Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: - Giáo dục HS cảm thông với nỗi đau của ng¬ười khác và có lòng th¬ương ng¬ười.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
+ Năng lực đọc và viết.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực tư duy và sáng tạo.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết 31 Ngày dạy: 17/10/2017
Tiếng Việt : THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Khái niệm thuật ngữ.
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng: - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học công nghệ.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng thuật ngữ đúng chỗ.
* THMT.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được vai trò, đặc điểm của thuật ngữ trong ngôn ngữ tiếng Việt
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản có sử dụng thuật ngữ một cách chính xác, phù hợp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách phát triển từ vựng? Lấy ví dụ cho mỗi cách?
- GV kiểm tra 2 – 3 em về việc làm bài tập ở nhà?
- Tìm 3 từ ngữ mới và giải nghĩa của từ mới tìm?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm “thuật ngữ”
- GV yêu cầu HS đọc hai cách giải thích về nghĩa của từ nước, muối - mục I.1/87)
- Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được?
- Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hóa học mới hiểu được ?
- Cho HS trả lời , các học sinh khác bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận sau :
+ Cách giải thích thứ 1: giải thích của từ ngữ thông thường.
+ Cách giải thích 2: giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- GV dùng bảng phụ có ghi các câu trong mục I.2 /88 và yêu cầu HS đọc rõ.
- Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
- Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?
- GV nói thêm để hình thành khái niệm : Các văn bản (các bài học) của các bộ môn Địa, Hóa, Ngữ Văn, Tóan được gọi là văn bản về khoa học, công nghệ.
- Như vậy thuật ngữ là gì ?
- Đọc rõ ghi nhớ /88
Hoạt động 3: Xác định đặc điểm của thuật ngữ.
- Bảng phụ của mục I.2 lên bảng.
-Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trên bảng còn có nghĩa nào khác nữa không ?
- GV hướng dân HS đảo trật tự C- V của các định nghĩa, tìm xem các thuật ngữ trong mục I.2 sgk có còn nghĩa nào khác không ?
- GV nhấn mạnh: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng 1 thuật ngữ.
-Đọc rõ các vd mục II.2 /88
- VD nào từ muối mang sắc thái biểu cảm ?
Muối (b) là một ẩn dụ chỉ những khái niệm về thời gian hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giũp đỡ lẫn nhau.
- GV nhấn mạnh: muối trong(a) là thuật ngữ. Vậy thuật ngữ không có tính biểu cảm.
-Từ hai bài tập trên, em cho biết đặc điểm của thuật ngữ là gì ?
- Đọc rõ ghi nhớ /89
- GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa và đặc điểm của thuật ngữ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1/89: GV phân nhóm, yêu cầu HS luyện
- GV thu bài đính lên bảng, Cho HS nhận xét
Bài tập 2/90: Gọi 1 HS lên bảng làm
- Các HS khác theo dõi và nhận xét.
GV giải thích điểm tựa:( thuật ngữ vật lý): điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản
Bài tập 3/90.
- HS đọc kĩ đề bài. Và trả lời theo yêu cầu.
Bài tập 4/90- Đọc và suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe.
- Một HS đọc, cả lớp chú ý theo dõi.
-Trao đổi, thảo luận và trả lời:
- Cách giải thích ai cũng hiểu được:
+ Nuớc là chất lỏng, không màu, không mùi, có trong ao, hồ, biển...
+ Muối là tinh thể trắng.....
- Cách giải thích yêu cầu phải có kiến thức về hoá học:
+ Nước là hợp chất....
+ Muối là hợp chất mà....
- Nghe.
- Đọc rõ.
- TL và trả lời: Địa lý, hoá học, ngữ văn và toán học.
- TL: Văn bản khoa học
- TL và trả lời:
- Đọc ghi nhớ /88
- TL và trả lời: các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa như sgk đã giải thích, ngoài ra không còn một nghĩa nào khác
- Đọc và suy nghĩ
- TL: Muối (b) có sắc thái biểu cảm
- Suy nghĩ và trả lời:
- Đọc rõ ghi nhớ /89
- HS luyện theo nhóm.
