Giảng:9ab
Tiết 18 - XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI.
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ đó.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Các tình huống liên quan tới bài học.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Nêu những nguyên nhân khiến người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? Mỗi một nguyên nhân cho một ví dụ minh hoạ?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16 đến 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu chuyện. Giới thiệu những nét chính về tác giả?
Em hiểu thế nào là truyền kỳ?
Thế nào là ‘Truyền kỳ mạn lục”?
(áng “Thiên cổ kỳ bút”)
Văn bản này được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
? Nhân vật Vũ Nương được tác giả
giới thiệu như thế nào? Nhận xét gì
về cách giới thiệu của ýac giả?
? Để hiểu hơn về nhân vật này,
chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật
Vũ Nương trong nhiều hoàn cảnh
mà nàng đã phải trải qua (Trong
cuộc sống bình thường, khi tiễn
chồng đi lính, khi xã chồng).
? Trong cuộc sống thường ngày,
Vũ Nương là người như thế nào?
Nhận xét gì về thái độ của tác giả
ở đây?
? Khi Trương Sinh đi lính, nàng
bộc lộ những phẩm chất gì?
(Nhận xét lời dặn dò của Vũ Nương)
? Khi phải sống xa chồng nàng bộc lộ những đức tính gì?
? Lời trăng trối của mẹ chồng nàng
giúp ta hiểu thêm được điều gì về nàng?
Vậy khi xã chồng nàng là người phụ nữ, người con như thế nào?
-Yêu thương chồng, con, hiếu thảo
? Khi nàng bị chồng nghi oan là không chung thuỷ, nàng đã làm gì?
(Chú ý tới những lời thoại của nàng)
? ở lời thoại 1, nàng đã nói những gì? Nhằm mục đích gì?
? ở lời thoại 2, nàng đã phân trần với chồng mình như thế nào?
? Lời thoại 3 của nàng trong hoàn
cảnh nào? Có nội dung gì?
?Em có suy nghĩ gì về lời thoại này?
(So sánh với cổ tíchàĐây là hành
động bột phát).
? Qua các tình huống trên đây, em
có nhận xét gì về tính cách của Vũ
Nương?
- Giáo viên hệ thống bài.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại VB.
I-Đọc – tìm hiểu chung:
1.Đọc-kể tóm tắt:
2.Tìm hiểu chú thích:
*Tác giả:
*Tác phẩm:
3.bố cục:
- Bố cục: 3 phần:
(1): Từ đầu à “cha mẹ đẻ mình”.
Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xã cách.
(2): “Qua năm sau” à “việc trót đã qua rồi”.
Nỗi oan khuất và cái chết bi thẩm của Vũ Nương.
(3): Còn lại.
Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương
trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.
II-Đọc – hiểu nội dung:
1.Nhân vật Vũ Nương:
a-Những phẩm chất tốt đẹp của nàng:
- Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na,
- Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp => đẹp nết, đẹp người.
* Trong cuộc sống bình thường:
- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà.
à Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả.
* Khi tiễn chồng đi lính:
- Nàng dặn dò:
+ Không monh vinh hiển, áo gắm phong hầu.
+ Mong chồng được bình an trở về.
+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao
mà chồng sẽ phải chịu đựng.
+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình.
àNhững lời nói ân tình, đằm thắm=>Yêu thương.
* Khi xa chồng:
- Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”.
- Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.
- Lời trăng trối của mẹ chồng nàng: “Say này,trời xét lòng mìnhxanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” à Bà đã ghi nhận nhân cách và công lao của nàng với gia đình chồng.
- Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót, ma
chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.
* Khi bị chồng nghi oan:
Nàng đã phân trần với chồng:
- Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khócho thiếp”
+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung,trong trắng.
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.
à Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩVọng Phu kia nữa” Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,)
- Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”.
à Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí.
àLời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý=>Khắc
hoạ tâm lý và tính cách.
* Vũ Nương: Một người phụ nữ sinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình,song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
- Tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái NX"
- Học bài, soạn tiếp tiết 2.
Soạn :6/9/2013
Giảng:9ab
Tiết 17 - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích: Truyền kỳ mạn lục- Tiếp) - Nguyễn Dữ -
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nêu vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích, nhận xét đánh giá.
3. Thái độ
- Học sinh cảm thông với thân phận người phụ nữ trong xá hội xưa từ đó trân trong vẻ đẹp tâm hồn của họ
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Sưu tầm tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”.
