Giáo án Ngữ văn khối 8 - Hình Thị Ngọc Huệ (Tuần 15)

I Mục tiêu cần đạt : Gíup HS :

1. Kiến thức :

- Sự mở rộng kiến thức về văn học CM đầu TK XX.

- Chí khí lẫm liệt , phong thái đàng hòang của nhà chí sĩ yêu nước PCT.

- Cảm hứng hào hùng , lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước theo thể thơ TNBC Đường luật .

- Phân tích được vẻ đẹp hình tựơng nv trữ tình trong bài thơ .

- Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ.

3. Thái độ : Học tập một cách nghiêm túc tp thơ cũng như lí tưởng sống của PCT .

4.Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh : bản lĩnh người chiến sĩ CM HCM khi gặp thử thách bị tù đày

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ .

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ .

- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước .

 

doc12 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn khối 8 - Hình Thị Ngọc Huệ (Tuần 15), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ . *Động não: về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản . *Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ . IV )Chuẩn bị : Tranh nhà yêu nước Phan Bội Châu V )Tiến trình lên lớp : Hoạt đống :Khởi động ( 5’) a. . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần sưu tầm của học sinh. b. Bài mới : Từ cuộc đời họat động CM của PBC , giáo viên đi vào bài mới Hoạt động của cô và trò TG Kiến thức lưu bảng Hoạt Động 2 : Tìm hiểu chung : Học sinh dựa vào phần chú thích /sgk/ 146. GVH : Nêu những nét chính về tác giả Phan Bội Châu ? GVH :Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? Học sinh đọc bài thơ / sgk/146. GVH : Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Thể thơ này ta đã gặp ở bài nào năm học lớp 7 ? ( Qua Đèo ngang ) GVH : Vb này được tạo thành bằng phương thức nào ? ( biểu cảm ) .Thuộc thể lọai gì ? ( trữ tình ) . GVH : Nhân vật trữ tình của bài thơ này là ai ? GVH : Cảm tác nghĩa là cảm xúc được viết ra thành sáng tác. Vậy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nghĩa là gì ? HS : Cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục tỉnh Quảng Đông . Do đó hòan cảnh sáng tác bài thơ đặc biệt ở chỗ bài thơ được viết trong tù của nhà yêu nước PBC. GVH : Nêu bố cục của bài thơ ? Hoạt Động 3 : Tìm hiểu văn bản . Học sinh đọc lại 2 câu đề . GVH : Em hiểu ntn là hào kiệt và phong lưu ? GVH : Các từ hào kiệt và phong lưu cho ta hình dung về một con người ntn ? HS : Người có tài , có chí như bậc anh hùng , phong thái ung dung , đàng hòang , sang trọng . GVH :Biện pháp nghệ thuật được sử dụng  trong câu thơ thứ nhất? Điệp ngữ vẫn đem lại ý nghĩa gì cho bài thơ ? HS : Điệp ngữ vẫn lặp lại hai lần : tạo giọng thơ khẳng định . Tuy bị kẻ thù đẩy vào vòng tù tội nhưng mình vẫn là người hào hiệp , phong lưu , là người có tài năng , lịch sự , phong độ . GVH : Lời thơ thứ 2 biểu thị một quan niệm sống và đấu tranh của nhười yêu nước . Em hiểu gì về quan niệm ‘ Chạy mỏi chân thì hãy ở tù ’’ ? HS : PBC quan niệm mình không phải đi tù mà là chủ động nghỉ ngơi . Nhà tù như một trạm nghĩ chân bất đắc dĩ trên con đường bôn tẩu dài dằng dặc của người chiến sĩ CM yêu nước . GVH :Nhận xét về giọng điệu của câu thơ thứ hai ? HS : Giọng đùa vui , dí dỏm : K hề xem việc mình vào tù là bị bắt giam mà là nơi để nghỉ ngơi . GVH : Hai câu thơ đầu đã dựng lên hình ảnh PBC – người chiến sĩ yêu nước ntn ? HS : Hai câu thơ làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ CM yêu nước , trong hòan cảnh đặc biệt vẫn tóat lên phong thái tự tin , ung dung thanh thản của một con người tài năng đường hòang. Đây là con người hòan tòan tự do về tinh thần , luôn giữ tư thế chủ động . Kẻ thù chỉ có thể giam giữ được thể xác , còn tinh thần vẫn thuộc về người chiến sĩ . HS đọc tiếp 2 câu thực . GVH : Đặc điểm thơ TNBC Đường luật thể hiện trong hai câu thơ này rất rõ : đó là 2 câu đối nhau rất chỉnh . Em hãy phân tích phép đối đó . HS : - Đã / khách không nhà / trong bốn biển …. GVH : Giọng thơ ở đây có gì khác so với 2 câu đầu ? HS : Nếu như 2 câu đầu có chút đùa vui , thì ở đây là giọng tâm sự , trầm lắng có phần cô đơn , đau xót . GVH : Em hiểu ntn là khách không nhà ? Nghĩa của câu thơ thứ nhất ? HS : - khách không nhà : là người hay đi đây đó, k ở 1 nơi cố định . --> Tg tự nhận mình là người tự do giữa không gian rộng lớn . GV giảng : Vì sự nghiệp cứu nước mà PBC bỏ lại gia đình , từ giã vợ con , quê hương đất nước đi làm CM . Từ 1905 cho đến khi bị bắt năm 1914 là gần 10 năm . 10 năm lưu lạc , khi Nhật Bản , khi TQ , khi Xiêm La ( Thái Lan ) . 10 năm không một mái ấm gia đình, chịu nhiều cực khổ về vật chất , cay đắng về tinh thần. Vì vậy,ông tự xem mình là khách k nhà trong 4 biển . GVH : Em hiểu ntn là Người có tội trong lời thơ T2 ? (KNS) HS : Bị TD Pháp kết án tử hình vắng mặt ,từ năm 1912 , ông trở thành đối tượng săn đuổi , truy bắt của kẻ thù xâm lược ở khắp mọi nơi . Và khi bọn quân phiệt Quảng Đông bắt được PBC , chúng cũng có ý định trao trả cho Pháp . Cho nên , đi đến đâu , ông cũng bị xua đuổi như một tội phạm . - Câu thơ này còn có thể được hiểu theo một nghĩa khác . Có tội giữa năm châu thể hiện nỗi dằn vặt , day dứt , tự trách mình của PBC. Ông xem mình là người có tội với nhân dân , đất nước vì bao nhiêu năm họat động CM , mong tìm đường cứu nước nhưng cuối cùng chỉ tòan thất bại mà k có thành công . GVH : Từ cuộc đời của PBC , em có nhận xét gì về bút pháp của 2 câu thơ trên ? ( tả thực hay lãng mạn ) HS : Liên tưởng đến cuộc đời của PBC ,ta thấy câu thơ có nét tả thực . Nó lột tả được nỗi đau và tâm sự rất thực của nhà thơ , của một người anh hùng cứu nước của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. GVH : Qua 2 câu thơ trên , em có nhận xét gì về tầm vóc của hình ảnh người tù CM ? HS : Đây là tầm vóc của một con người phi thường – con người của trời đất , của vũ trụ , của 5 châu 4 biển. Bởi vậy câu thơ ghi lại một nỗi đau , nhưng là nỗi đau của người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn – hình ảnh ‘ người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.’’ GVH : Nội dung của hai câu thực ? Học sinh đọc câu 5 câu 6. GVH : Hai câu luận vẫn tiếp tục sử dụng thể đối .Em hãy phân tích phép đối trong hai câu trên ? HS : Bủa tay / ôm chặt / bồ kinh tế …. GVH : Thế nào là bủa tay , bồ kinh tế ? (trị nước cứu đời). Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu thơ T5 ? GVH : Cuộc óan thù có nghỉa là gì ? (Những âm mưu, thủ đọan thâm độc của kẻ thù ) .Em hiểu ntn về ý nghĩa của câu thơ T6 ? HS : Tiếng cười của người yêu nước có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu , thủ đọan thâm độc của kẻ thù . GVH : Ngòai phép đối ra , hai câu trên sử dụng phép tu từ gì ? Tác dụng của cách nói quá ? HS : Tạo nên những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, khiến cho ta có cảm giác con người ở đây k còn là con người nhỏ bé , bình thường trong vũ trụ nữa mà mang tầm vóc và khẩu khí lớn lao đến mức thần thánh . GVH : Hai câu thơ cho ta thấy điều gì ở người anh hùng hào kiệt này ? HS : Sức mạnh tinh thần của người anh hùng PBC : dù cho tình trạng thực tế có bi đát đến mức nào thì chí khí CM k bao giờ thay đổi , vẫn 1 lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu đời GVH : Nội dung của hai câu luận ? HS : Khẩu khí của người anh hùng hào kiệt , người anh hùng sa cơ thất thế mà vẫn hiên