Giáo án Ngữ văn khối 9

Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

 (Chu Quang Tiềm )

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Biết cách lựa chọn phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2. Kỹ năng:

- Đọc, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập, tự học tập trau dòi kiến thức.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

 

doc58 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn khối 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. -> Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó thay dổi theo thời gian. Có nghĩa cũ bị mất đi và có nghĩa mới được hình thành. a. Xuân (1): mùa chuyển tiếp từ đông sang xuân, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa mở đầu của năm (nghĩa gốc). xuân (2): thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển). b. Tay (1): bộ phận chính trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm ( nghĩa gốc). tay (2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển). - Xuân -> chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. - Tay -> cuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ( lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể). 2. Ghi nhớ - SgkTr56 II. Luỵên tập Bài tập 1 a. Nghĩa gốc b. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. c. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. d. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài tập 2 Trong những cách dùng trà, từ trà đã được dùng với nghĩa chuyển, chứ không phải nghĩa gốc như đã được giải thích ở trên. Trà trong những trường hợp này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống -> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Bài tập 3 Đồng hồ điện, đồng hồ nước từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những dụng cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. Bài tập 4: 4. Củng cố: (4 phút) GV: HS: Đọc ghi nhớ. 5. Dặn dò: (1 phút) GV: Học bài, làm bài tập 5; soạn “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. LH: Maihoa131@gmail.com Tuần 7 Tiết 34 Ngày soạn: 07/10/2018 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự viẹc, cảnh vật, con người trong văn bản tự sự. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương hình thức biểu đạt trong một văn bản. Thái độ: Giáo dục hs giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Sự chuẩn bị của HS. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Trong thực tế ít có một văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp, đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 23 Phút 15 phút Hoạt động 1 HS: Đọc đoạn trích trong SGK, thảo luận. Đoạn trích kể về việc gì? Sự việc xảy ra như thế nào? HS: Thuật lại sự việc theo Sgk. GV: Yêu cầu HS nối các sự việc ấy lại thành đoạn văn HS: Nhận xét đoạn văn ấy có sinh động không? Tại sao? HS: Đọc, so sánh với đoạn trích trong Sgk, rút ra nhận xét. Vì sao ở đoạn trích, sự việc lại được tái hiện sinh động? Từ phần nội dung trên, em hãy cho biết: khi kể chuyện, người kể cần phải làm những gì để câu chuyện trở nên hấp dẫn? GV: Cho HS: Đọc chậm, to Ghi nhớ. Hoạt động 2 HS: Đọc, thảo luận, trình bày. HS: nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Hướng dẫn, hS tự làm. GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự. 1. Ví dụ- Sgk. - Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. - Sự việc: + Quang Trung cho ghép ván lại, cứ 10 người khiêng một bức tiến lên phía trước, 20 binh sĩ theo sau. + Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào; phun khói lửa thì gió lại đổi chiều, thành ra tự làm hại mình. + Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên đánh. + Quân Thanh chống đỡ không nổi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử chết, quân Thanh đại bại. 2. Kết luận: Trong khi kể, người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc đã diễn ra như thế nào thì chuyện mới trở nên sinh động. 3. Ghi nhớ - Sgk Tr92 II. Luyện tập: Bài tập 1: Các yếu tố tả cảnh, tả người. a. Tả người: “Vân xem kém xanh” b. Tả cảnh: “ Cỏ non hoa” “Tà tà bóng bắc ngang” (Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ) Bài tập2 HS: Làm BT 4. Củng cố: (4 phút) GV khái quát kiến thức cơ bản. 5. Dặn dò: (1 phút) Học bài, làm bài tập 2, 3. Tuần 8 Tiết 36+37 Ngày soạn: 14/10/2018 KIỂM TRA (Tập làm văn - bài viết số 2) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ: Có thái độ viết bài tập làm văn có sử dụng yếu tố miêu tả Giáo dục ý thức kỉ luận trong học tập. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Kiểm tra - đánh giá. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra đề, biêu chấm. Học Sinh: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Thống nhất về qui chế làm bài (1 phút) 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề.: (2 phút) Để đánh giá lại quá trình học tập, Kiểm tra 2 tiết b/ Triển khai bài. Hoạt động 1: (80 phút) Nhắc nhở: GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài HS: Chú ý Hoạt động 2: (3 phút) Nhận xét GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp Ưu điểm: Hạn chế: 5. Dặn dò: (1 phút) Ôn lại các nội dung đã học 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giá KT Biết Hiểu Vận dụng Tống số điềm Thấp Cao Chủ đề 1 văn bản tự sự 1 câu 1 điểm Biết khái niệm văn tự sự 1 điểm Tỉ lệ: 10% 1điểm=100% 10% Chủ đề 2 Yếu tố miêu tả trong văn tự sự 1 câu 1 điểm Tác dụng của yếu tố miêu tả trong VB tự sự 1 điểm Tỉ lệ: 10% 1điểm=100% 10% Chủ đề 3 Viết bài văn tự sự 1 câu 8 điểm Viết bài văn tự sự 8 điểm Tỉ lệ: 80% 8điểm =100% 80% Tổng 1 điểm 1 điểm 8 điểm 10 điểm 2. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (1điểm) Thế nào là văn tự sự? Câu 2: (1điểm) Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn tự sự. Câu 3: (8 điểm) Tưởng tượng 20 năm sau, vào một mùa hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Maihoa131@gmail.com Yêu cầu: Viết một văn bản tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả. Phải lựa chọn nhân vật, sự việc và các yếu tố miêu tả cho phù hợp. Gợi ý: Tưởng tượng về thăm trường cũ trong tương lai có nghĩa là: khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định. Lí do gì khiến em về thăm trường cũ. Khi về trường cũ thì: Cảnh sắc như thế nào? Gặp gỡ ai và không gặ gỡ ai? Vì sao? Cảm xúc khi đến và khi về. Yêu cầu bài làm: Kiểu bài: tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Nội dung: đủ các ý cơ bản trên. Hình thức: Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Diễn đạt tốt, giàu cảm xúc. Viết đúng câu, biết viết đoạn văn. Chữ viết đẹp, không sai chính tả. Cho điểm: Điểm 9 - 10: như yêu cầu, châm chước một vài lỗi nhỏ. Điểm 7 - 8: Đủ nội dung, văn viết chưa có cảm xúc sâu sắc. Điểm 5 - 6: Đủ các ý chính, hợp lí; đảm bảo bố cục ba phần; chưa có cảm xúc; viết đoạn kém; sai ít lỗi diễn đạt. Điểm 3 - 4: Đủ các ý chính; bố cục chưa rõ ràng; sai nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0 - 2: Những trường hợp còn lại. 4. Củng cố: (1 phút) Thu bài; GV: Nhận xét xét giờ kiểm tra. 5. Dặn dò: (1 phút) Xem lại lí thuyết, Soạn: “Thuý Kiều báo ân báo oán” Tuần 8 Tiết 38 Ngày soạn: 11/10/2018 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích: Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: Kiến thức: Hiểu và lí giải được vị trí TP và đóng góp của NĐC cho kho tàng VHDT. Nắm được cốt truyện và những cơ bản về tác giả, tác phẩm. Hiểu được khát vọng cứu đời giúp người của tác giả và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên. Thấy được đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu. Kĩ năng: Đọc - hiểu một đoạn trích thơ. Nhận diện và hiểu được t/d của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nv lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà NĐC đã khắc hoạ trong đoạn trích. 3.Thái độ: Giáo dục HS tấm lòng dũng cảm, sống có tình nghĩa. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích... IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XX - là một trong những ngôi sao như thế. Học sinh xem tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 18 Phút 9 Phút 12 Phút Hoạt động 1 Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? GV: Diễn giảng thêm. (Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh. Khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò. Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? HS: Trả lời. GV: Giảng bài. GV: Giới thiệu cốt truyện. Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện truyền thống ntn? (Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phá nguy. Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (Kết thúc có hậu)). Đọc phần tóm tắt Sgk. Hoạt động 2 GV: Hướng dẫn đọc. HS: đọc Hướng dẫn tìm hiểu chú thích Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? Đoạn trích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần? HS: Trả lời GV: Nhận xét Hoạt động 3 HS: Đọc lại đoạn 1 (14 câu đầu) GV: Giới thiệu qua phần đầu đoạn trích Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào? HS: Tìm kiếm trả lời Tác giả đã sử dụng từ loại gì và BP nghệ thuật gì trong đoạn này? (Sử dụng các động từ, so sánh, từ láy) Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên ntn? (N/v LVT phảng phất giống như N/v nào trong truyện cổ tích Việt Nam- Thạch Sanh) HS: Thảo luận cặp trình bày. GV: Hình ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu Tử Long Trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa" trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời. I. Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX. - Là thầy thuốc, hết lòng cứu nhân độ thế. - Ông để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi: "Lục Vân Tiên", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"... 2. Tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. 2.1. Tác phẩm: - Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm có khoảng 2082 câu thơ lục bát, ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. - Cốt truyện gồm 4 phần: + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. + Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp. + Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ. + Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau. 2.2. Tóm tắt tác phẩm. (Sgk 113) II. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích. 2. Tìm hiểu chung - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm. - Bố cục: 2 phần: + Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp. + Phần 2: Phần còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh. III. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật Lục Vân Tiên a. Khi gặp bọn cướp "Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô chớ quenhại dân tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang một gậy thác rày thân vong" => Là người dũng cảm, anh hùng vì việc nghĩa, quên thân mình. 4. Củng cố: (4 phút) Em hãy cho biết truyện Lục Vân Tiên giống với thể loại nào của văn học dân gian? Vì sao? 5. Dặn dò: (1 phút) Nắm được nội dung cốt truyện cũng như giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên. Đọc soạn văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Tuần 8 Tiết 39 Ngày soạn: 12/10/2018 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiếp theo) (Trích: Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: Kiến thức: Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại. Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích. 3. Thái độ: Biết cảm thông, chia sẻ trước số phận con người. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 Phút) Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích? Ý nghĩa đoạn trích. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. GV: Giới thiệu: HS quan sát tranh Nguyễn Đình Chiểu. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 30 Phút 5 Phút Hoạt động 1 Tóm tắt lại câu chuyện. HS khác nhận xét GV: Nhắc lại ND đã học tiết trước. HS: Đọc đoạn 2. Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? (Thể hiện qua những câu thơ nào) HS Tìm kiếm trả lời Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tình cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên? GV: Giảng bài Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.anh hùng”) GV: Nhận xét chung về Lục Vân Tiên. Theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này? HS: Trả lời. Tìm những câu thơ thể hiện cách cư xử của Kiều Nguyệt Nga Qua đó em thấy Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào? Vì sao nàng suýt bị bọn cướp hành hung? Em có nhận xét gì về cách giao tiếp, ứng xử của nàng qua đoạn trích? Việc nàng tha thiết, năn nỉ mời Lục Vân Tiên về nhà để trả ơn cho thấy nàng là con người như thế nào. Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga. Theo em nhân vật Kiều Nguyệt Nga giống Thuý Kiều ở điểm nào. Hoạt động 2 Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của VB (trích) Có dễ hiểu không? Phù hợp không? Nhận xét gì về NT xây dựng nhân vật của T/g? Nêu nội dung chính của văn bản (trích)? Hướng dẫn HS học ghi nhớ I. Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Tìm hiểu chung III. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật Lục Vân Tiên a. Khi gặp bọn cướp b. Khi gặp Kiều Nguyệt Nga "+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này? Làm ơn há dễ trông người trả ơn" Lục Vân Tiên tìm cách an ủi, ân cần hỏi han, nghe nói Nguyệt Nga muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn. -> Lục Vân Tiên: Anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tốn, nhân hậu, là hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng. 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga. - Là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, một tiểu thư lá ngọc cành vàng. - Là người con rất mực hiếu thảo "Làm con đâu dám....đành" - Là con người có học thức, nói năng dịu dàng, mực thước, khiêm tốn " Trước xe.....đã phần" - Là người trọng ân nghĩa: + Thấy được cái ơn rất lớn, rất nặng "Lâm nguy chẳng...một hồi". Vì vậy, nàng tha thiết mời chàng về nhà để trả ơn " Hà Khê...đền ân cho chàng" + Tự nguyện gắn bó, chung thuỷ suốt đời với Lục Vân Tiên. -> Là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức, trọng ân nghĩa, thuỷ chung theo quan niệm truyền thống cổ xưa. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, lời nói, hành động. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện. 2. Nội dung: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của 2 nhân vật và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 3. Ghi nhớ - SgkTr115 4. Củng cố: (3 phút) Học sinh đọc phần Ghi nhớ. Bằng ngôn ngữ của mình em hãy thuật lại cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp đường để cứu Kiều Nguỵêt Nga. 5. Dặn dò: (1 phút) Nắm được nội dung cốt truyện cũng như giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên . Đọc soạn văn bản Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sư. Tuần 15+16 Tiết 75+76 Ngày soạn: 04/12/2018 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. Thái độ: Có thái độ viết bài tập làm văn có sử dụng yếu tố miêu tả Giáo dục ý thức kỉ luận trong học tập. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Kiểm tra - đánh giá. C. CHUẨN BỊ: 1. Thày: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm. 2. Trò: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Thống nhất về qui chế làm bài 3. Nội dung bài mới: (87 phút) a/ Đặt vấn đề.: Để đánh giá lại quá trình học tập, Kiểm tra 2 tiết b/ Triển khai bài. Hoạt động 1: Nhắc nhở: GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài HS: Chú ý Hoạt động 2: Nhận xét GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp Ưu điểm: Hạn chế: 5. Dặn dò: (1 phút) Ôn lại các nội dung đã học 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giá KT Biết Hiểu Vận dụng Tống số điềm Thấp Cao Chủ đề 1 Ánh trăng 1 câu 1 điểm Chép hai khổ thơ 3, 4 bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. 1 điểm Tỉ lệ: 10% 1điểm=100% 10% Chủ đề 2 Đoàn thuyền đánh cá. 1 câu 2 điểm Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ“ Đoàn thuyền đánh cá” 2 điểm Tỉ lệ: 20% 2điểm=100% 20% Chủ đề 3 Chiếc lược ngà 1 câu 2 điểm Vì sao hình ảnh “Chiếc lược ngà” trong tác phẩm cùng tên của lại trở thành một kỷ vật thiêng liêng 2 điểm Tỉ lệ: 20% 2điểm=100% 20% Chủ đề 4 Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1 câu 5 điểm Cảm nhận hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 5 điểm Tỉ lệ: 50% 5điểm=100% 50% Tổng 1 điểm 2 điểm 2 điểm 5 điểm 10 điểm 2. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (1 điểm): Chép theo trí nhớ hai khổ thơ 3, 4 bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” b. Hai câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuât nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 3: (2 điểm ) Vì sao hình ảnh “Chiếc lược ngà” trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang Sáng lại trở thành một kỷ vật thiêng liêng? Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ " Đồng chí " và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "Ngữ văn 9 tập 1 NXBGD (Viết không quá một trang giấy). 3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Chép theo trí nhớ hai khổ 3, 4 của bài "Ánh trăng" - Nguyễn Duy. (HS chép đúng) Từ hồi về thành phố Thình lình đèn điện tắt quen ánh điện, cửa gương phòng buyn-đinh tối om vầng trăng đi qua ngõ vội bật tung cửa sổ như người dưng qua đường đột ngột vầng trăng tròn 1điểm Câu 2: a. Học sinh nêu được: - Tác giả bài thơ là Huy Cận. - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. + Bài thơ được viết vào tháng 11/1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ ra đời từ chuyến đi thực tế đó. b. Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa: - “Mặt trời” được so sánh như hòn “lửa” + Tác dụng: Khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ, hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại rực rỡ, ấm áp. - “Sóng đã cài then đêm sập cửa”: Biện pháp nhân hóa, gán cho vật những hành động của con người. + Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. 0.5điểm 0.5điểm 1điểm Câu 3: Chiếc lược ngà là hội tụ tình yêu thương của người cha: tình cha con thiêng liêng sâu sắc; là vật chuyển giao sự sống; chuyển giao tình người. Tình cha con, tình yêu đất nước, khát vọng yêu thương, khát vọng hòa bình. 1điểm 1điểm Câu 4: Yêu cầu viết một bài văn ngắn cảm nhận về hình ảnh người lính ở hai bài "Đồng chí" và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" với các ý cơ bản sau: Những người lính trong hai cuộc kháng chiến đều có mục đích lý tưởng là sống và chiến đấu vì độc lập tự do thống nhất đất nước. Họ đã biết hy sinh cá nhân nhỏ bé để đến với cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Họ có tinh thần lạc quan ung dung cách mạng. Nổi bật lên ở họ là tình dồng chí gắn bó, chia sẻ.... 1.5điểm 1.5điểm 1điểm 1điểm Tuần 16 Tiết 79 Ngày soạn: 06/12/2018 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Qua trả bài giáo viên giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ năng làm bài. 2. Kỹ năng: Tạo lập văn bản theo đúng thể loại 3. Thái độ Giáo dục cho học sinh lòng trân trọng những tác giả văn học trung đại, lòng tự hào về văn hoá dân tộc. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Chấm chữa điểm bài kiểm tra. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK Xem lại bài kiểm tra. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 21 Phút 18 Phút Hoạt động 1 Học sinh đọc lại đề bài GV: Ghi đề lên bảng Đề yêu cầu gì về thể loại nội dung, phạm vi? HS: Thảo luận, trình bày. (Thể loại tự sự trình bày dưới dạng xây dựng một câu chuyện tượng tượng). Cần chú ý gì khi thể hiện nội dung? HS: Thảo luận, trình bày. (Xây dựng những lời đối thoại, độc thoại nội tâm). GV: Giảng bài. Hoạt động 2 Nhận xét về kết quả của bài làm học sinh GV nêu những ưu khuyết điểm qua kết quả bài làm của học sinh có dẫn chứng kèm theo. Sửa một số lỗi điển hình GV: Chỉ ra những lỗi của bài làm học sinh: Lỗi chính ta, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt GV: Hướng dẫn học sinh phân tích nguyên nhân mắc lỗi. Từ đó HS tự sửa Trả bài cho học sinh cho các em tự tìm ra những lỗi sai của mình, thống kê ra bảng phụ sau đó trình bày truớc lớp. Học sinh nhận xét. GV: Đánh giá quá trình và kết quả thảo luận của các em. Đưa bảng phụ chốt những lỗi sai I. Đề bài, yêu cầu. 1. Đề bài. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 2. Yêu cầu: - Thế loại: Tự sự (Kể chuyện tưởng tượng) + miêu tả nội tâm Nghị luận. - Nội dung: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa em và người lính lái xe. - Phải tập trung suy nghĩ, chọn lọc nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà. - Lưu ý đây là một văn bản được xây dựng bằng phương thức tự sự là chính, các yếu tố khác chỉ có vai trò bổ trợ; tránh sa đà vào việc miêu tả hoặc nghị luận quá mức cần thiết, điều đó có thể sẽ dẫn đến lạc thể loại. II. Nhận xét, sửa sai, kết quả. 1. Nhận xét. a. Ưu điểm: - Bài viết có bố cục rõ ràng, biết tạo tình huống gặp gỡ tự nhiên. - Kề sự việc ngắn gọn, tình cảm thân mật, nêu được lời phát biểu của mình. - Biết tạo ra lời thoại cụ thể chân thật. b. Khuyết điểm: - Một số em tạo tình huống gượng ép, giới thiệu chưa cụ thể địa điểm gặp gỡ ở đâu, thời điểm nào? - Lời phát biểu nhiều em còn chung chung chưa biết xây dựng lời nói cho phù hợp hoàn cảnh giao tiếp... - Diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, viết tắt, chấm câu không đúng ngữ pháp. 2. Sửa sai: Chính tả: Lỗi dùng từ: Lỗi đặt câu: 3. Kết quả Tổng số: G: K: Tb: Y: 4. Củng cố: (4 phút) Nhắc HS: Đọc lại bài làm. 5. Dặn dò: (1 phút) Chuẩn bị: “Ôn tập tập làm văn” LH: Maihoa131@gmail.com Tuần 20 Tiết 91 Ngày soạn: 04/01/2019 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH. (Chu Quang Tiềm ) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Biết cách lựa chọn phương pháp đọc sách có hiệu quả. 2. Kỹ năng: Đọc, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Ý thức học tập, tự học tập trau dòi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Ngu van 9_12393698.doc
Tài liệu liên quan