TIẾT 92
Tập làm văn
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
( Viết bài làm văn tả cảnh ở nhà )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Y/c của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Về kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
3. Về thái độ:
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước Việt Nam.
* Tích hợp môi trường:
Ra đề tả cảnh quan môi trường. HS liên hệ đến thực tế về vấn đề môi trường hiện nay.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
2. HS: Vở ghi, vở bài tập, SGK.
III . Nội dung lên lớp
1/ Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn miêu tả được chúng ta cần phải làm gì?
373 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn khối 6 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm, bổ sung:
.
Tiết 62
Văn bản
MẸ HIỀN DẠY CON
( Hướng dẫn đọc thêm)
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gắn với viết kí ( ghi chép sự việc ) , viết sử ( ghi chép chuyện thật ) ở thời trung đại.
2/ Kĩ năng :
* Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
*Tự nhận thức giá trị của tình yêu thương và p2 GD con cái trong cuộc sống
3/ Thái độ :
Biết nghe lời cha mẹ , thầy cô hoàn thiện bản thân.
4/ Tích hợp môi trường :
Liên hệ ảnh hưởng của môi trường đối với việc giáo dục ( môi trường xã hội ).
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV :Giáo án , SGK , SGV.
2/ Chuẩn bị của HS :Vở ghi , vở bài tập Ngữ văn , SGK.
III/ Nội dung lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là truyện trung đại Việt Nam ? Đóng vai bà đỡ Trần kể lại
truyện Con hổ có nghĩa.
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
Là người mẹ , ai chẳng nặng lòng yêu thương con , mong muốn
con nên người. Nhưng khó hơn nhiều là cần biết dạy con , giáo dục con sao cho có hiệu quả. Mạnh Tử ( Trung Quốc cổ đại ) - người nối theo Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh Nho giáo - Sở dĩ trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao , giáo dục, dạy dỗ của bà mẹ - cũng có thể nói là một bậc đại hiền.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Thế nào là truyện trung đại Việt Nam.
Nhắc lại định nghĩa
I . Đọc- chú thích:
Truyện trung đại Việt Nam.
Chú thích * SGK /143
Hướng dẫn Hs đọc văn bản
GV đọc một đoạn
Gọi HS đọc tiếp
Y/c giải thích chú thích SGK
? Tìm một số từ đồng âm với từ tử
? Truyện kể theo mạch kể gì
? Có mấy sự việc
Cho HS điền vào lược đồ trong SGK
Đọc văn bản
Giải thích
Thầy : Khổng tử
tử Con : Thiên tử
Chết : bất tử
thời gian
sự việc
- 5 sự việc
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Có 5 sự việc diễn ra giữa mẹ và thầy Mạnh tử
? Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì?
? Tìm một số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung tương ứng.
? Sự việc thứ tư diễn ra thế nào
? Ý nghĩa của sự việc thứ 4 là gì?
O Tích hợp: GDHS đức tính của Bác Hồ “ giữ chữ tín”
? Tìm một số câu tục ngữ
? Ý nghĩa của sự việc thứ 5
? Kết quả của việc giáo dục con của mẹ thầy mạnh Tử?
? Cảm nhận của em về bà mẹ Mạnh Tử
? Qua truyện em rút ra bài học gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/153
Nhóm 2hs- 1ph
- Gần mực ... thì rạng
- Ở bầu ... thì dài
- Đi với bụt ... áo
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
Lời nói đi đôi với việc làm
- Nói đâu làm đấy.
- Nói một đằng làm một nẻo
- Trăm voi không được bát nước sáo
Cá nhân trả lời
Cá nhân
- Con trở thành người có ích
- Mẹ nổi tiếng về cách GD con
Cá nhân trả lời
- Thông minh , khéo léo , tinh tế , cương quyết trong việc giáo dục con cái
Bài học :
- Kết hợp hài hoà tự nhiên giữa tình yêu thương con và hiểu biết tâm lý con trẻ
- Tạo môi trường giáo dục phù hợp đối tượng giáo dục
- Kiên trì , khéo léo , lời nói đi đôi với việc làm.
- Giáo dục bằng nêu gương, hành động.
Đọc ghi nhớ
a . Ba sự việc đầu :
- Chọn môi trường sống có lợi nhất ( tránh môi trường bất lợi ) cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ , của con cái.
b . Sự việc thứ tư :
- Bà mẹ nói dối con.
- Nhận ra sai lầm về phương pháp dạy con của mình.