ngang. Học sinh đọc 2 câu kết . GVH : Giọng thơ hai câu cuối ntn ? HS : Trở lại giọng thơ khẳng định + điệp từ ‘còn’’ --> làm cho ý thơ đanh thép , chắc nịch , ngang tàng , đầy khí phách . GVH : Các từ thân ấy và sự nghiệp cần được hiểu ntn khi gắn với PBC ? HS : - Thân ấy : chỉ con người PBC . - Sự nghiệp : Chỉ sự nghiệp cứ nước mà PBC theo đuổi . --> Cả câu : Thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước : còn sống – còn đấu tranh giải phóng dân tộc . GVH : Qua câu thơ cuối , tg muốn khẳng định điều gì ? HS : Thân còn , sự nghiệp còn. Bất kì nguy hiểm nào cũng k sợ hãi .Đó là niềm tin , là khí phách và cũng là tinh thần lạc quan của chính tg . GVH : Nội dung của hai câu kết ? HS : Khẳng định tư thế hiên ngang của người anh hùng : luôn sắt đá một niềm tin bất diệt . Sự nghiệp cứu nước luôn sống mãi . Hoạt Động 3 : Tổng Kết . GVH : Qua bài thơ , em hãy liên hệ đến bản lĩnh người chiến sĩ CM HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch ?( KNS – TT HCM) HS : Người chiến sĩ CM HCM vẫn rất kiên cường và lạc quan qua tập Nhật kí trong tù . GVH : Đọc văn bản em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản này ? GVH : Nêu ý nghĩa của văn bản ? Hoạt động nhóm L KNS) Hãy ghi lại những câu thơ trực tiếp thể hiện quan niệm sống và chiến đấu Của PBC trong bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Phân tích ý nghĩa tích cực của quan niệm ấy ? 8’ 25’ 8’ I. Tìm hiểu chung : 1.Tác giả : Phan bội Châu ( 1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn,Nghệ An. Laø nhaø yeâu nöôùc, caùch maïng lôùn cuûa daân toäc ta ñaàu theá kæ XX và cũng là nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do, độc lập. 2. Tác phẩm : Bài thơ ra đời năm 1941, sua khi PBC bị bắt giam ở Trung Quốc. Tác phẩm là một trong những tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỉ chưa có sự đổi mới về ngôn ngữ và thể loại nhưng thể hiện được tinh thần thời đại mới mẻ II. Đọc và hiểu văn bản : Đọc : Tìm hiểu văn bản : Viết theo thể thơ truyền thống . A / Hai câu đề : - Điệp từ ,giọng điệu đùa vui . Ú Phong thái tự tin , ung dung , thanh thản . 2. Hai câu thực : - Giọng điệu ngậm ngùi thống thiết . - Phép đối , tả thực . àCuộc đời bôn ba chiến đấu đầy sóng gió và bất trắc. 3/ Hai câu luận - Phép đối , nói quá. àKhí phách hiên ngang , chí khí không dời đổi. à Lựa chọn , sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi , hào hùng , có sức lôi cuốn mạnh mẽ . 4/ Hai câu kết . - Giọng điệu ngang tàng. Ú Lạc quan , tư thế hiên ngang , ý chí thép gang của người chiến sĩ cách mạng PBC. à Xây dựng hình tượng người chiến sĩ CM với khí phách kiên cường , tư thế hiên ngang , bất khuất . 3. Ý nghĩa văn bản :Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ CM PBC trong hòan cảnh ngục tù . Hoạt Động 5 (3’): Họat Động 4 : Hướng dẫn học bài và soạn bài Học thuốc lòng bài thơ.Tìm thêm tư liệu về nhà cách mạng Phan Bội Châu.. Nêu nội dung chính ? Soạn : Đập đá Côn Lôn : Những nét chính về tg Phan Châu Trinh ? liện hệ so sánh với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác .Tìm hòan cảnh ra đời của bài thơ ? RÚT KINH NGHIỆM : Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 28.11.2011 8a2 28.11.2012 8a3 29.11.2013 Tuần 15 Tiết 58 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ( Phan Châu Trinh) I Mục tiêu cần đạt : Gíup HS : 1. Kiến thức : - Sự mở rộng kiến thức về văn học CM đầu TK XX. - Chí khí lẫm liệt , phong thái đàng hòang của nhà chí sĩ yêu nước PCT. - Cảm hứng hào hùng , lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước theo thể thơ TNBC Đường luật . - Phân tích được vẻ đẹp hình tựơng nv trữ tình trong bài thơ . - Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ. 