
- Nhận biết được năm sáng tác của một tác phẩm truyện.
Nắm được tình huông truyện.
- Hiểu được cách kể truyện của tác giả.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 2
Số điểm 1,5
Số câu 4
2,5 điểm
...25%
Chủ đề 2
Chiếc lược ngà.
Những ngôi sao xa xôi.
Biết được tên tác giả và nhân vật chính trong truyện.
- Nắm được nội dung chính của văn bản Chiếc lược ngà.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 3
1,5 điểm
15%
Chủ đề 3
Bến quê.
Các nhân vật văn học
Biết được năm sáng tác truyện ngắn Bến quê.
Hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Nhận ra tình huống nghịch lí và ý đồ của tác giả thông qua tình huống nghịch lí đó.
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 4
6 điểm
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 5
Số điểm 2,5
25%
Số câu 4
Số điểm 2,5
25%
Số câu 2
Số điểm 5
50%
Số câu 11
Số điểm 10
100%
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Làm bài bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tác giả truyện “Những ngôi sao xa xôi” là:
A. Nguyễn Minh Châu. B. Lê Minh Khuê.
C.Nguyễn Đình Thi. D.Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 2: Truyện ngắn”Bến quê” được in và xuất bản vào năm nào?
A.1985. B. 1987. C. 1986. D.1988.
Câu 3: Vui mừng trước tin làng không theo giặc, Ong Hai đã mua quà gì về cho các con?
A. Bánh dừa. B. Bánh rán. C. Bánh tráng. D. Bánh rán đường
.Câu 4: Nội dung chính được đề cập trong văn bản “Chiếc lược nga” là?
A. Nỗi vui mừng của ông sau khi gặp được con.
B. Nỗi day dứt ân hận của bé Thu khi chia tay cha.
C. Tình cảm sâu sắc, cảm động thắm thiết của cha con ông Sáu.
D. Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau 8 năm xa cách.
Câu 5: Trong truyện “Bến quê”, tác giả tập trung miêu tả nhân vật Nhĩ ở bình diện nào?
A. Cử chỉ, thái độ. B. Cảnh ngộ, ước mơ.
C. Cảm xúc, suy nghĩ. D. Ngoại hình, ngôn ngữ.
Câu 6: Nhân vật chính của truyện “Những ngôi sao xa xôi” là?
A. Đai đội trưởng. B. Chị Thao. C. Nho. D. Phương Định.
II.Tự luận:(7điểm)
Câu 1:Nêu tình huống truyện ngắn”Làng” của Kim Lân.(1đ)
Câu 2:Truyện ngắn”Bến quê”xây dựng một tình huống nghịch lí. Đó là tình huống như thế nào? Từ tình huống ấy,tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?(3 đ)
Câu 3:Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.(3đ)
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
B
A
C
C
D
II.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu1:Tin đồn làng chợ Dầu theo Tây mà ông Hai nghe được từ những người tản cư.
Câu2:-Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất,về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo,bị bại liệt toàn thân,không thể tự di chuyển được.Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào người khác mà chủ yếu là Liên – vợ anh.Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy,Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông,nơi bến quê quen thuộc một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến dũ.Anh khao khát một lần đặt chân lên đó mà không được.
-Tác giả muốn gửi gắm một suy ngẫm:trong cuộc đời người ta không nên cứ mải hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
Câu3: Cảm nghĩ riêng của HS.
3.Thu bài:
4. Củng cố dặn dò:
Về kiểm tra lại kiến thức vừa kiểm tra,ôn tập lại kiến thức chuẩn bị thi HKII.
-Soạn bài”Con chó Bấc” tuần sau học.
* Kết quả:
Loại
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9A(.HS)
9B(.HS)
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ....../...../2018
Tiết 168:
( trích tiếng gọi nơi hoang d ) ( Giắc Ln- đơn )
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng:
Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ:
Hiểu thêm tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng lòng yêu thương loài vật.
II. Chuẩn bị:
GV:SGK, SGV, giáo án.
HS: Soạn bài,SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bi cũ: Qua tc phẩm " Bố của Xi - Mơng " tc giả gởi gắm người đọc điều gì?
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của tṛ
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
- Đọc chú thích và giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Tóm tắt văn bản?