- Lập tức sửa chữa “ mua thịt cho con ăn:
Không được dạy con nói dối , phải dạy chữ tín , đức tính thành thật
c . Sự việc thứ năm :
- Động cơ : thương con , muốn con nên người
- Thái độ : kiên quyết
- Tính cách : quyết liệt
- Tác dụng : hướng con vào việc học tập chuyên cần
2/ Mẹ của Thầy Mạnh Tử:
- Hts lòng thương yêu con: chọn cho con một môi trường sống và học tập tốt
- Thương yêu nhưng không nuông chiều con
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ : SGK/153
4/ Củng cố
- Qua truyện mẹ hiền dạy con em hiểu gì về phương pháp giáo dục con cái , trẻ em của nhà giáo dục cổ đại Trung Hoa.
5/ Dặn dò
- Về nhà học bài vở ghi + SGK.
- Xem trước bài : Tính từ và cụm tính từ.
- Soạn bài : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..
Tiết 63
Tiếng Việt
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Về kiến thức :
- Khái niệm tính từ:
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ , chức
vụ ngữ pháp của tính từ ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ :
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2/ Về kĩ năng :
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ , cụm tính từ trong nói - viết.
3/ Về thái độ :
Có thói quen sử dụng tính từ và cụm tính từ để đặt câu , dựng đoạn trong nói - viết
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV :Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ.
2/. Chuẩn bị của HS :Vở ghi , SGK , vở bài tập , phiếu học tập.
III/ Nội dung lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
Cụm động từ có cấu tạo mấy phần ? Tìm một cụm động từ và đặt câu.
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi GV treo bảng phụ ví dụ 1/153
Gọi HS lên bảng xác định tính từ
? Hãy kể thêm một số tính từ mà em biết
? Cho biết ý nghĩa khái quát của các tính từ đó.
? Hãy so sánh động từ với tính từ về:
- Khả năng kết hợp
- Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ
? Muốn tổ hợp (2) thành câu ta phải làm như thế nào
? Tính từ là gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ /154
Cá nhân trả lời
Nhóm 2hs- 1ph
- Màu sắc : xanh , đỏ , tím...
- Mùi : chua , cay , ngọt , thơm...
- Hình dáng : gầy gò , phốp pháp , liêu xiêu , lừ đừ...
Cá nhân
à chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động
Nhóm 6hs- 3ph
VD1 : Em bé ngã thành
ĐT câu
VD2 : Em bé thông minh
TT
mới là cụm từ
- Thêm vào sau từ em bé một chỉ từ : ấy
Hoặc thêm vào trước hay sau tính từ thông minh một phụ từ rất , lắm.
Cá nhân trả lời
Đọc ghi nhớ SGK/154
I . Đặc điểm của tính từ :
1/ Ví dụ: SGK/153
a/ Tìm tính từ :
a . bé . oai
b . Nhạt , vàng hoe , vàng lịm , vàng ối
à chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động
b/ So sánh tính từ với động từ:
- Khả năng kết hợp với đã , sẽ , đang , cũng , vẫn : Tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
- Khả năng kết hợp với hãy, đừng , chớ : Tính từ bị hạn chế , động từ có khả năng kết hợp mạnh.
- Khả năng làm chủ ngữ : Tính từ , động từ giống nhau.
- Khả năng làm vị ngữ : Tính từ bị hạn chế hơn động từ.
2/ Kết luận:
* Ghi nhớ : SGK /154
? Các tính từ tìm được ở phần 1:
- Từ nào có khả năng kết hợp với: rất, quá, lắm
- Từ nào không có khả năng kết hợp
? Hãy giải thích hiện tượng trên.
? Có mấy loại tính từ ? Lấy ví dụ mỗi loại
Thảo luận nhóm 2hs- ph
- bé quá , oai lắm , rất bé , rất oai.
- vàng hoe, vàng lịmà không có khả năng kết hợp
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
II . Các loại tính từ :
1/ Ví dụ:SGK/154
- Từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ : bé , oai tương đối.
- Từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ : vàng tuyệt đối
2/ Kết luận
* Ghi nhớ : SGK/ 154
GV treo bảng phụ mô hình cấu tạo cụm tính từ
Gọi HS đọc bài tập 1
? Hãy điền cụm tính từ vào mô hình
? Y/c HS tìm thêm những cụm tính từ sau đó điền vào bảng
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/155
Cá nhân trả lời
Đọc ghi nhớ SGK/155
III. Cấu tạo của cụm tính từ
1/ ví dụ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
Nhỏ
Sáng
Lại
Vằng vặc ở trên không
2/ Kết luận
Cụm tính từ có cấu tạo ( đầy đủ) gồm 3 phần
- Phần trước
- Phần trung tâm
- Phần sau
* Ghi nhớ SGK/155
Gọi HS đọc nội dung bài tập 1
? Hãy tìm các cụm tính từ rồi ghi vào vở
Gọi 2 em lên bảng tìm các cụm tính từ
Gọi HS đọc BT 2
? Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười ở chỗ nào?