3. Thái độ : Học tập một cách nghiêm túc tp thơ cũng như lí tưởng sống của PCT . 4.Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh : bản lĩnh người chiến sĩ CM HCM khi gặp thử thách bị tù đày II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ . - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ . - Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ . *Động não: về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản . *Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ . IV Chuẩn bị : tranh nhà yêu nước Phan Châu Trinh . V Tiến trình lên lớp : 1 :Hoạt động 1(5’) Khởi động. a. Kiểm tra bài cũ : Câu 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” ? (6 điểm ). Câu 2 : Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? (4 điểm ). Đáp án : Câu 1 : sgk /146. Câu 2 : Ghi nhớ / sgk /148. b.Bài mới : Từ cuộc đời họat động CM của PCT , giáo viên đi vào bài mới . Hoạt động của cô và trò TG Kiến thức lưu bảng Hoạt Động 2 : Tìm hiểu chung : HS đọc chú thích/ sgk /149 . GVH: Những nét chính về tg Phan Châu Trinh ? GVH: Nêu hòan cảnh ra đời của bài thơ ? Học sinh đọc bài thơ /sgk /148. GVH : Bài thơ thuộc thể thơ gì ? GVH : Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ ? GVH : Nêu bố cục của bài thơ. Nội dung của từng phần ? GVH : Cách chia bố cục của bài thơ này có gì khác so với bài : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Hoạt Động 3: Tìm hiểu văn bản . Học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu. GVH : Nổi bật trong 4 câu thơ đầu là hình ảnh nào ? HS :Con người dang làm một công việc nặng nhọc, lớn lao : đập đá. GVH : Đập đá có thể là việc bình thường ,nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không ? Vì sao ? HS : Không bình thường vì đây là công việc khổ sai , buộc tù nhân phải làm . GVH : Câu thơ đầu nói lên vấn đề gì ? GV giảng : Câu thơ đầu miêu tả bối cảnh không gian , đồng thời tạo dụng tư thế của con người giữa đất trời Côn Lôn . Qua đó đưa ra 1 quan niệm về chí làm trai . Thực ra , làm trai đã trở thành 1 qn nhân sinh truyền thống đc nhiều thế hệ nhà nho đề cập đến . ‘Chí làm trai Nam , Bắc , Tây , Đông / Cho phỉ sức vẫy vùng trong 4 bể ’’( Ng Công Trứ ) , ‘Làm trai phải lạ trên đời / Há để càn khôn tự chuyển dời ’’ ( PBC ) . Theo cách hiểu ấy , người con trai phải là người có ý chí ,nghị lưc phi thường , có công danh sự nghiệp lớn lao được lưu cùng sử sách .Đến bài thơ của PCT , chí làm trai được gắn với 1 hình ảnh cụ thể, 1 tư thế cụ thể , 1 công việc cụ thể . GVH :Vậy , câu thơ thứ nhất tạo nên thế đứng ntn của người làm trai ? Từ đó tóat lên vẻ đẹp nào của đấng nam nhi ? HS : Câu thơ T1 tạo nên thế đứng của người "làm trai" :đứng giữa đất trời Côn Lôn, đứng giữa biển rộng non cao,đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững, ngang tầm vũ trụ . GVH :Từ lừng lẫy nghĩa là gì ? (ngạo nghễ , lẫm liệt) Thế nào là lở núi non ? (phá núi lấy đá ) GVH : Phá núi lấy đá – 1 công việc hết sức nặng nhọc và đơn điệu nhưng vì sao tg lại coi đó là lừng lẫy ? HS : Hiểu theo nghĩa tượng trưng thì đó là công việc phi phàm của thần trụ trời , của bà Nữ Oa đội đá vá trời , của chàng Hậu Nghệ bắn mặt trời . Người tù đập đá trong tư thế vung búa phá núi thoắt bỗng trở thành hình ảnh dũng sĩ huyền thọai với vị thế và tầm kích cao lớn ngang tầm vũ trụ . GVH : Khẩu khí của hai câu thơ này có gì gần gũi và khác với hai câu đầu của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ?( KNS) HS : Giống ờ giọng điệu khẩu khí ngang tàng, nhưng khác ở chỗ 2 câu của P CT k có ý đùa cợt hài hướcrõ nét mà nghiêng về hướng oai linh , hùng tráng . GVH :Câu 3, 4 : Công việc đập đá của người tù được miêu tả ntn ? GVH : Hai câu thơ trên được miêu tả bằng những hình ảnh vừa thực , vừa sử dụng bút pháp khoa trương. Em hãy chỉ ra đâu là hình ảnh thực , đâu là bút pháp khoa trương ? HS : - Thực ở chỗ tg tiếp tục bám sát d/ tượng miêu tả : dùng búa và những động tác mạnh để khai thác đá từ những hòn núi ngòai Côn Đảo .Đó là 1 công việc vô cùng gian khổ quá sức đ/ v nhà Nho .Đồng thời cho thấy tội ác dã man tàn bạo của TD Pháp trong việc đầy đọa thân xác những nhà CM . - Bút pháp khoa trương thể hiện qua các hình ảnh : lở núi non , đánh tan năm bảy đống, đập vỡ …, với những từ diễn tả những hành động mạnh mẽ : xách búa, ra tay , … đã làm nổi bật vóc dáng phi thường , sức mạnh ghê gớm đến mức thần kì của người anh hùng GVH : Em có nhận xét gì về giọng điệu và cách dùng từ ngữ trong 2 câu thơ trên ? GVH :Ngòai ra, 3 câu thơ trên còn sử dụng phép đối. Hãy phân tích và nêu tác dụng của chúng ? GVH : Nhận xét về nội dung của hai câu thơ trên ? HS : Câu thơ vừa miêu tả 1 hiện thực trần trụi , vừa tóat lên vẻ lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được khí phách vững vàng của người chiến sĩ CM xả thân khi TQ lâm nguy . GV bình : Có lời bình cho rằng 4 câu thơ đầu đã dựng được bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo , những anh hùng cứu nước giữa chốn địa ngục trần gian , với khí phách hiên ngang , lẫm liệt giữa đất trời . 4 câu sau: GV chuyển : Nếu 4 câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm , thì đến 4 câu thơ cuối tg đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Học sinh đọc 4 câu cuối . GVH : Hai câu 5, 6 thể hiện 1 nghệ thuật đối rất rõ trong thể thơ TNBC Đường luật . em hãy nhận xét về NT đối đó ? Tg muốn nói gì qua NT đối lập này ? HS : - Đối nhau rất chặt chẽ về số chữ . - Tác dụng : Đối lập giữa những thử thách gian nan mà người tù phải chịu đựng không phải một sớm một chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng (tháng ngày, mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai , bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng. GVH : Em hiểu ntn là thân sành sỏi và dạ sắt son ? GV bình : Như vậy ,những người yêu nước đã biến nhà tù Côn Đảo – nơi kẻ thù muốn làm địa ngục trần gian thành 1 trường học tôi luện ý chí và tinh thần đấu tranh CM . GVH : Qua sự phân tích trên, em thấy tóat lên phẩm chất cao quí nào của người tù yêư nước ? HS : ý chí chiến đấu bất chấp gian nan , nguy hiểm . GVH : Hai câu thơ cuối nói về việc gì ? HS : Những người có gan làm việc lớn , khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ, k có gì đáng nói . GVH : Ở đây tác gỉa sử dụng biện pháp nghệ thụât nào ? GVH : Phép liên tưởng + NT đối lập này có ý nghĩa gì ? HS : Nhà thơ ngầm ví sự nghiệp cứu nước, cứu dân của mình giống như công việc của Bà Nữ Oa đội đá vá trời để cứu nhân dân ( liên tưởng ) , nhưng khi chí lớn của người anh hùng phải sa cơ lỡ bước vào chốn tù đày thì cũng chỉ xem đó là việc cỏn con , có đáng kể gì (đối lập ) GVH : Qua PT cho biết h/ả người tù hiện lên với ý chí ntn ? GV bình  : Sự thực thì bản án mà PCT đang phải mang và hòan cảnh khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng đâu có phải là ‘việc con con’’, có điều , đặt bên cái chí lớn ,gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phải kể đến . Hoạt Động 4 : Tổng Kết . Hoạt động nhom21` (5’)GVH : Qua bài thơ , em hãy liên hệ đến bản lĩnh người chiến sĩ CM HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch ?- ( tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh) HS : Người chiến sĩ CM HCM vẫn rất kiên cường và lạc quan qua tập Nhật kí trong tù .