Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 87 Đọc văn: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

 

? Bức tranh thiên nhiên đc vẽ ra với những hình ảnh nào?

GV: Dẫn chứng : thơ xưa đã mượn hình ảnh cánh chim để diễn tả trời chiều.

Thơ bà Huyện Thanh Quan :

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

Thơ Huy Cận : chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Hay “ chim hôm thoi thót về rừng” trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

HCM đã kế thừa thi liệu của thơ ca truyền thống là hình ảnh cánh chim để diễn tả không gian, thời gian lúc trời chiều. Cánh chim trong “chiều tối” là cánh chim mỏi mệt tìm chốn nghỉ, từ đó thể hiện sự tương quan giữa người và cảnh, sự hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên.

 

 

docx10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 87 Đọc văn: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87: Đọc văn CHIỀU TỐI (Mộ) - Hồ Chí Minh – I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Giúp học sinh thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất tình. 2. Kĩ năng. - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình. - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theođặc trưng thể loại. 3. Thái độ. - Tự nhận thức bài học cho bản thân về tấm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống. - Giáo dục cho học sinh về tinh thần lạc quan trong cuộc sống. II. Phương pháp – phương tiện. 1. Phương pháp: - Phân tích, bình giảng, đọc diễn cảm, đặt câu hỏi nêu vấn đề, làm việc nhóm(nếu còn thời gian) 2. Phương tiện: - Giáo viên: Giáo án dạy học, SGK lớp 11(tập 2), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng 11, tranh ảnh, (nếu có)... -Học sinh: + Chuẩn bị bài soạn : Chiều tối - Hồ Chí Minh. + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Tập thơ Nhật kí trong tù) III. Tiến trình giờ học. 1. Ổn định lớp học: (2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) - Một học sinh đứng tại chỗ trả lời những câu hỏi liên quan đến bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” và khoảng 2 câu hỏi đơn giản liên đến bài mới. 3. Bài mới : * Lời vào bài: Mở đầu tập “Nhật kí trong tù”, HCM viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.” Đó chính là những lời tâm sự mộc mạc khiêm nhường của chiến sĩ, thi sĩ HCM trong tập “Ngục trung nhật kí”. Song nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Bắt nguồn từ mạch nước chảy ra đều là nước, bắt nguồn từ mạch máu chảy ra đều là máu”; bắt nguồn từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn thì dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại. Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. (GV ghi đầu bài lên bảng) Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV: HCM là tác giả rất quen thuộc với mỗi chúng ta. ? Những hiểu biết của em về HCM? GV: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Bản thân là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Trong cuộc đời, Người viết văn để phục vụ cách mạng và để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn chương phong phú về thể loại, đặc sắc trong phong cách biểu hiện. GV gọi HS đọc Tiểu dẫn – SGK 41 ? Nêu hoàn cảnh sáng tác tập NKTT? GV: Như vậy, đây là một cuốn nhật kí bằng thơ được Bác làm trong hoàn cảnh lao tù. Bằng sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, cuốn nhật kí đã ghi lại một cách trung thực bộ mặt đen tối của nhà tù TGT, qua đó thể hiện bức chân dung tự hoạ tinh thần của HCM. Chuyển: Trong 134 bài thơ chữ Hán, bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài thơ đặc sắc. Vậy vị trí và hoàn cảnh ra đời của bài thơ như thế nào, chúng ta