+ Sưu tầm: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
- Học sinh: Sưu tầm truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản:
Nàng Vũ Nương bị nghi oan là không chung thuỷ với chồng. Hãy tìm những nguyên nhân dẫn tới việc này?
?Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có điều gì cần lưu ý?
Vì sao em biết? Cuộc hôn này có gì khó khăn cho nhân vật Vũ Nương?
? Theo em tính cách của Trương Sinh có phải là nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của vợ chàng?
? Còn nguyên nhân nào dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương?
? Nhận xét gì về nguyên nhân này?
? Bên cạnh các nguyên nhân trên theo em còn nguyên nhân nào nữa?
?Trong truyện, tác giả đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo nào?
? Em có nhận xét gìvề cách đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện của tác giả? Cho biết tác dụng của cách đưa yếu tố kỳ ảo xen lẫn yếu tố thực?
? Các yếu tố kỳ ảo được đưa vào trong truyện có tác dụng gì? (ý nghĩa như thế nào?).
? Hãy phân tích tình tiết kỳ ảo ở cuối truyện? (ở tình tiết này có thể hiện tính bi kịch hay không?).
? Những đặc sắc về nghệ thuật của
văn bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Đọc ghi nhớ SGK.
II-Đọc – hiểu nội dung:
b- Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng:
+ Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
+ Lời của Vũ Nương: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”.
à Tạo cho Trương Sinh một cái thế: Có tiền +Có quyền (Cái thế của người chồng trong gia đình, người đàn ông dưới chế độ phong kiến).
- Tính cách của Trương Sinh: “Đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” + Tâm trạng khi trở về có phần nặng nề không vui “Cha về, bà đã mất”
- Lời nói của đứa con ngây thơ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư! không như cha tôi trước kia”. “Trước đây, thường có một người đàn ông Đản cả”
à Thông tin rất đáng tin, ngày một gay cấn:Như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi đã đến độ cao trào, chàng “đinh ninh là vợ hư”.
=> Đây là tình huống bất ngờ.
- Cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh:
+ Không đủ bình tĩnh để phán đoán, nghe lời con trẻ và không đủ bình tĩnh để phân tích đúng, sai.
+ Bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ.
+ Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng (Họ hàng, làng xóm).
+ Nhất quyết không nói duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan.
- Do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ:
+ Xã hội trọng nam, khinh nữ.
+ Đất nước có chiến tranh.
à Nghệ thuật tạo tình huống, xung đột, sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình của truyện cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
=> Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến. Xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
2. Những yếu tố kỷ ảo trong truyện:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương được đưa về dương thế.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
* Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện. Các yếu tố này được đưa xen kẽ với những yêu tố thực (Về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử, trang phục của các mỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương).
à Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đơi thực,làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
* ý nghĩa:
- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, khát khao được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một phầnkết thúc có hậu: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng: Người tốt dù phải chịu oan khuất rồi cuối cùng cũng được giải oan.
- Chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện bóng nàng loáng loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” à Đây chỉ là ảo ảnh.
=> An ủi cho số phận của Vũ Nương, đồng thời một lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: Trong xã hội ấy, người phụ nữ đức hạnh chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở những nơi xã xăm, huyền bí.
III.Tổng kết :
*Ghi nhớ (SGK trang 51).
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Nỗi oan của nàng.
- Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm.
- Đọc thêm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị”.
- Soạn: “Xưng hô trong hội thoại”.
----------------------------------------------------------
Soạn :6/9/2013
Giảng:9ab
Tiết 18 - XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI.
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ đó.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Các tình huống liên quan tới bài học.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Nêu những nguyên nhân khiến người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? Mỗi một nguyên nhân cho một ví dụ minh hoạ?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
? Em hãy nêu một số những từ dùng để xưng hô trong tiếng Việt?
à Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: Tôi, tao, tớ,mình, mày, nó, hắn, gã, chúnh tôi, chúng tớ, chúng tao, chúng mình, chúng mày, chúng nó, Anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy,
chị ấy,
? Hãy cho biết cách dùng từ ngữ xưng hô ở trên?
à * Cách dùng với ngôi thứ:
- Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao,..
- Ngôi thứ hai: Mày, mi,chúng mày,
- Ngôi thứ ba: Nó, hắn,chúng nó, họ, bọn họ,
* Cách dùng để biểu lộ sắc thải biểu cảm:
- Suồng sã: Mày, tao, chúng tao, bọn tao,
- Sắc thái thân mật: Anh, chị, em,
- Sắc thái trang trọng: Quý ông, quý bà, quý vị,
- Sắc thái trung hoà: Tôi, chúng tôi,
* Lưu ý: Trong Tiếng Việt còn một số trường hợp sau:
- Đối tượng xưng hô thường dùng ở nhiều ngôi: Mình.