Bấc là một con chó bị bắt cóc, bị đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã qua nhiều tay chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có tấm lòng nhân từ đối với nó, Bấc đã được cảm hóa. Về sau khi Thoóc-tơn chết, nó đã hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con chó hoang.
?.Xác định bố cục của bài văn? Nhận xét độ ngắn dài của mỗi phần?
?.Căn cứ vào độ ngắn dài của mỗi phần, em hãy cho biết nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm ở phía nào? (Thoóc-tơn hay chó Bấc?)
Hoạt động 2:
? Cách cư xử của Thoóc-tơn được biểu hiện ở chi tiết nào? Có gì đặc biệt?
(à như thể chúng là con cái của anh vậy, xem chúng như con người, là đồng loại, là bạn bè của mình)
? Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với những ông chủ khác nhằm mục đích gì?
(à Thoóc-tơn là một ông chủ lý tưởng)
? Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn đối với lũ chó, với Bấc?
(à Chào hỏi thân mật, vui vẻ, trò chuyện tầm phào với Bấc, cho dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa mà như rủ rỉ bên tai)
? Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ ràng nhất khi nào?
( à Kêu lên trân trọng “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói ấy!” )
? Tình cảm của Bấc biểu hiện với chủ ở những khía cạnh nào?
à Có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn: sôi nổi cắn vờ, tôn thờ: nằm xa, bám sát theo, không đòi hỏi gì ở Thoóc-tơn.
? Chứng minh rằng nhà văn có tài quan sát khi viết đoạn văn này?
(HS có thể thảo luận nhóm nêu ý kiến rồi sau đó GV góp ý).
1.CM trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi đi sâu vào văn bản ?
GV bình: Nhà văn không nhân cách hóa chó Bấc theo kiểu La Fontain (không nói tiếng người) nhưng họng nó lại rung lên những âm thanh mang tiếng con người, tâm hồn của nó là tâm hồn của một con người biết suy nghĩ: Biết vui sướng, biết lo sợ.
Hoạt động 3:
?Hãy nhận xét sự tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời của tc giả khi viết về những con chó trong văn bản này? Tình cảm của nhà văn đối với loài vật?
-Đọc chú thích.
-Nêu vài nét về tác giả.
-Tóm tắt tác phẩm.
-Lắng nghe.
-Đọc tác phẩm.
-Xác định bố cục.
-Suy nghĩ,trả lời.
-T́m hiểu,tŕnh bày.
-Nghe.
-Suy nghĩ,trả lời.
-T́m hiểu,tŕnh bày.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ,trả lời.
-Nghe.
-T́m hiểu,suy nghĩ,trả lời.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm 4HS.
-Đại diện nhóm tŕnh bày ư kiến.
-HS thảo luận,trình bày.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ,trình bày.
I. tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả: ( SGK )
2.Tác phẩm : (SGK )
3.Bố cục: 3 phần.
II.Phân tích:
1.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với chó Bấc.
-Chăm sóc nó như thể là con cái của mình ... chào hỏi thân mật, vui vẻ...chuyện trò lâu.
-Dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc, dựa đầu vào nó, lắc nó, đầy tới đẩy lui, thốt lên những tiếng rủa âu yếm.
-Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói ấy!
à Tình yêu thương là lòng nhân từ của Thoóc-tơn đối với Bấc.
2.Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:
-Cắn bàn tay Thoóc-tơn, vết răng hằn vào da thịt, đó là cử chỉ vuốt ve.
-Tôn thờ bằng cách nằm phục dưới chân Thoóc-tơn hằng giờ, ngước nhìn, nằm ra xa quan sát hình dáng của anh, đôi mắt toả rạng.
à Tình cảm đặc biệt của Bấc đối với Thoóc-tơn.
3. “Tâm hồn” của con chó Bấc:
-Họng rung những âm thanh....
-Vui sướng khi được ôm ghì mạnh mẽ.... Tưởng chừng quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực....Không muốn rời chủ.
-Nảy sinh trong lòng nỗi lo sợ... Trong giấc ngủ bị nỗi lo sợ đó ám ảnh à Tâm hồn phong phú.
III.Tổng kết:
( Ghi nhớ SGK Trang154 )
4.Củng cố:
?Em học được điều gì qua văn bản này.