- HS nhận xét và ghi vào vở bài tập
Các thuật ngữ theo thứ tự sau: Lực tượng hoá, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
Bài tập 2/90: Lên bảng thực hiện và các HS khác nhận xét bổ sung.
- Điểm tựa trong đoạn trích này không được dùng như 1 thuật ngữ.Ở đây, chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
Bài tập 3/90.
a.Từ hỗn hợp được dùng như 1 thuật ngữ, nước tự nhiên ở sông, hồ, ao, biển...là hỗn hợp
b.Từ hỗn hợp được dùng như 1 từ thông thường: Đó là 1 chương trình biểu diễn nhiều tiết mục .
c. Đặt câu có dùng từ hỗn hợp với định nghĩa thông thường.
- Lực lượng hỗn hợp của Liên Hợp Quốc.
- Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài tập 4/90 :Định nghĩa từ cá của sinh học: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Theo cách hiểu thông thường của người Việt ( thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sấu)cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
I.Thuật ngữ là gì?
* Ghi nhớ /88
II.Đặc điểm của thuật ngữ
* Ghi nhớ /89
III.Luyện tập:
Bài tập 1/89:
Bài tập 2/90
Bài tập 3/90.
Bài tập 4/90
4.Củng cố: - Nêu lại khái niệm thuật ngữ và các đặc điểm của nó.
5.Dặn dò: - Soạn bài : “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
..............................................................................................................................................
Tuần 7 Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết 32 Ngày dạy: 17/10/2017
Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm chung về bài làm của học sinh cụ thể về các mặt như kiểu bài, nội dung, các biện pháp nghệ thuật và miêu tả.
3. Thái độ:
- Sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Chấm chữa bài – trả bài cho HS trước giờ vào tiết; bảng phụ ghi dàn ý.
2. Học sinh: Lập dàn ý vào vở.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2:Hướng dẫn sửa bài.
- H: Đọc lại đề và xác định yêu cầu của đề?
- H: Em đã xây dựng dàn ý (bố cục) bài viết như thế nào?
- Gọi 2 HS trình bày- HS nhận xét, bổ sung - GV chốt, thống nhất.
*Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá chung bài làm.
- Ưu điểm:
+ Đa số bài tập đúng kiểu bài, xác định đúng đổi tượng Thuyết minh.
+ Nhiều em biết bám sát yêu cầu của đề, Thuyết minh rõ được 1 số đặc điểm cơ bản cần có.
+ Một số bài đã chú ý kết hợp yếu tố nghệ thuật, miêu tả.
+ Đa số bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng; Sắp xếp ý theo trình tự, mỗi ý lớn trình bày thành đoạn văn.
+ Một số em viết văn mạch lạc, chặt chẽ.
- Tồn tại:
+ Về nội dung:
*Một số bài viết đơn giản, sơ sài, mới chỉ giới thiệu liệt kê.
*Một số chưa chú ý vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả hoặc 1 số BPNT
+Về hình thức
*Một vài em chưa biết thuyết minh; Làm bài không bám sát yêu cầu của đề → không làm rõ trọng tâm.
*Nhiều em diễn đạt lủng củng, viết câu sai nghĩa, chưa rõ ý, sai chính tả nhiều
- GV cho HS đọc 1 bài làm đạt yêu cầu để HS tham khảo, so sánh với bài của mình
- GV Hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá: Đọc kĩ bài của mình, đối chiếu nhận xét của GV so sánh với bài tham khảo → đánh giá
- Gọi 2,3 HS trình bày phần nhận xét, đánh giá.
- GV thông báo kết quả chung cả lớp.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS trình bày phần nhận xét, đánh giá.