- Đối tượng xưng hô chỉ gộp nhiều ngôi: Ta, chúng
ta, chúng mình,
- Đối tượng xưng hô chỉ gộp “Tương hỗ” nhau:
Ví dụ: Từ giờ phút ấy, chúng tôi đã trở thành đồng
chí của nhau => Từ ngữ xưng hô = Đại từ xưng hô
+ Danh từ chung,
? Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt với
từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh (Các em đang học),
cho nhận xét?
Ngôi
Tiếng Việt
Tiếng Anh
1
Tôi, tao, tớ,chúng tôi
I, We.
2
Mày, mi, anh
You
3
Nó, họ, anh ấy,
It, they, he, she
?Chính sự phong phú của từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt mà có những tình huống, ta không biết xưng hô như thế nào cho phải, em đã gặp những tình huống tương tự như thế chưa, nêu ra cho cả lớp cùng thảo luận.
Ví dụ: Về quê chơi, em gặp rất nhiêu anh, em, họ
hàng, có người en họ (Tuổi như bố, mẹ em) chào em rất lễ phép: Anh (Chị) mới về chơi. Lát nữa mời anh (Chị) đến nhà em chơi ạ! Em không biết trả lời như thế nào.
=>Trong tình huống này, tuy hơi khó trong giao tiếp Song từ xưa các cụ đã có câu “Bằng củ khoai cứ vai mà gọi”. Em cứ xưng hô đúng với vai của mình.
? Qua các ví dụ và tình huống trên, em hãy cho nhận xét về hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
*Ví dụ (SGK38, 39): Hai đoạn trích (Trích từ Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài) -Hai học sinh đọc.
(Giáo viên dùng bảng phụ).
? Em hãy xác định từ ngữ xưng hô ở hai đoạn trích?
à Đoạn trích a: - Anh - em (Dế Choắt).
- Ta – Chú mày (Dế Mèn).
à Đoạn trích b: - Tôi -Anh (Dế Mèn).
- Tôi - Anh (Dế Choắt).
? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt? Giải thích sự thay đổi đó?
à- ở đoạn trích a: Cách xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau. Thể hiện sự bất bình đẳng:
+ Dế Choắt: Kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác.
+ Dế Mèn: Kẻ ở vị thế mạnh: Kiêu căng và hách dịch - ở đoạn trích b: Cách xưng hô như nhau. Như vậy đã có sự thay đổi: Vì Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa. Dế Choắt nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
Cách xưng hô bình đẳng giữa hai nhân vật.(Dế Mèn cũng đã nhận ra lỗi lầm).
? Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về việc dùng từ
ngữ xưng hô của cả hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt?
à Việc sử dụng từ ngữ xưng hốât phù hợp (Phù hợpvới tính cách của nhân vật và hoàn cảnh, địa điểm của tình huống giao tiếp).
? Qua đây, em hãy rút ra kết luận chung về việc sử
dụng từ ngữ xưng hô?
(Lưu ý với học sinh: ở lớp 8 đã học vai XH trong HT cần lưu ý: Vai XH thì có nhiều, những vai giao tiếp chỉ có một. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt từ ngữ xưng hô cho phù hợp với vai giao tiếp và tình huống giao tiếp)
- Một học sinh đọc ghi nhớ.
I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
1.Ngữ liệu (SGK)
2.Nhận xét
Từ ngữ xưng hô:tôI, tao, tớ,mình, ta, nó, hắn, chúng tôI, ....
à Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú và inh tế hơn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh.
+Tiếng Việt có một hệ thống
từ ngữ xưng hô rất phong phú,
tinh tế và giàu sắc thái biểu
cảm.
+Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
3.Kết luận
*Ghi nhớ (SGK39).
*Hoạt động 3:
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Một học sinh làm miệng.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh.
- Học sinh trình bày miệng àHọc
sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài tập miệng.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài tập miệng.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
(*) Qua đoạn trích này, các em cần
chú ý: Khi phân tích nhân vật nên
lưu ý tới việc làm, hành động của
nhân vật cùng với việc sử dụng từ
ngữ xưng hô. Vì qua đây thể hiện
rõ diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật.
