TIẾNG VIỆT: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giao tiếp, tạo lập văn bản.
- Nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng
2. Kĩ năng: - Sử dụng có hiệu quả từ ngữ trong nói viết và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tích hợp GDKNS.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản sử dụng từ vựng đúng nghĩa, thành thạo.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết 41 Ngày dạy: 01/11/2017
Tập làm văn : MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ: - Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản nghệ thuật có sử dụng biện pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
- Trong chương trình NV9, cỏc em sẽ được cung cấp một số hiểu biết về miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và nội tâm. Đối tượng miêu tả của nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các em vào bài học hôm nay.
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS tìm hiểu yếu miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.( 30 )p
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều?
- Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh và đoạn sau miêu tả nội tâm?
(Đoạn sau miêu tả suy nghĩ của Kiều: nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ, nghĩ về cha mẹ)
- Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
(Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi đến hoảng sợ)
- Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
(tính cách: người con hiếu thảo, người yêu chung thuỷ)
- Cho HS đọc đoạn trích
- Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Đọc
Thảo luận
Trình bày
Nhận xét
Suy nghĩ
Trả lời
Trả lời
Đọc
Nhận xét
Đọc
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Bài tập 1:
*Đọc đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
* Nhận xét:
a) Những câu thơ tả cảnh:
“Trước lầu
dặm kia”
Và: “Buồn trông
. ghế ngồi”
- Những câu thơ miêu tả nội tâm:
“Bên trời
vừa người ôm”
b) Câu thơ tả cảnh có mối quan hệ với việc thể hiện nội tâm nhân vật.Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại.
c) Miêu tả nhân vật: gồm ngoại hình và nội tâm.
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần”, những đặc điểm, tính cách nhân vật.
2. Bài tập 2:
* Đọc đoạn trích
* Nhận xét:
- Câu 1: Sự đau đớn đến đột nhiên
- Câu 2: Xúc cảm bị kìm hãm mạnh
- Câu 3: Nỗi đau bộc lộ bằng tiếng khóc của người già
=> Sự đau khổ tột cùng của lão Hạc
* Ghi nhớ: (SGK Trang 117)
HĐ 2:HDHS luyện tập( 10 )p
- Hãy thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của Kiều (có thể kể ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3)
Chú ý: “Nỗi mình mặt dày”
- Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một truyện có lỗi đối với bạn.
Suy nghĩ
Trình bày
Thực hiện
Trình bày
Nhận xét
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Kể lại bằng văn xuôi đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
2. Bài tập 3:
Kể lại tâm trạng của bản thân khi làm chuyện có lỗi với bạn.
3. Củng cố: (3 )p
- Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Người ta thường miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
4. Dặn dò: (1 )p
- Soạn bài: “Chương trình địa phương”
- Chẩn bị làm bài tập 15 phút, văn bản
Tuần 9 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết 42 Ngày dạy: 01/11/2017
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN):
TRONG RỪNG LOÒNG BOONG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật và con người đất Quảng: những cánh rừng loòng boong sai quả ; những người chiến sĩ dũng cảm, nhân hậu
2. Kĩ năng: - Nhận ra chất Quảng Nam trong những trang viết đầy chất trữ tình
3. Thái độ: - Bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu núi rừng thiên nhiên xứ Quảng , lòng tự hào về sản vật và con người đất Quảng.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật quê hương Quảng Nam. Cảm nhận được tình yêu quê hương, lòng tự hào về vùng đất này của tác giả Thu Bồn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Về tác giả, tác phẩm ?
? Về thể loại?
Hướng dẫn PT tác phẩm:
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của cánh rừng loòng boong và cảm xúc, thái độ của tác giả
? Bức tranh về cánh rừng loòng bo ong được tác giả khgắc họa qua những chi tiết, hình ảnh nào?
? Tìm các BPTT sử dụng miêu tả bức tranh đó ?
? Về con người tác giả đề cập đến con người nào ?
? Hãy cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của anh ?