I. Xác định yêu cầu, lập dàn ý của đề:
*Đề 1: Viết bài thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Con trâu)
Bài làm cần đảm bảo các nội dung sau:
- MB: Giới thiệu chung về con trâu.
- TB: + Vai trò của con trâu trong nghề làm ruộng, trong việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ, trong lễ hội, đình đám, trong truyện cổ dân gian, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, tranh dân gian....
+ Con trâu đối với nhà nông, với tuổi thơ.
+ Con trâu trong tình cảm của người dân Việt Nam.
- KB: Cảm nghĩ của em về con trâu.
II. Nhận xét, đánh giá bài làm:
1. Ưu điểm:
- Nắm được nội dung, phương pháp thuyết minh.
- Bố cục: 3 phần rõ ràng.
- Nêu được đặc điểm của con trâu.
2. Khuyết điểm:
- Diễn đạt còn vụng.
- Một số bài làm sơ sài.
- Lỗi diễn đạt câu, dùng từ.
- Chưa tách đoạn ở phần thân bài.
III. Phát bài:
4. Củng cố: Qua bài viết, em rút ra được kinh nghiệm gì khi viết bài thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật... nói riêng và viết 1 bài làm văn nói chung.
5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc kĩ lại bài viết từ đó rút ra kinh nghiệm cụ thể.
Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn tự sự.
V. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Tuần 7 Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết 33 Ngày dạy: 19/10/2017
làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu cuộc sống hơn.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được vai trò quan trọng của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng thuần thục một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả một cách hài hòa.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
Ôn lại khái niệm về tự sự, ngội kể, trình tự kể, nhân vật... (lớp 6).
Ôn lại bài: Miêu tả trong văn bản tự sự (lớp 8).
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ?Trong bài thuyết minh nếu biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả sẽ có tác dụng như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
- GV dùng bảng phụ có ghi đoạn trích mục I-1/91.
- Đoạn trích trên kể về sự việc gì ?
-Trong đoạn trích đó vua QTrung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì?
- Em thử chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích ?
- Kể lại nội dung đoạn trích ?
- Cho HS trình bày và các HS khác nhận xét và bổ sung (Ghi bảng phụ các sự việc chính /91)
- Cho các em nối các sự việc đó lại thành một đoạn văn
- Nếu kể lại các sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? Tại sao ?
- Những yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong đoạn trích trên ?
Ò Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào.
- Đọc rõ ghi nhớ /92.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1/92.
- Tìm yếu tố tả cảnh và người trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em TK, tr.81 và Cảnh ngày xuân, tr.84).
- Phân tích những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích ?
+ ND đã so sánh, ví von với những gì ?
+ Cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau như thế nào ở mỗi nhân vật ?
Bài tập 2/92
VG hướng dẫn HS làm
- Trong Cảnh ngày xuân, ND đã chọn lọc những chi tiết gì để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân ?
- Đọc rõ đoạn trích.
- TL: kể về việc vua QTrung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- TL:Qtrung xuất hiện rất dũng mãnh và đêí chỉ huy tưướng sĩ đánh trận.
- Tìm và trả lời:
- Suy nghĩ và kể:
- Nhận xét và bổ sung
- Nối các sự việc đó.
- TL: Không sinh động, vì chỉ đơn giảm kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào .
- TL: Nhờ những yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động.
Bài tập 1/92: Các yếu tố tả cảnh, tả người
- Tả cảnh:
+ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
+ Tà tà bóng ngã về tây
..........cuối ghềnh bắc ngang.
- Tả người:
Vân xem trang trọng....kém xanh.
- TL
Ò Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ. Làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo qui luật.
Bài tập 2/92
- Nghe hướng dẫn và tự làm.
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
* Ghi nhớ /92
II.Luyện tập:
Bài tập 1/92
Bài tập 2/92
4.Củng cố: - Nêu lại vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
5.Dặn dò: - Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị thật tốt để tiết sau làm bài viết số 2. Soạn bài: Trau dồi vốn từ .
....................................................................................................................................................