II.Luyện tập:
1-Bài tập 1: (SGK trang 39)
“Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy
đến dự”
àLời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ:
+ Chúng ta: Từ xưng hô chỉ ngôi “gộp” (Bao ồm cả người nói và người nghe).
- Có sự nhầm lẫn vì cô ta là người nước ngoài,mới học Tiếng Việt, chưa nắm vững; vì vậy còn có thói quen trong ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ.
- Cô cần sử dụng từ: Chúng tôi hoặc chúng em(Từ xưng hô chỉ một nhóm ít nhất hai người, trong đó có người nói nhưng không có người ghe
–Trong Tiếng Việt xếp những từ xưng ô này vào“ngôi trừ”.
2-Bài tập 2: (SGK trang 40).
Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của ăn bản chỉ là một người, nhưng vẫn xưng hô húng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
- Văn bản khoa học là những văn bản trình bày
về các nội dung khoa học; bao gồm văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học phổ cập.
- Việc dùng chúng tôi thay cho tôi nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra việc dùng từ ngữ xưng hô như vậy còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
- Song, trong những tình huống nhất định cần nhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn.
3-Bài tập 3: (SGK trang 40).
- Từ xưng hô mà cậu bé dùng với mẹ:
- Mẹ (Thông thường.)
- Từ xưng hô mà Thánh Gióng dùng với sứ giả:
Ta - ông (Cách xưng hô khác thường => Thể
hiện sự khác thường của Thánh Gióng).
4-Bài tập 4: (SGK trang 40).
- Cách dùng từ xưng hô:
+ Danh tướng: 1. Thầy - con; 2. Thầy - con.
+ Thầy giáo già: Ngài.
- Người học trò: Thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng với thầy giáo mình. Chúng ta cần nói theo tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.
5-Bài tập 5: (SGK trang 40, 41).
- Trước năm 1945: Nước ta là một nước phong
kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua: Xưng hô với dân là trẫm.
- Bác-Người đứng đầu nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà: Xưng tôi và gọi dân chúng là đồng bào: Tạo cảm giác gần gũi với người nghe.
Đánh dấu một bước trong quan hệ giữa nhân dân với lãnh tụ (Lãnh tụ với nhân dân) trong một nước dân chủ.
6-Bài tập 6: (SGK trang 41).
- Cai lệ: Thằng kia, ông mày.
- Người nhà lý trưởng: Chị chị chị.
- Chị Dậu: Nhà cháu cháu hai ông cháu.
- Cai lệ: Mày mày.
- Chị Dậu: Nhà cháu ông.
- Cai lệ: Ông mày.
- Chị Dậu: Cháu ông nhà cháu
- Chị Dậu: Tôi ông.
- Chị Dậu: Mày bà.
à Cai lệ: Kẻ có quyền lực: Cách xưng hộ thể
hiện trịch thượng, hống hách.
à Chị Dậu: Lúc đầu hạ mình, nhẫn nhục vì là người dân bị áp bức. Nhưng sau thay đổi hoàn toàn: Tôi-ông, bà-mày: Thể hiện thái độ phẫn uất, căm tức àCách phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.
=> Thể hiện rõ nhan đề văn bản “Tức nước”
thì ắt “Vỡ bờ”.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hệ thống bài.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt: Phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Sử dụng từ ngữ xưng hô: Căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp.
- Học bài + Xem lại các bài tập.
- Soạn: “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián
Soạn :6/9/2013
Giảng9ab:
TIẾT 19 - CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁC DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận diên và sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp khi viết văn bản.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp cho phù hợp khi giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ + Ví dụ mẫu.
- Học sinh: Tìm các ví dụ phù hợp với nội dung bài học.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
- Câu hỏi: Đọc thuộc phần ghi nhớ (SGK39), làm bài tập 3 (SGK40).
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Ví dụ 1: Hai đoạn trích (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long)-SGK53.
- Hai học sinh đọc.
- Đoạn a: “ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người
là gì?”.
- Đoạn b: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
? ở đoạn trích a, b, bộ phận in đậm là lời nói hay
ý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với những
bộ phận trước đó bằng những dấu gì?
- ở đoạn b, phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó
có từ “nghĩ”.
+ Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm vàdấu ngoặc kép.
? Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí
giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước
nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
+ Cụ thể là:
a: “Đấy, bác là gì” - Cháu nói.
b: “Khách tới bất ngờ, chẳng hạn” - Hoạ sỹ nghĩ thầm.