(KNS) GVH : Những nét chính về nội dung và nghệ thụât của bài thơ ? GVH : Ý nghĩa của văn bản ? Hoạt Động 4 : Luyện Tập GVH : Qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy tìm những nét giống nhau về nghệ thuật cũng như nội dung của hai bài thơ ?  7’ 15’ 12’ I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : Phan Châu Trinh quê ở Quảng Nam ;tham gia hoạt động cứu nước tất sôi nopi3nhu7ng4 năm đầu thế kỉ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ. Tác phẩm Ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và tù đày ra Côn Đảo. II. Đọc và tìm hiểu văn bản : Đọc: Tìm hiểu v8n bản : 1/ Công việc đập đá . Làm trai đứng giữa … à Thế đứng hiên ngang, sừng sững --> Vẻ đẹp hùng tráng . Lừng lẫy…lở núi non. --> Vị thế ngang tầm vũ trụ . Xách búa - đánh tan … Ra tay - đập bể … à Động từ mạnh , nói quá , phép đối. à Khí phách hiên ngang , kiên cường trước gian nan. à Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa . - Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng , ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng . 2. Cảm nghĩ từ việc đập đá. … bao quản thân sành sỏi. … bền dạ sắt son. à Phép đối. à Ý chí chiến đấu. Kẻ vá trời …lở bước Gian nan… việc con con. à Liên tưởng , đối lập. à Ýchí chiến đấu ngang tàng, đầy lạc quan , tin tưởng . à Sử dụng thủ pháp đối lập , nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng CM . IV/ Tổng kết: 1`.Ý nghĩa văn bản : Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí , nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ CM . 2. Ghi nhớ ( SGK) B/ Luyện tập. Giống nhau : - Về hòan cảnh sáng tác . - Tác giả: là những lãnh tụ CM yêu nước nổi tiếng đầu TK XX . - Nội dung 2 bài thơ có nhiều nét tương đồng : đều khắc họa được hỉnh ảnh lãng mạn hào hùng , tư thế oai phong , bất khuất , tinh thần lạc quan, tin tưởng trong cảnh ngục tù và tiếp tục khẳng định ý chí đấu tranh bền bỉ suốt đời theo đuổi lí tưởng cứu nước của tg. - Nghệt thuật : Giọng thơ hào hùng , mạnh mẽ, sử dụng nhiều h / ảnh ước lệ khoa trương, phóng đại . Phép đối ở hai câu thực , luận được vận dụng rất chặt , rất chỉnh . Thể thơ TNBC Đường luật sử dụng khá thành công . Khác nhau : - Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác xoay quanh tứ thơ từ một việc hệ trọng , đáng nguy ( vào tù) chỉ xem như một việc tự nhiên , bình thường k có gì đáng kể . Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng hào hùng xen lẫn chút đùa vui. - Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn,lại có tứ thơ khác : từ một công việc lao dịch khổ sai nặng nhọc , tg đã khái quát lên thành một hình ảnh đẹp đẽ hiên ngang giũa đất trời của người anh hùng cứu nước . Bài thơ có giọng điệu hào hùng , trang nghiêm ,mạnh mẽ . Hoạt Động 5 : Hướng dẫn tự học và soạn bài : Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sưu tầm thêm tranh ảnh nhà tù Côn Đảo của thực dân để hiểu thêm văn bản.Nêu cảm nghĩ về vẽ đẹp lng4 mạn của người anh Hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục. Soạn : Ôn luyện dấu câu : kẻ bảng : Dấu câu Công dụng Ví dụ Làm các bài tập trong sách giáo khoa. RÚT KINH NGHIỆM : Lớp Ngày dạy Kiểm diện Học sinh vắng 8a1 30.11.2011 8a2 30.11.2012 8a3 1.12.2013 Tuần 15 Tiết 59 ÔN LUYỆN DẤU CÂU I) Mục tiêu cần đạt : Gíup HS : 1. Kiến thức : - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong h/ động giao tiếp . - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản ; ngược lại , sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc k hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt . 2. Kĩ năng . - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản . - Nhận biết và sữa các lỗi về dấu câu . 