Đọc nội dung bài tập 1
Thực hiện
Lên bảng làm bài tập 1
Các bạn nhận xét lắng nghe
Cá nhân
Nhóm 4hs- 2ph
IV . Luyện tập :
1/Bài tập 1/155
- Tìm cụm tính từ :
a . Sun sun như con đỉa
b . Chần chẫn như cái đòn càn.
c . Bè bè như cái quạt thóc
d . Sừng sững như cái cột đình
e . Tun tủn như cái chổi sể cùn
2/ Bài tập 2/156
- Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hính , gợi cảm.
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường , không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn.
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói : nhận thức hạn hẹp, chủ quan
4/ Củng cố
- Cụm tính từ có cấu tạo giống và khác như thế nào với cụm động từ .
- Kể tên 3 tính từ sau đó phát triển thành ba cụm tính từ và đặt câu.
5/ Dặn dò
- Về nhà học bài
- Làm bài tập 3 /156.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..
Tiết 64
Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/. Về kiến thức :
Đánh giá mức độ chân thực , sáng tạo của HS qua bài viết.
2/ Về kĩ năng :
Rèn kĩ năng tự sửa chữa bài viết của bản thân và nhận xét bài viết của bạn.
3/ Về thái độ :
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV :Giáo án , bài tập làm văn số 3 đã chấm , chữa.
2/. Chuẩn bị của HS :Vở ghi.
III/ Nội dung lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
Không.
3/ giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Y/c HS nhắc lại đề bài GV chép lên bảng
? Em đã kể chuyện gì ? Diễn biến , kết quả của sự việc
HS chép vào vở
Cá nhân
I . Đề bài - dàn ý :
1 . Đề bài :
Kể về một người thân của em
2 . Yêu cầu dàn ý :
MB
TB Theo đáp án đã nêu
KB ở tiết 49 -50.
- Nhìn chung các em hiểu đề có sự chuẩn bị bài chu đáo , cách xây dựng ý , câu văn linh hoạt
- Một số bài viết tốt ( nêu tên một số em có bài viết tốt )
- Một số em còn chưa đọc kĩ yêu cầu của đề bài , bài làm còn sơ sài
- Câu văn sắp xếp còn lủng củng
- Chữ viết cẩu thả , sai nhiều lỗi chính tả.
Lắng nghe
Lắng nghe - ghi nhận
II . Nhận xét :
1 . Ưu điểm :
2 . Nhược điểm :
GV chép 1 số lỗi câu lên bảng
Y/c HS xác định lỗi gì?
? Lỗi câu này là gì ?
? Theo em câu sau đã thành một câu chưa? Đó mới chỉ là thành phần gì ?
? Những câu trên mắc lỗi diễn đạt gì
? Em hãy sửa lại ~ lỗi đó
? Hãy sửa những lỗi chính tả trên
Thực hiện theo yêu cầu
Còn thiếu vị ngữ
Thành phần trạng ngữ
Thiếu chủ ngữ - vị ngữ
HS lên bảng chữa lỗi
Cá nhân lên bảng
III . Chữa lỗi :
1 . Lỗi câu :
2 . Lỗi dùng từ :
3 . Lỗi chính tả :
GV chọn ba bài tiêu biểu để đọc
Nghe
IV . Đọc bài mẫu :
V . Trả bài - lấy điểm :
4/ Củng cố
Một bài văn tự sự gồm có mấy phần ? Đó là những phần nào ? Có thể thiếu một trong ba phần đó được không ?
5/ Dặn dò:
- Về nhà xem lại những lỗi câu đã mắc , tự sửa.
- Xem trước bài : Thầy thuốc giỏi cốt nhất là ở tấm lòng.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 17
Tiết 65
Văn bản
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
I/ Mục tiêu cần đạt
1/ Về kiến thức :
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại : gắn với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2/ Về kĩ năng :
* Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự kiện thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3/ Về thái độ:
Cần có lòng nhân ái , khoan dung , yêu thương con người .