? ở hai đoạn trích a, b trên, bộ phận in đậm được dẫn trực tiếp, em hiểu cách dẫn trực tiếp là cách dẫn như thế nào?
* Ví dụ 2: (SGK trang 53).
- Hai học sinh đọc.
a/. “Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con hiểu. Lão
khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này , làng nàyđã chết hết con gái đâu mà sợ”. (Nam Cao ‘Lão Hạc”).
b/. “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống ẩn dật (Phạm Văn Đồng)
?Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trướcbằng dấu gì?
?Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có
từ gì? Có thể thay bằng từ gì?
? Cách dẫn như ở đoạn a, b trong ví dụ 2 được gọi
là cách dẫn gián tiếp. Em hiểu như thế nào về cách dẫn này?
- Hai học sinh đọc phần ghi nhớ.
I.Cách dẫn trực tiếp:
1.Ngữ liệu
2.Nhận xét
à Phần in đậm ở đoạn a là lời nói, vì trước đo có từ “nói” trong phần lời của người dẫn.
+ Được tách ra khỏ phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (“ ”)
à Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó. Hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu ( - )
3.Kết luận
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật;Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II-Cách dẫn gián tiếp:
1.Ngữ liệu
2.Nhận xét
à Đoạn a, phần câu in đậm là lời nói: Nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Không có dấu hiệu ngăn cách phần này.
à Đoạn b, bộ phận câu in đậm là ý nghĩa (Trước đó có từ “Hiểu”).
à Giữa phần ý nghĩ và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.
3.Kết luận
* Ghi nhớ: (SGK trang 54).
*Hoạt động 3:Luyện tập:
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Làm miệng trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn h/s làm bài tập này.
- Học sinh dựa vào những gợi ý
hoàn thành bài tập à Trình bày
miệng trước lớp.
- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm àTrình bày miệng.
III.Luyện tập:
1-Bài tập 1: (SGK trang 54).
- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm! mày à?”
Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán
cho nó.
à Lời dẫn trực tiếp.
- Đoạn b, lời dẫn “Cái vườn này còn rẻ cả”.
Đây là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ
“Lão tự bảo rằng”).
à Lời dẫn trực tiếp.
2-Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).
a/. Dẫn trực tiếp:
Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong “Báo cáo ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta
a/ Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị làm được”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn sách “Chủ tịch ”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị.
c/. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn “Tiếng Việt dân tộc”, ông Đặng Thai Mai khẳng định “Người Việt Nam của mình”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn “Tiếng Việt dân tộc”, ông Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng “Người Việt Nam của mình”.
3-Bài tập 3: (SGK trang 55).
Thuật lại lời của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách gián tiếp.
Hôm sau chiếc hoa vàng đã dặn Phan Lang về nói với chàng Trương rằng
Nội dung: + Lời dẫn gián tiếp.
+ Lời dẫn trực tiếp.
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài
- Học bài + Xem lại cácbài tập.
- Làm bài tập: Chuyển các lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và chuyển đoạn hội
thoại sau thành một đoạn văn kể chuyện:“Sinh dỗ dành à Chẳng bao giờ bế Đản cả”
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản . . .
-------------------------------------------------------------
Soạn :6/9/2013
Giảng:9ab
TIẾT 20 - LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
(Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học từ kỳ I Lớp 8.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau: Ngắn gọn hơn song vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập nghiêm túc dúng đắn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài + Đọc tư liệu.
- Học sinh: Làm hết bài tập cũ + Ôn lại kiến thức văn bản tự sự.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1 Khởi động:
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2-Kiểm tra:
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
3-Bài mới: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Hìnhthanhf kiến thức
GV treo bảng phụ ?
- Trong cả 3 tình huống trên, người ta
đều phải tóm tắt văn bản à Em hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản?
- Hãy tìm hiêu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự?
b-Đọc các sự việc trong SGK.
? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ
chưa? Có thiếu không? Sự việc thiếu có
quan trọng không? Tại sao? Trình tự xếp
sắp đã hợp lý chưa?
- Sửa lại như thế nào?
-HS Đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh viết tóm tắt văn bản
tự sự à Trình bày.
a)- Văn bản: Lão Hạc.
b)- Văn bản: Chiếc lá .
- Mời hai em trình bày, nhận xét:
+ Ưu điểm:
+ Tồn tại:
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV gọi 1 – 2 em kể tóm tắt sự việc.
I, Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
a-Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3 Son Tinh Thuy Tinh_12432320.doc