Tuần 7 Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết 34 Ngày dạy: 19/10/2017
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: - Giáo dục HS cảm thông với nỗi đau của người khác và có lòng thương người.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
+ Năng lực đọc và viết.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” . Trình bày nội dung và nghệ thuật ?
3. Bài mới:
- Giới thiệu : Vị trí của đoạn trích.
- Nội dung – Phương pháp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1: khởi động
Giới thiệu bài : ND không những biệt tài trong nghệ thuật tả người mà còn thành công ở nghệ tả cảnh ngụ tình.
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hai nghệ thuật đó qua đoạn trích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về đoạn trích.
Đọc văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Đọc vị trí đoạn trích trong sgk/94
- Hướng dẫn HS cách đọc đoạn trích :
+ Đọc chậm rãi, thể hiện tâm trạng của TK
- GV đọc mẫu - Hs đọc lại
- Tìm bố cục cho đoạn trích trên?
Hoạt động 3 hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- 6 câu thơ đầu cho chúng ta biết điều gì ?
- Đó là tâm trạng như thế nào? Biểu hiện qua những từ ngữ nào?
- Non xa - trăng gần
- Cát vàng còn cọ - bụi hồng dặm kia
Ò Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng, heo hút không có người bầu bạn. Từ trên cao ngước mắt ra xa chỉ thấy trong tầm mắt dáng núi, mảnh trăng gần. Bức tranh đẹp nhưng cảnh buồn. Một bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng những nét bút tài hoa để làm nổi bật tâm trạngÒ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Tám câu thơ tiếp cho ta biết điều gì?
+ Tại sao ND lại đặt nỗi nhớ người yêu lên trên nỗi nhớ cha mẹ ? Đó là nỗi nhớ như thế nào?
Đặt tình trước hiếu, đảo nguợc trật tự phong kiếnÒ sự tinh tế của ND.
-Đối với cha mẹ, những từ ngữ nào diễn tả nỗi nhớ ?
- 8 câu cuối diễn tả điều gì ?
- Để diễn tả tâm trạng TK, ND dùng nghệ thuật gì ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà ND sử dụng và nhân vật TK ?
Hoạt động 4: Tổng kết
- Đọc rõ ghi nhớ
- Nghe
- Đọc
- Nghe
- Theo dõi và đọclại
- TL
+ 3 phần: 6 câu đầu, 8 câu tiếp và 8 câu còn lại
- TL: Tâm trạng Tk qua 6 câu.
- Các từ: khoá xuân, non xa, trăng gần, cát vàng còn cọ, bụi hồng
Ò cô đơn, buồn tủi chia xé cõi lòng
- TL: Nỗi nhớ
+ TK ý thức được rằng đối với cha mẹ nàg đã báo hiếu, còn đối với người yêu nàng như một người phụ tình.
+ “Tưởng người ....mai chờ”
- TL xót: tựa của hôm mai
quạt nồng ấp lạnh
- TL: tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ.
+ Điệp ngữ: buồn trông
+ 4 Cảnh: . Cửa bể chiều hôm: nhớ gia đình, quê hương
Hoa trôi: buồn cho số phận Đồng cỏ: cuộc sống tẻ nhạt
Sóng vỗ: lo sợ tai hoạ.
HS đọc ghi nhớ.
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1.Vị trí đoạn trích
2.Kết cấu:
II. Đọc - tìm hiểu văn bản
1Khung cảnh của bi kịch nội tâm.
- Cô đơn, buồn tủi, chia xé cõi lòng.
2.Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
- Đối với người yêu:là người tình chung thuỷ
- Đối với cha mẹ:là người con hiếu thảo.
3.Tâm trạng Thuý Kiều.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Kiều là người tình chung thuỷ và người con hiếu thảo.
IV.Tổng kết
* Ghi nhớ /96
4.Củng cố: - Đọc lại ghi nhớ /96
5.Dặn dò: - Soạn bài: “Trau dồi vốn từ.”