chuyển sang phần 2. ? Vị trí, cảm hứng sáng tác thi phẩm? Nằm ơ vị trí 31 trong chùm 134 bài thơ trong tập “ Nhật kí trong tù”. Bài thơ được viết và mùa thu năm 1942, lúc Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Chuyển: GV: Khi đọc chúng ta chú ý giọng đọc chậm rãi, bình tĩnh, thoáng chút tươi vui ấm áp ở hai câu cuối và nhấn mạnh chữ “hồng”. GV đọc bài thơ. GV:? Bài thơ chiều tối viết bằng thể thơ nào? GV: Bằng những cảm nhận ban đầu về bài thơ, em nào có cách chia bố cục khác không? Chúng ta sẽ tìm hiểu theo bố cục 2 phần để thấy được sự vận động của mạch thơ và tứ thơ. Ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn ở phần đọc hiểu văn bản. GV: Trước tiên, ta sẽ cùng so sánh, đối chiếu phần nguyên âm với phần dịch thơ. Cô vân mạn mạn”><“Chòm mây trôi nhẹ” Bản dịch chưa chuyển hết ý của nguyên tác_Hiểu theo bản dịch ta thấy được sự chuyển động, ung dung, thanh thản của chòm mây chứ không phải là sự đơn độc của một áng mây đang chậm chậm, lững lờ,ngưng động, mệt mỏi. Bản dịch đã phần nào làm mất đi cái thần thái của nguyên tác. Chúng ta so sánh ở đây không phải để chê hay khen bản nào mà từ sự so sánh này, ta hiểu được rõ hơn nội dung của nguyên tác mà bản dịch thơ chưa lột tả được. Nguyên tác thể hiện rõ và sát với tâm trạng của nhà thơ lúc đó là mệt mỏi, lẻ loi, đang nhích từng bước chậm chạp trên đường đi đày. ? Bức tranh thiên nhiên đc vẽ ra với những hình ảnh nào? GV: Dẫn chứng : thơ xưa đã mượn hình ảnh cánh chim để diễn tả trời chiều. Thơ bà Huyện Thanh Quan : “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” Thơ Huy Cận : chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Hay “ chim hôm thoi thót về rừng” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. HCM đã kế thừa thi liệu của thơ ca truyền thống là hình ảnh cánh chim để diễn tả không gian, thời gian lúc trời chiều. Cánh chim trong “chiều tối” là cánh chim mỏi mệt tìm chốn nghỉ, từ đó thể hiện sự tương quan giữa người và cảnh, sự hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên. GV: Vẫn là những nét chấm phá mang phong vị đường thi, ở câu thơ thứ hai là hình ảnh chòm mây. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ : “ Cô vân độc khứ nhàn “ trong thơ Lí Bạch Hay “ Bạch vân thiên tải không du du “ trong thơ Thôi Hiệu. Sự đồng điệu giữa thiên nhiên với tâm trạng con người. Con người cũng như chòm mây đang không biết về đâu là bến bờ. Thiên nhiên vừa đồng cảm với con người lại vừa tô đậm thêm sự lạc lõng, nỗi cô đơn, mỏi mệt của con người. Tuy nhiên, giữa cảnh gông cùm xiềng xích, con người vẫn có thời gian nhìn ngắm, cảm nhận thiên nhiên, điều đó cho thấy tình yêu đối với thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại. Sự rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất trữ tình. *Vẻ đẹp tâm hồn: - Vẻ đẹp của một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết , nhân hậu ( điều này thể hiện ở chỗ dù đang bị xiềng xích nhưng Bác vẫn ung dung hướng về thiên nhiên. Trong lúc vất vả, Bác vẫn cảm nhận được sự mệt mỏi nơi cánh chim nhỏ bé sau một ngày dài vất vả kiếm ăn.) - Bản lĩnh, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh. ( trong hoàn cảnh giao lao vất vả ấy, Người chưa một lần kêu than mà ngược lai vẫn ung dung tự tại, vẫn hướng về cánh chim hay chòm mây kia để khao khát được tự do, được trở về quê hương.) Chuyển: đến với 2 câu thơ cuối ta thấy điểm nhìn đã có sự dich chuyển. Tác giả đã nhìn từ cao xuống thấp, từ xa tới gần từ btr tn đến btr cs con người. Thiếu nữ >< cô em Ở đây, hình ảnh “ thiếu nữ” mà Bác quan sát được là hình ảnh của người con gái Trung Hoa. Từ “ thiếu nữ “ thể hiện sự trang trọng trong lời nói của Bác. Trái lại, bản