5. Hướng dẫn học tập: Xem lại toàn bài. Nắm lại nội dung, nghệ thuật cuả văn bản. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
IV.Rút king nghiệm:
--------------------@--------------------
Ngày soạn : ....../...../2018
Tiết 169:
( phần tiếng Việt )
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức lý thuyết,nhận dạng các loại bài tập, có hướng làm bài phù hợp.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện thêm kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết đã học.
3. Thái độ:
Làm bài nghiêm túc.
II.Chuẩn bị:
GV:Soạn đề,đáp án,thang điểm.
HS: On tập kiến thức tiếng việt.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra:
MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Khởi ngữ.
-Nắm được khái niệm thành phần khởi ngữ .
Đặt câu chứa thành phần khởi ngữ.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1/2
Số điểm 1
Số câu 1,5
1,5 điểm
...15%
Chủ đề 2
Các thành phần biệt lập
- Nắm được tên các thành phần biệt lập.
Xác định được các thành phần biệt lập trong câu.
Đặt câu có chứa thành phần biệt lập.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 3
Số điểm 1,5
Số câu 1/2
Số điểm 1
Số câu 4,5
3 điểm
30%
Chủ đề 3
Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Biết và kể được tên các biện pháp liên kết chính.
Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng các biện pháp liên kết.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 2
5 điểm
50%
Chủ đề 4:
Nghĩa tường minh và hàm ý.
Nhận biết được khái niệm hàm ý.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
0,5 điểm
5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 4
Số điểm 3,5
35%
Số câu 3
Số điểm 1,5
15%
Số câu 2
Số điểm 5
50%
Số câu 9
Số điểm 10
100%
I TRẮC NGHIỆM (3đ)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Câu nào sau đây là định nghĩa về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần đứng đầu câu.
B. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.
C. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
D. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Câu 2. Có mấy thành phần biệt lập?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 3. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không có thành phần tình thái?
A. Nhiều mây đấy, nhưng chưa chắc trời mưa. B. Hình như ta sắp đánh lớn.
C. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm. D. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào không có thành phần cảm thán ?
A. Ô kìa, hai con hạc trắng bay về Bồng Lai !
B. Vừa xong bài thì trống trường cũng rung lên.
C. Ui chao, trời mưa đường trơn quá !
D. Chao ôi cứ mong hoài mong mãi rứa !
Câu 5. Câu nào sau đây chứa thành phần phụ chú ?
A. Mọi người – kể cả anh, đều rất buồn. B. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích.
C. Anh là người mạnh khỏe tài ba. D. Hai cụm chủ -vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.
Câu 6. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai.
II TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Đặt 2 câu có sử dụng khởi ngữ và 2 câu có sử dụng thành phần biệt lập.(2đ)
Câu 2: Có mấy biện pháp liên kết chính. Hãy kể tên?(2đ)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 câu với chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn đó có sử dụng các phép liên kết mà em đã học. Gạch chân và chỉ ra phép liên kết đó. (3đ)
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
D
C
D
B
A
B
II.TỰ LUẬN:(7 điểm)
Câu 1: -Với anh,anh không nghĩ như vậy.
- Giàu,tôi cũng giàu rồi.
-Ồ,sao nay cậu vui thế.
-Hình như,tôi đã gặp bạn ở đâu rồi thì phải.
Câu 2: Có 4 biện pháp liên kết chính: -Phép lặp từ ngữ.
-Phép đồng nghĩa,trái nghĩa và liên tưởng.
-Phép thế.
-Phép nối.
Câu 3:Viết đoạn văn theo yêu cầu sau:
-Chủ đề tự chọn.
-Độ dài khoảng 8 đến 10 câu.
-Có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết.
-Phải chỉ ra từ(cụm từ) liên kết và tên phép liên kết đã sử dụng.
3. Thu bài : Nhận xt tiết kiểm tra.
4.Dặn dò:
Về xem lại kiến thức và tự chấm điểm cho mình.On tập tiếp chuẩn bị cho thi HKII.
