NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản:
+ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
+Yêu cầu về sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ
+ Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về ngữ âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.
- Thái độ:
+ Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp thảo luận nhóm đôi
- Phương pháp thảo luận nhóm lớn
- Phương pháp trình bày bảng
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Tầm Vu Họ & tên GSh: Trần Thị Bích Quyên
Lớp: 10A4 Mã số SV: B1407183
Môn: Ngữ văn Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn
Tiết thứ: Tiết 3 thứ 2 Họ & tên GVHD: Lê Thị Bích Trân
Ngày: 12, tháng 03, năm 2018
Tiếng Việt: tiết
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản:
+ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
+Yêu cầu về sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng Tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ
+ Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về ngữ âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.
- Thái độ:
+ Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp thảo luận nhóm đôi
- Phương pháp thảo luận nhóm lớn
- Phương pháp trình bày bảng
2. Phương tiện
- SGK, SGV
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, sử dụng câu, từ hay sẽ làm cho lời nói của chúng ta trở nên giàu sức gợi hình và gợi cảm. Góp phần làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, gần gũi và thân thiết. Khi chúng ta học văn, thường các em sẽ nghe các bạn cũng như các thầy cô thường có câu nói châm biếm “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Không phải tự nhiên mà chúng ta lại hay bắt gặp những câu nói như vậy, bởi lẻ Việt Nam chúng ta có 3 miền: Bắc, Trung, Nam khác nhau, có truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời. Nên có sự tiếp thu, vai mượn các từ ngữ nước ngoài. Không dừng lại ở đó, mỗi địa phương khác nhau lại có những cách phát âm riêng, có nét văn hóa riêng cũng từng vùng, vì vậy mà cách dùng từ cũng có sự khác nhau. Đều đó góp phần làm cho tiếng Việt của nước ta thêm phong phú và đa dạng, vấn đề ở đây là làm thế nào để sử dụng đúng từ ngữ, đúng hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt nhưng vẫn giữ được những nét trong sáng của tiếng dân tộc. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Cô mong qua bài học này các em sẽ nắm những kiến thức cơ bản khi sử dụng tiếng Việt như: cách phát âm, dùng từ, cách viết câu, sử dụng hợp lí các phong cách ngôn ngữ để từ đó phát triển kỹ năng nhận biết, áp dụng khi viết một bài làm văn và vận dụng vào cuộc sống.
3. Dạy bài mới
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS
Nội dung lưu bảng
- GV mời một HS đọc to, rõ phần ngữ liệu a trong SGK trang 65 SGK.
- GV đọc và nhấn mạnh những lỗi sai để học sinh phát hiện và tìm ra cách sửa chữa cho phù hợp.
- GV mời HS phát biểu ý kiến
- GV hướng dẫn, sửa chữa cho đúng.
- GV mời một HS đọc to, rõ phần ngữ liệu b trong SGK trang 65 SGK.
- GV đọc và nhấn mạnh những lỗi sai để học sinh phát hiện và tìm ra cách sửa chữa cho phù hợp.
- GV mời HS phát biểu ý kiến
- GV hướng dẫn, sửa chữa cho đúng.
I. YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CHUẨN MỰC TIẾNG VIỆT:
1. Về ngữ âm và chữ viết
a) Ngữ liệu 1:
Từ sai
Lỗi sai
Từ đúng
giặc
phụ âm cuối
giặt
dáo
phụ âm đầu
ráo
lẽ, đỗi
thanh điệu
lẻ, đổi
b) Ngữ liệu 2:
Từ địa phương
Từ toàn dân
Dưng mờ
Nhưng mà
giời
trời
bẩu
bảo
mờ
mà
@Ngữ âm: phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt
@ Chữ viết: viết đúng theo đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết.
- GV mời HS đọc to, rõ ngữ liệu a trong SGK/ trang 65.
- GV chia lớp ra làm 4 nhóm cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút, sau đó mời một em đại diện nhóm lên bảng ghi đáp án.
- GV hướng dẫn và chữa lại cho đúng.
- GV mời một HS đọc ngữ liệu b SGK/ tr 66
- HS làm việc nhóm đôi và trả lời
- GV hướng dẫn và sửa lại cho đúng
- GV mời HS đọc ba ngữ liệu a, b, c trong SGK/ 66.
- GV hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS đứng lên trả lời đáp án đúng.
- GV mời HS đọc ba ngữ liệu a, b, c trong SGK/ 66.
- GV hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS đứng lên trả lời đáp án đúng.
- GV chiếu một video dài khoảng 2 đến 3 phút về những lỗi thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
- GV mời một HS nêu lên suy nghĩ của mình về đoạn video trên.