....................................................................................................................................................
Tuần 7 Ngày soạn: 18/10/2017
Tiết 35 Ngày dạy: 20/10/2017
Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng: - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản có sử dụng các loại từ tiếng Việt một cách chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là thuật ngữ (những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ; thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ).
- Nêu 1 vài thuật ngữ ở môn T.Việt; đặt câu với 1 thuật ngữ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1:Vai trò của việc rèn luyện đê nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Đọc rõ ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta không ? Tại sao ?
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi chúng ta phải làm gì ? Tại sao ?
- GV dùng bảng phụ có ghi nội dung các câu có trong mục I.2/100 và yêu cầu HS xác định lỗi diễn đạt trong các câu trên ?
Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ của mình mà sử dụng. Rõ ràng không phải do tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng ta. Như vậy muốn biết dùng tiếng ta thì trước hết phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và dùng từ.
- Muốn dùng từ chính xác ta cần phải làm gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1/101
Bài tập 2/101 -102
- Đọc kĩ đề bài
Bài tập 3/102.
- Đọc kĩ và tìm ra những lỗi
a) Từ im lặng để chỉ về con người, về cảnh tượng của con người. Chú ý trong trường hợp “Đường phố ơi! Hãy yên lặng” vấn đề có hơi khác.Khi đó đường phố được nhân hóa.
b)thành lập: lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ti, câu lạc bộ...
c) cảm xúc dùng như một danh từ, là sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc.
Bài tập 4/102: Đọc kĩ đoạn bình luận ý kiến của CLV
Bài tập 5/103.Suy nghĩ và thảo luận
Bài tập 6/103
Đọc kĩ và trả lời ( hoạt động độc lập)
Bài tập 7/103: Đọc và thảo luận
Bài tập 8/104
- Đọc rõ ý kiến
- TV là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diến đạt của người Việt
- TL: mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình trước hết là trau dồi vốn từ.
- Đọc và suy nghĩ trả lời:người viết đều mắc lôîi dùng từ
+ (a) dùng thừa từ đẹp. Vì thắng cảnh có nghĩa là đẹp
+ (b) dùng sai từ dự đoán vì dự đoán là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính...
+ (c) dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không tử thể nhanh hay chậm được
- TL:
Bài tập 1/101
Bài tập 2/101 - 102
a) Tuyệt
- dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực
- cực kì, nhất: tuyệt đỉnh,tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần
b) Đồng
- cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đòng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự.
- trẻ em: đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
- (chất) đồng: trống đồng.
Bài tập 3/102.
- Đọc kĩ và tìm ra những lỗi
a) dùng sai từ im lặng có thể thay từ im lặng thành các từ:yên tĩnh, vắng lặng
b) dùng sai từ thành lập. Có thể thay thành từ thiết lập.
c) dùng sai từ cảm xúc. Có thể thay thành các từ:cảm động, cảm phục
Bài tập 4/102: TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng của và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ.
Bài tập 5/103:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó giải thích phải tra cứu từ điễn hoặc hỏi người khác.
- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
Bài tập 6/103
a. điểm yếu
b.mục đích cuối cùng
c.đề đạt
d.láu táu
e.hoảng loạn.
Bài tập 7/103: Phân biết và đặt câu.
a.Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm, thù lao: trả tiền công đẻ bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ)
b.Tay trắng: không còn chút vốn liếng, của cải gì, trắng tay: mất hết cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.
I Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ /100
II. Luyện tập:
Bài tập 1/101
- Hậu quả là kết quả xấu
- Đoạt : chiếm được phần thắng
-Tinh tú : sao trên trời
Bài tập2/101-102
Bài tập 3/102.
Bài tập 4/102.
Bài tập 5/103
Bài tập 6/103
Bài tập 7/103
Bài tập 8/104
4.Củng cố: Đọc lại ghi nhớ /100
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài thật tốt để làm bài viết số 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T7.doc