? Trong hoàn cảnh đầy khó khăn đó , thận đã bộc lộ được những nét phẩm chất đáng quý nào?
- Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Em hãy cho biết nội dung của văn bản.
? Tác giả đã t/công trong những n/thuật nào?
? Từ đó em hiểu gì về đất Quảng và con người xứ Quảng.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
HS trình bày cảm nhận của mình – các bạn trong lớp góp ý.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tên thật Hà Đức Trọng(1.12.1935-17.06.2003)Quê ở Điện Thắng, Điện Bàn, QN. TP của TBồn rất phong phú, đa dạng gồm thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết
- Viết mùa hè 1973- In trong Văn QN- ĐN 1965-1975.
2. Thể loại: Truyện ngắn.
II. Phân tích:
1. Vẻ đẹp của cánh rừng loòng boong và cảm xúc, thái độ của tác giả:
- Bức tranh rừng loòng boong vào mùa quả chin đầy sắc màu, hình ảnh và ríu rít âm thanh sự sống vui tươi:”Từng giọt mưa thon thoncánh giánnhững chum loòng bo ong láy pháy”
- So sánh độc đáo :”
*Tự sự, miêu tả- cảnh rừng loòng boong được khắc họa bằng những nét bút tinh tế qua cái nhìn tràn ngập tình yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và cả niềm yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống của tác giả.
2. Vẻ đẹp của nhân vật Thận:(nv chính)
Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc.
a/ Hoàn cảnh sống và làm việc : Sống 1 mình trong khu rừng loòng boong vắng vẻ: “đi đến 3,4 ngày cũng không gặp 1 bóng người”; có nhiệm vụ trông coi, bảo vệ kho hàng ( đạn ) cho CM.
- Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt”Tôi đã ăn hết 2 núi củ mài rồi đấy ”.
b/ Phẩm chất:
- Thận không chỉ là người lính đầy tinh thần trách nhiệm mà còn là 1 con người có ý thức rèn luyện, siêng năng, cần cù : tập TD, kiểm tra mấy kho hang, đặt bẫy cheo,đào củ mài
- Có tấm long thương yêu loài vật sâu sắc
- Giàu long yêu quê hương, đất nước
* Chân dung 1 người lính, một người dân đất Quảng giàu long yêu quê hương, đất nước, âm thầm hy sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, dũng cảm, cần cù, nhân hậu
III. Tổng kết: ( Ghi nhớ tài liệu CTDP)
* Bằng giọng văn tự sự giàu chất miêu tả và biểu cảm-lồng trong câu chuyện về một chú nhồng tinh khôn, biết nói, trong khung cảnh rừng loòng boong đang trong mùa quả chin tràn đầy sức sống, đậm bản sắc quê hương xứ Quảng- Truyện ca ngợi người lính, người dân đất Quảng anh dũng,yêu quê hương, đất nước, nhân hâu, yêu thiên nhiên, loài vật
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: -Hệ thống hóa lại kiến thức.
5. Hướng dẫn tự học: - Học & tập sáng tác thơ văn về QN.
- Chuẩn bị bài “Tổng kết từ vựng”.
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 9 Ngày soạn: 01/11/2017
Tiết 43 Ngày dạy: 03/11/2017
TIẾNG VIỆT: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giao tiếp, tạo lập văn bản.
- Nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng
2. Kĩ năng: - Sử dụng có hiệu quả từ ngữ trong nói viết và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tích hợp GDKNS.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản sử dụng từ vựng đúng nghĩa, thành thạo.
1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp: - Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày khái niệm thuật ngữ.
- Đặc điểm của thuật ngữ.
- Cho 5 ví dụ thuật ngữ trong lĩnh vực văn học.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức
- Thế nào là từ đơn ? Cho VD ?
- Thế nào là từ phức, phân loại và cho VD ?