- GV mời một HS đọc ghi nhớ trong SGK /67
2. Về từ ngữ
Từ sai
Lỗi sai
Từ đúng
chót lọt
Cấu tạo từ
Chót/ cuối cùng
truyền tụng
Nhầm lẫn từ Hán - Việt và thuần Việt, gần âm, gần nghĩa
truyền đạt, truyền tải
Chết các
Kết hợp từ
Chết do các
Ngữ liệu SGK
Kết hợp từ
được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.
b)
- Câu đúng: 2,3,4
- Câu sai: 1,5
+ Câu 1 “yếu điểm”® “điểm yếu” ( cấu tạo từ)
+ Câu 5 “linh động”® “sinh động” (sử dụng từ không phù hợp)
@ Dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp
a)
- Bỏ từ “Qua” ở đầu câu; Qua tác phẩm “ Tắt đèn”, Ngô.; Qua tác phẩm “Tắt đèn” của NTT, ta thấy..”, ..( không phân rõ thành phần trạng ngữ).
- Thêm từ “ Đó là” ở đầu câu, Qua, Ngô Tất Tố(bỏ từ của);.à không rõ thành phần trạng ngữ.
b)
- Câu đúng: 2,3,4
- Câu sai: 1 (chưa phân biệt được thành phần phụ và thành phần chủ ngữ).
c)
Thúy KiềuVương ngoại. Họ sống hòa thuận, hạnh phúc, êm ấm dưới một mái nhà. Cả hai đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, liễu phải hờn. Còn Thúy Vân có những nét đoan trang, thùy mị. Nói về tài thì Kiều hơn hẳn Vân. Thế nhưng nàng không được hưởng hạnh phúc.
@ Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn được liên kết chặt chẽ tạo nên văn bản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ
a)
- Bỏ từ “ Hoàng hôn” hoặc thay bằng từ “ Buổi chiều” ( nhằm giữa việc sử dụng PCNN nghệ thuật trong PCNN hành chính).
- Bỏ từ “ hết sức là” hoặc thay bằng các từ “rất” hoặc “vô cùng” (nhằm giữa việc sử dụng PCNN sinh hoạt trong PCNN nghệ thuật).
b)
- Từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói
+ Từ xưng hô: “ Bẩm cụ”, “con”.
+ Từ ngữ đưa đẩy, từ khẩu ngữ: “ sinh ra”, “ có dám nói gian”, “ quả”, “ về làng về nước”, “ chẳng làm gì nên ăn”.
+ Thành ngữ: “ trời tru đất diệt”, “ một thước cắm dùi”.
Ø Không vì PCNNHC mang tính chính xác – tường minh, sử dụng từ ngữ toàn dân, không biểu thị sắc thái biểu cảm
@ Nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
4. Củng cố: SGK/ 67
5. Dặn dò: Làm bài tập về nhà: Yêu cầu HS soạn phần tiếp theo của bài học: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (TT)
Ngày soạn: 09/03/2018
Giáo viên hướng dẫn Người soạn
Lê Thị Bích Trân Trần Thị Bích Quyên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Tầm Vu Họ & tên GSh: Trần Thị Bích Quyên
Lớp: 10A4 Mã số SV: B1407183
Môn: Ngữ văn Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn
Tiết thứ: tiết 5 thứ 3 Họ & tên GVHD: Lê Thị Bích Trân
Ngày: 13, tháng 03, năm 2018
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản:
+ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
+Yêu cầu về sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ
+ Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về ngữ âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.
- Thái độ:
+ Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp thảo luận nhóm đôi
- Phương pháp thảo luận nhóm lớn
- Phương pháp trình bày bảng
2. Phương tiện
- SGK, SGV
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước chúng ta vừa tìm hiểu qua phần I về sử dụng đúng theo chuẩn mực của tiếng Việt bao gồm những gì? GV cho một câu bất kì có lỗi sai , yêu cầu HS xác định lỗi sai? HS cho một ví dụ câu bất kì để minh họa về lỗi sai?( không được sử dụng lại ví dụ trong SGK)
Đáp án
- Ngữ âm và chữ viết: Phát âm đúng theo chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả.
- Về từ ngữ: Dùng từ ngữ đúng theo với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm về ngữ pháp câu trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp: Cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, sử dụng dấu câu, từ ngữ liên kết với mục đích làm cho văn bản mạch lạc và thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ: Nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực của từng phong cách.
(Hồ Biều Chánh, Đóa hoa tàn)
- HS cho một câu bất kì có lỗi sai về một trong các chuẩn mực của tiếng Việt và chữa lại cho đúng. ( Khuyến khích điểm cộng )
Ma Trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhớ, hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt cần đảm bảo những yêu cần gì? GV cho một câu bất kì có lỗi sai , yêu cầu HS xác định lỗi sai? HS cho một ví dụ câu bất kì để minh họa về lỗi sai?
