Giáo án Ngữ văn 9: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

- GV hỏi: “Bài thơ này thuộc thể thơ gì?”

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS đọc tác phẩm(chú ý thay đổi nhịp giọng và nhịp đọc thích hợp với từng

câu,từng đoạn:

+ Khổ 1: Giọng say sưa, trìu mến.

+ Khổ 2, 3: Giọng hăng hái, khẩn trương.

+ Khổ 4, 5: Giọng thiết tha, da diết.

+ Khổ 6: Giọng nhẹ nhàng, đầm ấm.

- GV chọn vài HS đọc văn bản

- GV nhận xét, chỉnh sửa và đọc lại( nếu cần)

- GV đặt câu hỏi: "Sau khi đọc bài thơ, em sẽ chia bài thơ làm mấy phần? Và nội dung từng phần là gì?"

pdf6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ A. Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Hình dung được nét đẹp của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế. - Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Cảm nhận được sự khát khao cống hiến của tác giả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc- hiểu một bài thơ. - Biết cách đọc diễn cảm một bái thơ. 3. Thái độ: - Bày tỏ thái độ trân trọng trước khát vọng và tình cảm của nhà thơ. - Bày tỏ thái độ khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước. 4. Năng lực: - Rèn luyện năng lực cảm thụ thẩm mỹ một bài thơ. - Rèn luyện năng lực giao tiếp. - Rèn luyện năng lực hợp tác. - Rèn luyện năng lực làm việc nhóm. B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV - Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Soạn Giáo án - Chuẩn bị phiếu học tập 2. Chuẩn bị của HS - Đọc SGK - Soạn phiếu học tập theo yêu cầu của GV C. Phương pháp, phương tiện dạy học: 1. Phương pháp dạy học: - PP diễn giảng. - PP thảo luận nhóm. - PP đàm thoại. - PP nêu vấn đề. 2. Phương tiện dạy học: - Bảng, phấn( viết lông) - Micro, máy tính, dây âm thanh, máy chiếu. - Giấy rôki D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra vì tiết trước là trả bài tập làm văn) 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền Hoạt động Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - GV gọi HS đọc phần giới thiệu tác giả và tác phẩm SGK/ 56, 57 - GV hỏi: “Bài thơ này thuộc thể thơ gì?” - HS trả lời - GV hướng dẫn HS đọc tác phẩm(chú ý thay đổi nhịp giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu,từng đoạn: + Khổ 1: Giọng say sưa, trìu mến. + Khổ 2, 3: Giọng hăng hái, khẩn trương. + Khổ 4, 5: Giọng thiết tha, da diết. + Khổ 6: Giọng nhẹ nhàng, đầm ấm. - GV chọn vài HS đọc văn bản - GV nhận xét, chỉnh sửa và đọc lại( nếu cần) - GV đặt câu hỏi: "Sau khi đọc bài thơ, em sẽ chia bài thơ làm mấy phần? Và nội dung từng phần là gì?" - HS phát biểu - GV nhận xét và chỉnh sửa Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm + Câu hỏi 1: Tác giả đã sử dụng những chi tiết nào để miêu tả mùa xuân trong 6 câu thơ đầu? Qua đó, em cảm nhận như thế nào vế mua xuân của tác giả? + Câu hỏi 2: Tác giả đã sử dụng I. Tìm hiểu chung 1)Tác giả: Thanh Hải( 1930- 1980) - SGK/ 56 2)Tác phẩm a)Hoàn cảnh sáng tác - Trong khi nhà thơ mang bệnh nặng. b)Thể thơ - Thể thơ 5 chữ. c)Bố cục( đánh dấu SGK/ 55, 56) - Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời. - Khổ 2, 3: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước. - Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. - Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương,đất nước. II. Đọc hiểu văn bản 1) Khổ thơ 1( 6 câu đầu) - Bông hoa tím biếc - Dòng sông xanh - Chim chiền chiện -> Hình ảnh bình dị, gần gũi,mộc mạc - Giọt long lanh -> Chuyển đổi cảm giác( thính giác, thị giác, xúc giác) biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ đầu tiên? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó là gì? + Câu hỏi 3 : Hãy tìm những từ bộc lộ cảm xúc của tác giả và cho biết đó là cảm xúc gì? + Câu hỏi 4: Trong câu thơ cuối của khổ 1 có động từ nói lên thái độ của nhà thơ đối thiên nhiên, các em hãy tìm ra động từ đó và cho biết nó bộc lộ lên thái độ gì của nhà thơ. - HS trả lời - GV chốt ý - GV đặt câu hỏi vấn đề: “Theo các em, hình ảnh “giọt long lanh rơi” ở đây cụ thể là gì?” - HS trả lời. - GV chốt ý. - GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: “Tại sao mùa xuân của tác giả không mang màu đỏ của hoa đào,không mang sắc vàng của hoa mai,mà lại mang màu tím của hoa lục bình trên nền sông xanh?” - GV cho cả lớp thảo luận - HS trả lời. - GV chốt ý: “Bằng cách sử dụng hình ảnh bông hoa tím, nhà thơ đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên của xứ Huế-quê hương ông,màu tím là màu đặc trưng của nơi đây với hình ảnh những người con gái mặc tà áo dài tím trang nhã cùng gắn liền với dòng sông Hương trong xanh,thơ mộng. Qua tất cả những chi tiết trong 6 câu thơ, ta có thể thấy được một nét đẹp tinh tế, thanh nhã của mùa xuân xứ Huế qua cái nhìn của Thanh Hải, đồng thời có thể nhìn thấy được tấm lòng yêu quê hương - Đảo ngữ từ” mọc” -> Nhấn mạnh hình ảnh bông hoa một cách tinh tế, gần gũi. - Từ cảm thán:” ơi” , “ hót chi” -> Say sưa, ngây ngất. - Động từ “hứng” -> Trân trọng, nâng niu.  Tình yêu quê hương tha thiết, chân thành. tha thiết, chân thành của tác giả” -GV nói lời dẫn: “Sau khi bộc lộ tâm trạng, tình cảm với mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước, tác giả đã bộc lộ niềm khao khát được cống hiến sức mình cho quê hương đất nước qua khổ thơ 4 và 5” - GV: cho HS đọc khổ 4, khổ 5. - GV triển khai cho học sinh thảo luận nhóm 3 phút để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. + Câu hỏi 1: Ở khổ 4, những chi tiết hình ảnh nào đã được nhắc lại ở khổ thơ thứ 4? Với những hình đó kết hợp với điệp ngữ “ta làm” tác giả muốn bộc lộ ý niệm gì? +Câu hỏi 2: Với câu thơ cuối của khổ 4, em hãy cho biết “nốt trầm” là gì? Và ý nghĩa của nó là gì? Tại sao tác giả lại ví mình như “một nốt trầm”? - HS: trả lời. - GV chốt ý: “qua đoạn thơ trên ta có thể cảm nhận được không khí mùa xuân có chim, có hoa, có nhạc, không khí mùa xuân rộn ràng, vui tươi, sống động. - GV chốt ý: “Trong một bản nhạc thường có nốt cao và nốt trầm, nốt cao được nhiều người chú ý hơn vì âm thanh bay bổng, du dương nhưng ở đây thi sĩ lại ví mình như “một nốt trầm” để thể hiện sự cống hiến một cách âm 2) Khổ 2 và 3 (từ “Mùa xuân người cầm sungcứ đi lên phía trước”) 3) Khổ 4 và 5 ( từ “Ta làmtóc bạc”) Khổ 4: -Hình ảnh: + “Con chim hót”: mang đến cho đời âm thanh rộn ràng. + “Cành hoa”: tỏa hương thơm, sắc thắm tô điểm cho đời. +“Nốt trầm xao xuyến”: sự bồi hồi, rung động, vui vẻ, yêu đời. - Điệp ngữ “ta làm”-> Nhấn mạnh khát vọng của tác giả. ->Tất cả đều chỉ là “một”: sự toàn tâm toàn ý.  Vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện sự chân thành, tha thiết của thi sĩ. thầm lặng lẽ, khiêm tốn không quá phô trường ồn ào. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung.” + Câu hỏi 3: Các em hãy chỉ ra 1 tính từ và 1 động từ trong câu “Lặng lẽ dâng cho đời”? Và từ đó có ý nghĩa như thế nào? + Câu hỏi 4: Các em hãy liệt kê các biện pháp tu từ mà thi sĩ đã sử dụng trong khổ 5 và nhận xét tác dụng? Hs: trả lời.. Hoạt động 4: Thảo luận lớp - GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: “ mở đầu khổ 5, tác giả nhắc lại hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”, theo em hình ảnh đó mang ý nghĩa gì?” - Hs: Thảo luận trong 2 phút. - GV chốt ý: Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” nhấn mạnh tâm hồn thi sĩ cùng khát vọng của nhà thơ, từ “một” đặt trước “mùa xuân” thể hiện tấm lòng của tác giả. Một tấm lòng son sắt, hi sinh dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất, từ đó cho thấy sống là phải cống hiến Khổ 5: * Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời” -Từ ngữ: + Tính từ: “Lặng lẽ” + Động từ: “Dâng” -> Sự cống hiến âm thầm. * Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc +Điệp ngữ: “dù là” hết mình, phải làm những điều có ích cho đời. +Ẩn dụ: “khi tóc bạc” +Đối lập: “tuổi hai mươi”>< “khi tóc bạc” ->Khẳng định sự khát khao cống hiến bất chấp thời gian. 4) Khổ 6(còn lại) E. Rút kinh nghiệm: . F. Củng cố và dặn dò 1. Củng cố: viết một bài 200 từ nói về thiên nhiên, mùa xuân qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 2. Dặn dò - Chuẩn bị bài “Viếng lăng Bác”. - Học bài, học ghi nhớ SGK/58 Nhận xét của GVHD Tp.HCM, ngày thángnăm 2017 Người soạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai 23 Mua xuan nho nho_12402848.pdf
Tài liệu liên quan