- Đọc kĩ những từ có trong mục I.2/122
- Trong những từ trên, từ nào là ghép, từ nào là từ láy ? (HShoạt động nhóm và cử đại diện lên trình bày)
- GV lưu ý: những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mqh ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau vềì ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên.
- GV dùng bảng phụ có ghi những tư ì: trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
- Những từ láy trên, từ nào có sự “giảm nghĩa”, từ nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của các yếu tố gốc ?
Hoạt động 2: hướng dẫn HS ôn lại khái niệm thành ngữ
- Em hãy nhắc lại thế nào là thành ngữ ?
-Tục ngữ là gì ?
- GV cho HS thảo luận nhóm tìm ra thành ngữ và giải nghĩa của các thành ngữ đó trong sgk mục II,2/123
+ Giải nghĩa của các tục ngữ
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
Chó treo mèo đậy: giữ thức ăn tránh mèo và chó
-Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật & hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích nghĩa & đặt câu với mỗi thành ngữ đó ?
- HS tìm, giải thích và đặt câu
- GV nhận xét & bổ sung.
-Tìm hai thành ngữ sử dụng trong văn chương ?
Hoạt động 3: hướng dẫn HS ôn lại kiến thức nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là gì ?
- GV dùng bảng phụ có ghi các cách hiểu trong mục III.2/123 và yêu cầu HS chọn cách hiểu đúng ?
Hướng dẫn cách chọn: chọn trong các định nghĩa một định nghĩa A là B.
- Chọn cách giải nghĩa đúng trong mục III.3/123 -124
Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
VD:Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ( xuân 1:nghĩa gốc, chỉ mùa xuân:, xuân 2: nghĩa chuyển chỉ sự tươi đẹp)
- Đọc kĩ câu thơ trong đoạn trích “MGS mua Kiều” và trả lời câu hỏi
- Trong hai câu thơ đó, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. VD: nhà, xe
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Có hai loại là từ ghép và từ láy
VD: Áo quần, lạnh lùng
- Đọc & suy nghĩ
+ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Đọc & suy nghĩ trả lời:
+ Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
+ Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
- Thành ngữ là lọai cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Tục ngữ thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định
- TL:
+ Thành ngữ: (b), (d), (e).
+ Giải thích:
Đánh trống bỏ dùi:thái độ làm việc không đến nơi đến chốn
Được voi đòi tiên: ví thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác nữa, tốt hơn
Nước mắt cá sấu: nước mắt thương xót giả dối, hành động giả nhân giả nghĩa để lừa người.
- TL:
+ Động vật: chó ăn đá, gà ăn muối, rước voi về dày mã tổ, hôi như chuột chù.
+ Thực vật:bèo dạt mây trôi, cành vàng lá ngọc, lá rựng về cội..
- TL:cá chậu chim lòng, bảy nổi ba chìm, màn trời chiếu đất
- TL:nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị..
- Đọc và suy nghĩ trả lời:cách hiểu a
- TL:
+ Cách giải thích (b) là đúng vì dùng từ "rộng lượng” định nghĩa cho từ “độ lượng” (giải thích bằng từ đồng nghĩa), phần còn lại là cụ thể hóacho từ “ rộng lượng ”
+ Cách giải thích (a) không hợp lí, vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
- TL:
+ Từ nhiều nghĩa: từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. VD:chân, mắt...
+ Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Từ có thể có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Thềm hoa: hoa theo nghĩa gốc - thềm lát gạch hoa.
- Lệ hoa: hoa theo nghĩa chuyển - nước mắt của người đẹp.
- TL:Không thể coi nghĩa chuyển này là nguyên nhân khiến từ “hoa” trở nên nhiều nghĩa, vì nó chỉ có nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ “hoa” và chưa được chú giải trong từ điển.
I.Từ đơn và từ phức
1.Từ đơn
2.Từ phức
II /Thành ngữ:
III. Nghĩa của từ
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
4.Củng cố: hệ thống hoá lại kiến thức đã học
5.Dặn dò: Học và chuẩn bị phần còn lại của bài.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần : 9 Ngày soạn:1/11/2017
Tiết : 44 Ngày dạy: 3/11/2017
TIẾNG VIỆT: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giao tiếp, tạo lập văn bản.
- Nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng
2. Kĩ năng: - Sử dụng có hiệu quả từ ngữ trong nói viết và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tích hợp GDKNS.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản sử dụng từ vựng đúng nghĩa, thành thạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp: Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức vè từ đồng âm
- Thế nào là từ đồng âm ?
- Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm ?
- Đọc kĩ mục V.2/124 & trả lời câu hỏi sgk.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- GV dùng bảng phụ có ghi các cách hiểu trong mụcVI.2/125 và trả lời câu hỏi trong sgk
- Đọc kĩ câu sau :Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
- Cho biết dựa vào cơ sở nào, từ xuân từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay thế từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về từ trái nghĩa.
- Từ trái nghĩa là gì ?
GV lưu ý HS:cũng như từ đồng nghĩa, trái nghĩa là một khái niệm thuộc về quan hệ giữa các từ. Khi nói một từ nào đó là từ trái nghĩa thì ta phải đặt nó trong quan hệ với một từ nào khác. Không có bất kì từ nào bản thân nó là từ trái nghĩa.
- Cho biết trong các cặp từ có trong mục VII.2/125 , căp từ nào có quan hệ trái nghĩa nhau ?
- GV lưu ý: muốn tìm từ trái nghĩa, cần đặt 2 từ trên cùng bình diện để xét.VD: xa - gần: bình diện khoảng cách.
- Đọc kĩ nội dung bài tập có trong mục VII.3/125 & trả lời các câu hỏi cho bên dưới
+Thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân, hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau & loại trừ nhau, phủ định cái này nghĩa là phủ định cái kia, thường không có khả năng kết hợp được với các phụ từ: rất, hơi, lắm, quá
+ Thường được gọi là trái nghĩa thang độ, biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng điịnh cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ.
Hoạt động 4:Hệ thống hoá kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ?
- Đọc kĩ sơ đồ và điền vào các chỗ trống có trong mục VIII.126.
SGV/126.(Bảng phụ)
Hoạt động 5: hệ thống hóa kiến thức về trường từ vựng.
- Thế nào là trường từ vựng ?
- Đọc & TL nội dung và yêu cầu của mục IX.2/126
- TL: là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
VD: + Đường:(để ăn:đường phèn, đường phổi..)
+ Đường (để đi:đường liên xã, đường làng..)
* Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa)
VD: Từ chín
+ chỉ lương thực, thực phẩm đã được nấu chín, có thể ăn được:cơm chín, thịt chín..
+ Chỉ sự vật phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng: lúa chín, mít chín..
+ Chỉ sự vật đã được xử lí qua nhiệt như một công đoạn bắt buộc: vá chín
+ Chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao: tài năng đã chín, suy nghĩ đã chín...
* Hiện tượng đồìng âm: Hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau (hai hoặc nhiều hình thức ngữ âm có nghĩa khác nhau)
VD: con ngựa lồng lên, lồng vỏ chăn, lồng để nhốt gà..
- TL:(a) là nghĩa chuyển, (b) là từ đồng âm.
- Trả lời: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Đọc & trả lời:Trường hợp (d)
- Đọc & suy nghĩ: Từ xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với môt tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn để tránh lặp với từ tuổi tác.
- TL:Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Đọc kĩ đoạn văn có trong mục IX.2/126 & Trả lời .
- Đọc & suy nghĩa trả lời:xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp
- Lắng nghe.
- Đọc & trả lời:
+ Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình
+ Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo
- TL:Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hơn nghĩa của từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
+ Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ được coi là có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
- Đọc & TL, trả lời.
- TL:TTV là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa
- Đọc & trả lời:Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm & bể. Việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu văn có sức tố cáo mạnh mẽ.
I.Từ đồng âm
II.Từ đồng nghĩa.
III. Từ trái nghĩa.
IV.Câp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
V.Trường từ vựng.