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án , SGK , SGV
2/ Chuẩn bị của HS:Vở ghi , vở soạn , SGK.
III/ Nội dung lên lớp:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt truyện mẹ hiền dạy con ? Nêu cảm nhận của em về bà mẹ thầy Mạnh Tử ?
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức . Nhưng có 2 nghề mà XH đòi hỏi phải có đạo đức nhất , do đó cũng được tôn vinh nhất là dạy học và làm thuốc . Truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng ( con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly , viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ 15 , trên đất Trung Quốc ) nói về một bậc lương y chân chính giỏi về nghề nghiệp , nhưng quan trọng hơn là giùa lòng nhân dức.
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Cho biết đôi nét về tác giả
GV : Tác giả từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược ... nhờ có tài chế tạo vũ khí ông làm quan trong triều nhà Minh.
Cá nhân trả lời
I/ Đọc- chú thích
1. Tác giả :
- Hồ Nguyên Trừng ( 1374 - 1446 )
- Con trưởng của Hồ Quý Ly
- Làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư
2/ Giải nghĩa từ:
SGK/ 164
GV đọc mẫu một đoạn
Gọi HS đọc tiếp
? Chủ đề của văn bản là gì ?
? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của mỗi phần là gì ?
Cá nhân trả lời
- Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính
Nhóm 6hs- 3ph
* Bố cục : 3 đoạn :
- Đ1 : Từ đầu... trọng vọng: Giới thiệu tung tích , chức vị , công đức của lương y.
- Đ2 : tiếp ... mong mỏi : Y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ.
- Đ3 : còn lại : Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả “ ở hiền gặp lành”
II . Đọc - hiểu văn bản :
? Tác giả giới thiệu vị lương y bằng giọng điệu , lời văn như thế nào
? Em hãy giải thích từ trọng vọng
? Cụ thể thay bằng những từ gần nghĩa nào
? Lương y Phạm Bân có những hành động gì với nhân dân trong vùng
? Việc làm đó xuất phát từ đâu ?
? Có một tình huống gì được kể tỉ mỉ trong truyện
? Trước một người dân thường bệnh nặng với việc đi khám cho một quý nhân lương y đã chọn như thế nào
? Câu trả lời nào minh chứng cho việc đó
? Em thấy lương y là người như thế nào ?
Gọi HS đọc đoạn cuối truyện
? Cách cư xử can đảm của người thầy thuốc họ Phạm đã dẫn đến kết quả gì ?
? Câu chuyện về thái y họ Phạm giúp em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính
? Y đức có cần cho người thầy thuốc hôm nay không ? Vì sao ?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Trang trọng , thành kính
- Kính trọng , ngưỡng mộ , tin tưởng
- Kính phục , kính nể , nể trọng
Nhóm 2hs- 1ph
- Đạo đức , lương tâm người thầy thuốc
- Việc lương y cứu giúp người bệnh
Cá nhân trả lời
“ Tôi có mắc tội.xin chịu”
- Người có tài trị bệnh , có lòng nhân đức
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
- Rất cần , vì thời nào thầy thuốc giỏi cũng cốt nhất ở tấm lòng.
Đọc ghi nhớ SGK /165
1/ Hành động của lương y Phạm Bân( đoạn mở truyện)
+ Không tiếc tiền bạc , của cải , tích trữ thuốc tốt và thóc gạo , lương thực để chữa bệnh và cứu giúp dân nghèo.
+ Năm đói kém dựng nhà , chữa bệnh
Phạm Bân là lương y có tầm lòng Bồ tát quảng đại , hiếm có , thương người , không vụ lợi
2/ Lương y cứu người bệnh nặng ( đoạn thân truyện)
“ Quyền uy không thắng nổi y đức”
- Tính mệnh của người bệnh có khi còn quan trọng hơn tính mệnh của bản thân người thầy thuốc
Tin ở việc mình làm , không sợ quyền uy
3/ Kết quả (đoạn kts truyện)
- Người bệnh được cứu sống . Vua mừng rỡ gọi là “ bậc lương y chân chính”
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ : SGK/165
4/ Củng cố
- Qua truyện Thầy thuốc giỏi... em hiểu y đức là gì?
- Nếu em là một thầy thuốc em sẽ làm gì khi gặp những người bị bệnh nặng và có hoàn cảnh khó khăn
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài vở ghi + SGK .
- Về kẻ sơ đồ bài ôn tập tiếng Việt vào vở
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếng Việt.
- Các nhóm kẻ trước sơ đồ ở nhà.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.