3.Thái độ : Có thái độ nghiêm túc khi ôn tập . II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục: - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng dấu câu theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng dấu câu . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng dấu câu . *Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng dấu câu . *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập dấu câu theo tình huống giao tiếp. IV) Chuẩn bị : bảng phụ. V) Tiến Trình Lên Lớp : 1 : Hoạt động 1 (5’)Khởi động a. Kiểm tra bài cũ : Câu1: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Ví dụ ? ( 6 điểm ). Câu 2: Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết cho đúng chính tả.(4 điểm). Tục ngữ có câu : Người ta là hoa của đất ,nhưng thật ra người ta còn là Hoa của biển nữa chứ ?! Sự sống của con người đã làm cho mặt đất trở nên xanh tươi, đa dạng phong phú biết chừng nào ? Đáp án: Câu1: Ghi nhớ /sgk/ 142. Câu 2: Tục ngữ có câu : “Người ta là hoa của đất” ,nhưng thật ra người ta còn là “Hoa của biển” nữa chứ ?! Sự sống của con người đã làm cho mặt đất trở nên xanh tươi, đa dạng phong phú biết chừng nào ? b..Bài mới : Từ tác dụng của các loại dấu câu , GV đi vào bài mới Hoạt động của cô và trò TG Kiến thức lưu bảng Hoạt Động 2 : Ôn tập lí thuyết . Ở lớp 6, chúng ta đã học những dấu câu nào ?Hãy nêu tác dụng của những dấu câu đó ? Ví dụ ? Ở lớp 7, chúng ta đã học những dấu câu nào ?Hãy nêu tác dụng của những dấu câu đó ? Ví dụ Ở lớp 8, chúng ta đã học những dấu câu nào ?Hãy nêu tác dụng của những dấu câu đó ? Ví dụ HS đọc vd / sgk / 151. GVH : Vd trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ? GVH: Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai ? Vì sao ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ? GVH: Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa ácc thành phần đồng chức ? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp ? GVH: Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu t1 và dấu chầm ở cuối câu t2 trong vd trên đã đúng chưa ? VS ? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì ? Họat động 2 : Ghi nhớ. GVH: Hãy trình bày các lỗi thường gặp về dấu câu?( KNS) Họat động 3 : Luyện tập( KNS) . HS đọc yêu cầu BT1/ sgk /152. HS lên bảng trình bày. GV nhận xét - sửa chữa. HS đọc yêu cầu BT2/ sgk/152. HS lên bảng trình bày. GV nhận xét - sửa chữa.  10’ 10’ 18’ I. Lí thuyết : 1. Tổng hợp dấu câu. Dấu câu Công dụng Ví dụ Dấu chấm Dùng để kết thúc câu trần thụât. Trời mưa. Dấu chấm hỏi. Dùng để kết thúc câu nghi vấn. Trời mưa chưa vậy ? Dấu chấm than Dùng để kết thúc câu cầu khiến họăc cảm thán. Trời mưa rồi! Dấu phẩy Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu. Buổi sáng, chim hót líu lo. Dấu chấm lửng. - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết. - Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn,hài hước, dí dỏm. Nó bận lắm . Nó bận …ngủ. Dấu chấm phẩy. - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Dấu gạch ngang. -Đánh dấu bộ phận giải thích,chú thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nv. - Biểu thị sự liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Dấu ngoặc đơn. -Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ) Lí Bạch (701-762) , nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường … Dấu hai chấm. - Báo trước phần bổ sung, giải thích,thuyết minh cho một phần trước đó. - Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thọai. Động Phong Nha gồm hai bộ phận : Động khô và Động nước. Dấu ngoặc kép. -Đánh dấu từ ngữ, câu, đọan dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san …được dẫn. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgữ văn 8 tuần 15 Tích hợp đủ.doc
Tài liệu liên quan