4. Củng cố: Củng cố lại nội dung đã học
5. Dặn dò: Hoàn thành bài tập & soạn bài”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tuần : 9 Ngày soạn: 02/11/2017
Tiết : 45 Ngày dạy: 04/11/2017
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu khi viết bài văn này.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
3. Thái độ: Giáo dục hs tính sáng tạo, tự nhận xét công việc đã làm
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Phân loại bài; dàn ý; nhận xét ưu điểm, khuyết điểm.
2. Học sinh: - Xem lại lý thuyết.
III. Phương pháp: Tự luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ 1: Tiến trình trả bài:
- Ghi đề lên bảng.
· Yêu cầu học sinh phân tích đề.
? Nêu những yêu cầu của đề bài?
· Hình thành dàn ý.
H: Hãy lập dàn ý cho đề văn ?
+ Cho học sinh tự đánh giá (đối chiếu với dàn ý).
+ Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm.
1/Nội dung: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, biết vận dụng yếu tố miêu tả khi kể.
- Tập trung vào kể việc thăm trường cũ qua sự tưởng tượng của mình
- Có bố cục 3 phần . Nội dung đảm bảo tính liên kết.
- Một số bài viết giàu cảm xúc:
- Một số bài viết còn sơ sài, chưa kể tả kĩ các chi tiết về sự thay đổi của trường.
2/ Diễn đạt :
Một số HS viết còn lan man, dài dòng, mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
- Bố cục chưa cụ thể, các phần trong một bức thư chưa rõ ràng.
- Có moọt soỏ bài diễn đạt tốt, câu văn mạch lạc, dùng từ sáng tạo (đa lời bài hát vào để nói lên tâm trạng phù hợp “Hôm nay tôi trở về thăm trờng cũ...)
+ Phát hiện lỗi chính tả và sửa?
? Trong bài em mắc lỗi diễn đạt nào, sửa ?=> GV chữa những lỗi điển hỡnh.
+ Đọc bài văn hay nhất để tuyên dương.
+ Hướng dẫn học sinh nhận ra lỗi sai về hỡnh thức và nội dung.
Hoạt động 2: Thống kê kết quả.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Một HS lên bảng -> HS còn lại làm ra giấy nháp.
-> Nhận xét.-> Bỉ sung.
- Cá nhân: Tự đánh giá.
- Nghe.
- Phát hiện lỗi ( dựa vào lời phê và phần gạch chân cđa GV ) -> Sưa lỗi.
- Phát hiện lỗi -> sưa lỗi.
- Nghe.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
A.Tìm hiểu chung
Đề: Tưởng tượng hai mươi năm sau một ngày hè em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
Thể loại: TS+MT+BC.
- Nội dung : Câu chuyện kể về buổi thăm trường cũ sau 20 năm.
- Hình thức : một bức thư.
2 Dàn ý.
a. Phần đầu bức thư.
- Lí do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trờng vào thời gian nào? Với ai?
b. Phần chính bức thư.
- Đến trờng em gặp những ai?
- Quang cảnh trường và những người gặp lại gợi cho em những kỉ niệm, cảm xúc gì về ngôi trờng xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng, đẹp đẽ.
- Tâm trạng, cảm xĩc cđa em trớc cảnh trường hiện tại.
c. Phần cuối.
- Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn.
B. Nhận xét và sưa lỗi.
I. Nhận xét:
2. Chữa lỗi điĨn hình:
1. Lỗi chính tả.
- Dấu hỏi và ngó...
2. Lỗi diƠn đạt.
C. Thống kê kết quả:
( Bên dưới)
D . Phương hướng tới:
- Điểm: dưới trung bình về nhà viết lại => nộp vào tiết sau.
4. Củng cố: - Dành thì giờ cho học sinh đọc bài làm của mình tại lớp, nêu thắc mắc những lỗi chưa và tự sửa chữa.
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: “ Đồng chí”.
V. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T9.doc