Tiết 66-67 :
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt
1/ Về kiến thức :
Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt , từ mượn , nghĩa của từ
lỗi dùng từ , từ loại và cụm từ.
2/ Về kĩ năng :
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ , đặt
câu , viết đoạn văn.
3/ Về thái độ :
Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách phù hợp
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV :Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ.
2/ Chuẩn bị của HS :Vở ghi , SGK , vở bài tập , phiếu học tập.
III/ Nội dung lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Y/c HS gấp sách
Treo bảng phụ lược đồ câm
? Nhắc lại kiến thức về từ loại
Gọi 3 em lên bảng mỗi em điền vào một lược đồ
Quan sát
Suy nghĩ - trả lời
- Thực hiện
- Dưới lớp làm vào vở
I . Lý thuyết :
Nghĩa của từ
Cấu tạo từ
1 . 2 .
Từ đơn
Từ phức
nghĩa chuyển
nghĩa gốc
Từ ghép
Từ láy
3 . Phân loại từ
Phân loại từ theo nguồn gốc
Từ thuần việt
Từ mượn
Mượn tiếng Hán
Mượn ng2 khác
Từ Hán Việt
Từ gốc Hán
Lỗi dùng từ
4 .
Lẫn lộn các từ gần âm
Dùng từ không đúng nghĩa
Lặp từ
Từ loại và cụm từ
5 .
Cụm tính
từ
Cụm danh từ
Lượng từ
Tính từ
Chỉ từ
Động từ
Số từ
Danh từ
Cụm động từ
* treo bảng phụ
Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể
? Hãy xác định từ đơn từ phức trong câu văn trên
O yêu cầu HS giải nghĩa một số từ
* Treo bảng phụ
a/ Tôi rất thích học môn ngữ văn
b/ Nam và Liên là những học sinh giỏi của lớp 6A
c/ Quê hương của tôi là Hậu Giang
d/ Tôi đang học Tiếng Anh
Y/c HS viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu trình bày trước lớp
Cá nhân trả lời ( lên bảng làm)
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
- Viết đoạn văn trình bày
Các bạn lắng nghe , góp ý
II . Luyện tập :
1/ Bài tập 1 : Xác định từ đơn, từ phức
- Từ đơn: Ếch, cứ, tưởng, trên , đầu, chỉ, bé, bằng, và, nó, thì, oai, như, một, vị
- Từ phức: bầu trời, chiếc vung, chúa tể
2/ Giải nghĩa từ
Học tập:
Học hỏi
Học hành
3/ Xác định các cụm từ đã học
4/ Viết một đoạn văn có sử dụng một trong các từ loại và cụm từ đã học.
4/ Củng cố
- Hãy nhắc lại khái niệm cụm danh từ ? Cụm động từ ? Cụm tính từ ?
- Cần phải sử dụng các từ loại danh từ , động từ như thế nào ?
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài + chuẩn bị một số chuyện , đáp án.
- Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì I.
IV/ Rút kinh nhiệm, bổ sung:
Tuần 20
TIẾT 73 – 74:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Tô Hoài )
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuôi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Về kĩ năng:
* Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
* KNS Tự nhận thức và xác định cách ứng xử : sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
3. Về thái độ:
Có thái độ yêu thương, cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết hối hận vì những việc làm sai trái.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2. HS: Vở ghi, vở bài tập Ngữ văn, SGK, phiếu học tập.
III. Nội dung lên lớp
1/ Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài
+ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Gọi 1 em đọc chú thích */ 8
? Em hãy nêu một vài hiểu biết của em về tác giả
? Em hiểu gì về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
O Yêu cầu giải thích chú thích 1, 2, 4, 8, 13, 15, 17.
* Hướng dẫn HS đọc văn bản
O GV đọc mẫuà gọi HS đọc
O Nhận xét phần đọc truyện
? Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật chính nào?
? Cách lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần
? Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế mèn.
? Qua đó ta thấy Dế Mèn là một chàng dế như thế nào.
Đọc chú thích * SGK / 8
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
- Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi.
- Bài học đường đời đầu tiên được trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
HS lắng ngheà đọc các đoạn còn lại
Cá nhân trả lời
- Dế Mèn kể:
+Tạo sự thân mật gần
gũi giữa người kể và người đọc
+ Dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ
Nhóm 4hs- 2ph
Nhóm 2HS- 1ph
Cá nhân trả lời
I. Đọc – chú thics:
1. Tác giả :
- Tô Hoài (1920).
- Sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại rất phong phú.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
- Giải nghĩa từ: SGK/ 9- 10
- Bố cục:
* Bố cục: 2 đoạn:
- Đ1: Từ đầuthiên hạ rồi miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Đ2: Còn lại Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn
II/ Đọc- hiểu văn bản
1 . Hình ảnh Dế Mèn:
Đôi càng mẫm bóng
Vuốt nhọn hoắt
- Ngoại Đầu nổi từng tảng
hình Răng đen nhánh
Râu dài uốn cong
Co cẳng đạp
phanh phách
- Hành động Đi bách bộ...
rung rinh một
màu nâu bóng
Trịnh trọng,
khoan thai đưa 2
chân vuốt râu
àVẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, chứa chất sức sống mạnh mẽ của Dế Mèn nhưng tính nết thì kiêu căng, hống hách
Gọi HS đọc đoạn 2 của văn bản
? Dế Mèn gây ra chuyện gì để phải ân hận suốt đời
? Tìm những chi tiết miêu tả về Dế Choắt.
? Dế Choắt là chàng dế ntn.
? Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt
? Vì sao Dế Mèn muốn gây sự với Cốc to lớn hơn mình ? Đó có phải là hành động dũng cảm không?
? Kẻ chịu hậu quả là ai?
? Dế Mèn có chịu hậu quả nào không?
? Khi Dế Choắt chết thái độ Dế Mèn như thế nào
? Thái độ đó cho biết thêm điều gì về Dế Mèn
? Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có cần thiết không?
? Có thể tha thứ được không
? Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn ở phần cuối truyện
? Sau tất cả các sự việc gây ra và nhất là sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn tự rút ra bài học gì ?
? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân.
* GV chốt ý
- Kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời
- Nên sống đoàn kết với mọi người
? Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài
GV chốt ý
Gọi HS đọc ghi nhớ
Đọc đoạn 2
Suy nghĩ - trả lời
- Như gã nghiện thuốc phiện
- Cánh ngắn ngủn , râu một mẩu.
- Hôi như cú mèo
Cá nhân trả lời
- Ốm yếu, xấu xí
- Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày mặc dù trạc tuổi nhau
Cá nhân trả lời
- Muốn ra oai
- Không mà là ngông cuồng
- Dế Choắt
- Dế mèn :
+Mất bạn láng giềng
+ Bị Dế Choắt dạy cho bài học
+Suốt đời ân hận
Suy nghĩ - trả lời
- Có tình cảm đồng loại, biết ăn năn, hối hận
- Cần thiết
- Có thể tha thứ vì tình cảm của Dế Mèn chân thành
Cá nhân 1ph
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
Suy nghĩ - trả lời
HS đọc ghi nhớ SGK/17
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Khinh thường Dế Choắt
- Gây sự với Cốc -> muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ
àdẫn đến cái chết của Dế Choắt
- Khi Dế Choắt chết: Dế Mèn hối hận và xót thương, quỳ xuống nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ to cho Dế Choắt
- Cay đắng vì lỗi lầm của mình xót thương Dế Choắt, mong Dế Choắt sống lại, nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình
Về thói kiêu căng
- Bài học
Về tình thân ái
3. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện kết hợp với miêu tả loài vật sinh động
-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
-Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh cảm xúc
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK / 17
4. Củng cố - luyện tập:
Bản thân em rút ra bài học gì sau khi học xong văn bản : Đây cũng là bài học cho nhiều người.
5. HDHS học bài ở nhà:
- VN học bài vở ghi + SGK
- Viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế mèn sau khi chôn cất Dế Choắt.
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
TIẾT 79
Tiếng việt
PHÓ TỪ
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm phó từ:
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Về kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản .
- Phân biệt các loại phó từ .
- Sử dụng phó từ để đặt câu .
3. Về thái độ:
Có ý thức sử dụng phó từ trong nói - viết.
II. Chuẩn bị :
1 . GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2. HS: SGK, vở ghi, phiếu học tập.
III. Nội dung lên lớp
1/ Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài
+ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Gọi HS đọc ví dụ 1 / 12
Y/c HS tự ghi ra vở những từ được từ in đậm bổ sung
GV chốt ý
? Theo em những từ được từ in đậm bổ sung thuộc từ loại nào
? Có danh từ nào được bổ sung ý nghĩa không ?
? Phó từ là gì
O Gọi HS đọc nội dung bài tập 2 / 12
? Từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ
? Phó từ là gì.
* GV chốt & ghi bảng
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN VAN 6 CA NAM_12485765.docx