Nắm được một kiến thức cơ bản về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
Nắm vững kiến thức và xác định được lỗi sai ở một câu bất kì.
Cho ví dụ về lỗi sai ở từng phần.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5đ
50%
1
2đ
20%
1
3đ
30%
4
10đ
100%
2. Giới thiệu bài mới:
- Tiết trước chúng ta vừa tìm hiểu qua phần I: Về sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục vào phần II: Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Sử dụng từ ngữ trong văn nói và văn viết không đơn thuần là nói và viết sao cho đúng và phù hợp mà bắt buộc chúng ta phải biết vận dụng sao cho thật linh hoạt, hay và đạt hiệu quả cao.
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS
Nội dung lưu bảng
- GV yêu cầu một HS đọc to, rõ phần ngữ liệu 1,2,3 trong SGK/67
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Mời HS lên bảng ghi đáp án
- GV sửa chữa và giải thích
- GV mời HS đọc ghi nhớ trên Power Point do GV soạn sẵn
- GV mời một HS đọc to, rõ tất cả các ngữ liệu 1, 2, 3 và 4 trong SGK/68.
- GV phân chia nhóm cho HS
- GV phát bảng phụ và phân chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm trên bảng phụ
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo cho HS
- GV phát phiếu học tập số 2 cho HS.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- GV nhận xét và sửa chữa.
Bài tập 1:
Các từ “đứng” và “quỳ” được
dùng với nghĩa chuyển, biểu hiện
tư thế con người, theo phép ẩn dụ, biểu hiện nhân cách, phẩm giá.
Bài tập 2:
Cụm từ “Chiếc nôi xanh, cái máy
điều hoà khí hậu” ® mang tính
hình tượng và biểu cảm; dùng vừa
có tính cụ thể, vừa tạo xúc cảm
thẩm mỹ.
Bài tập 3:
Đoạn văn vừa sử dụng phép đối,
phép điệp, nhịp điệu dứt khoát ® tạo âm hưởng hùng hồn, vang dội,
tác động mạnh đến người nghe,
ngườiđọc.
@ Sử dụng tiếng Việt sáng tạo, yển chuyển theo phương thức và quy tắc chung, sử dụng các phép tu từ làm lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Sử dụng tiếng Việt sáng tạo, yển chuyển theo phương thức và quy tắc chung, sử dụng các phép tu từ làm lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
III. Luyện tập
- Bài tập 1: Chọn từ ngữ viết đúng
Bàng hòang Uống rượu
Chất phác Chau chuốt
Bàng quan Nồng nàn
Lãng mạn Hưu trí
Đẹp đẽ Chặt chẽ
- Bài tập 2
Từ lớp: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu, cho nên nó phù hợp với câu văn này. Còn từ hạng phân biệt người theo phẩm chất tốt - xấu, mang nét nghĩa xấu (khi dùng với người), nên không phù hợp với câu văn này.
- Từ phải mang nghĩa “bắt buộc”, “cưỡng bức” nặng nề, không phù hợp với sắc thái nghĩa” nhẹ nhàng, vinh hạnh” của việc “đi gặp các vị cách mạng đàn anh”, còn từ sẽ có nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp hơn. Do đó ở câu này cần dùng từ sẽ.
- Bài tập 3
- Ý của câu đầu (nói về tình yêu nam nữ) và những câu sai (nói về tình cảm khác không nhất quán)
- Quan hệ thay thế ở đại từ họ ở câu 2 và câu 3 không rõ.
- Một số từ ngữ diễn đạt chưa rõ ràng.
Sửa lại như sau:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chon nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
- Bài tập 4
Nguyên nhân câu văn hay về mặt ngữ pháp, tính biểu cảm và hình tượng là nhờ tác giả dùng quán ngữ tình thái, dùng từ miêu tả âm thanh (oa oa) và hình ảnh, dùng hình ảnh ẩn dụ.
- Bài tập 5
HS về nhà làm
3. Củng cố: Ghi nhớ (SGK)
* Hướng dẫn tự học
- Xem lại các bài làm văn của anh (chị), phân tích và sửa các lỗi mắc phải (nếu có) về chữ viết, từ ngữ, câu văn, đoạn văn và cấu tạo cả bài văn.
- Phát hiện và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong một số đoạn văn, thơ hay mà anh (chị) yêu thích.
4. Dặn dò
– Học thuộc lý thuyết
– Làm các bài tập còn lại trong SGK
– Chuẩn bị bài “Hồi trống Cổ Thành” theo hướng dẫn SGK.
Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 09/03/2018
Ngày diệt: Người soạn
Chữ ký:
Trần Thị Bích Quyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 25 Nhung yeu cau ve su dung tieng Viet_12317846.docx