* Kết quả:
Loại
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9A(HS)
9B(..HS)
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ..... / ... /2018
Tiết 170:
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kĩ năng:
Viết được một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
3. Thái độ:
Có ý thức trân trọng khi kí hợp động và nghiêm túc tuân thủ những điều được kí trong hợp đồng.
II.Chuẩn bị :
GV: SGK, SGV, giáo án và một số hợp đồng.
HS: Soạn bi, SGK.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
-Hướng dẫn Hs ôn luyện kiến thức lý thuyết về soạn thảo hợp đồng.
? Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì?
-Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia.
-Nhằm thực hiện công việc đạt kết quả.
? Trong các loại văn bản sau văn bản nào có tính chất pháp lý?
-Hợp đồng
? Một bản hợp đồng cần có những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
-Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.
-Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức ghi lại nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã thoả thuận.
? Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng?
-Hành văn ngắn gọn, rõ ràng.
-Số liệu chính xác, cụ thể.
Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK 196.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1/196.
? Chọn cách diễn đạt đúng.Giải thích vì sao?
-Cho HS đọc yêu cầu BT2/196.
-GV hướng dẫn HS lập hợp đồng dựa trên những thông tin có sẵn của SGK.
-Hợp đồng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết thúc.
-Gọi HS đọc bản hợp đồng của mình
à GV nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm.
-Lắng nghe.
-Nhớ lại kiến thức cũ,trình by.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ,trả lời.
-Nhớ lại,trình bày.
-Lắng nghe.
-Nhớ lại,trình bày.
-Đọc BT1(SGK).
-Xác định yêu cầu BT.
-Trao đổi,lựa chọn.
-Đọc BT2 và xác định yêu cầu.
-Lắng nghe.
-Viết hợp đồng.
-Đọc bản hợp đồng.
I.Ôn tập lý thuyết:
-.Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia nhằm thực hiện công việc đạt kết quả.
-.Hợp đồng là văn bản có tính chất pháp lý:
-.Một bản hợp đồng gồm có:
-Phần mở đầu.
-Phần nội dung.
-Phần kết thúc.
à Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức ghi lại nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã thỏa thuận.
-.Hành văn: ngắn gọn, rõ ràng. Số liệu: chính xác, cụ thể.
II.Luyện tập:
Bài tập 1/196:
a.Hợp đồng có giá trị từ ngày ... tháng... năm ... đến ngày ... tháng... năm ...
b.Bên B phải thanh toán cho bên A bằng đôla Mỹ.
c.Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thỏa thuận.
d.Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại ... như đã thỏa thuận với bên B.
Bài tập 2/196.
CỘNG HỊA X HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày ... tháng... năm ...
Tại địa điểm ...
Chúng tôi gồm:
Bên A: Người có xe cho thuê.
Đại diện là ông bà Ng Văn A.
Địa chỉ:
Bên B: Người cần thuê xe.
Đại diện là ông bà Trần Văn C.
Địa chỉ: Khách sạn Y
Chứng minh ND số ... do Sở Công an ... cấp ngày ... tháng... năm ... hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung giao dịch.
Bên A cho bên B thuê một chiếc xe đạp mini Nhật, màu tím trị giá 1.000.000 đồng với thời gian 3 ngày đêm.
Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A.
-Bảo đảm giao xe đúng thời gian, đúng kiểuvà giá trị như thỏa thuận.
Điều 3: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên B.
-Giao trả xe đúng thời gian.
-Bảo quản xe cẩn thận, không để mất mát hư hỏng.
-Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A.
-Nếu trả xe chậm thì phải nộp phạt tiền gấp đôi cho bên A.
Điều 4: Phương thức thanh toán.
-Bằng tiền mặt với mức thuê 10.000 đồng/ ngày đêm.
Điều 5: Hiệu lực hợp đồng. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng... năm ... cho đến hết ngày ... tháng... năm ... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc, đi đến thống nhất cách giải quyết.
Hợp đồng này được làm thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên, Ghi rõ họ tên)
4.Củng cố:
GV: lưu ý HS khi viết hợp đồng.
5.Hướng dẫn học tập:
Làm những bài tập còn lại. Soạn bài Tổng kết văn học.
IV.Rt kinh nghiệm:
P.HT ký duyệt: ..... /.... /2018
Hồ Minh Đương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 9 tuan 34 nam 2018.doc