dịch lại thay từ “ thiếu nữ “ bằng từ “ cô em “ làm lạc đi phong cách sáng tác của Bác. Đồng thời khiến câu thơ thay đổi sắc thái từ trang trọng sang giễu cợt. GV: Trong nguyên tác, Bác k nói chữ tối mà vẫn gợi đc chiều tối. Nói như GS Lê Trí Viễn: “Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô. Quayquay mãi. Và khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng tức trời tối. Trời tối thì lò rực lên.” Đó chính là cái ý tứ kín đáo hàm súc trong thơ bác. Chuyển : - GV: Bức tranh cuộc sống được miêu tả qua những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau? Ý nghĩa của các biện pháp đó? - HS trả lời. Bút pháp tả thực + điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại bằng chữ “hoàn” gợi vòng quay uyển chuyển, đều đặn, liên tục của cối xay gợi niềm say mê, sự miệt mài cần mẫn lao động đến quên cả thời gian. Nếu trong thơ xưa thiên nhiên là chuẩn mực, thước đo, là trung tâm của cái đẹp thì bây giờ, con người trong lao động là vẻ đẹp trung tâm, là cái thần thái chân dung về vẻ đẹp cuộc sống giản dị đời thường. Chiều đã đi hết điểm cuối cùng của nó đến nhòe dần về đêm, nhường chỗ cho một buổi tối đoàn tụ ấm áp bên “lô dĩ hồng”. - GV: Em cảm nhận được điều gì từ nhãn tự “ hồng” của bài thơ? - HS suy nghĩ trả lời Khi vòng quay vừa dứt thì bếp đã rực hồng, hơi nóng tỏa vào đêm tối, ánh sáng bất chợt bừng lên, bao trùm toàn bộ không gian thời gian của bài thơ, gieo một ấn tượng tin yêu, lạc quan nơi lòng người. - Bố cục của bài thơ cũng chính là bố cục của bức tranh: hai câu đầu làm nền, hai câu sau miêu tả cận cảnh. Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa gần gũi ấm áp. Bầu trời và mặt đất được nén rất chặt trong một diện tích nhỏ nhắn, chỉ vẻn vẹn 4 câu thơ, làm cho bài thơ cực kì cô đọng, hàm súc. - GV: Qua phân tích cảm nhận ở mục II, em hãy trình bày lại một số đặc sắc về NT của bài thơ. - HS chốt lại Bài thơ là sự kết hợp độc đáo giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở thể thơ, hình ảnh thơ, bút pháp viết về thiên nhiên; vẻ đẹp hiện đại chủ yếu thể hiện ở sự vận động của tứ thơ, của tư tưởng con người, từ buồn sang vui, từ tối ra sáng. Tính hiện đại chính là chất thép hòa vào chất trữ tình, là tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường lạc quan của con người. Sự vận động của tự nhiên cũng chính là sự vận động của của tư tưởng, hình tượng thơ HCM: từ tối ra sáng, từ âm u đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người. Cùng với sự vận động của thời gian, sự vận động của mạch thơ, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. - GV gợi ý vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh và chốt lại ý nghĩa văn bản. - HS đọc phần Ghi nhớ. Tìm hiêu chung 1. Tập thơ “Nhật kí trong tù” - Hoàn cảnh ra đời: 8/1942: bị bắt giam vô cớ 8/1942 – 9/1943: sáng tác 134 bài thơ. 2. Bài thơ Chiều tối a. Vị trí: bài số 31 b. Cảm hứng sáng tác: chuyến đường chuyển lao từ Tĩnh Tây – Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. c. Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. d. Bố cục: 2 phần: - Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên. - Hai câu thơ sau: Bức tranh sinh hoạt con người. II. Đọc - hiểu văn bản Bức tranh thiên nhiên - So sánh phiên âm và dịch thơ “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” ( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không) + Cô vân>< chòm mây : đám mây cô độc, lẻ loi >< chòm mây + Mạn mạn>< chuyển động, trôi nhẹ. - Hình ảnh + Cánh chim: mỏi -> thời gian chiều tà. + Chòm mây : lẻ loi, trôi lững lờ -> không gian bao la, rộng lớn, u buồn. - Nghệ thuật + Đề tài, hình ảnh quen thuộc +Bút pháp chấm phá, lấy điểm tả diện. + Tả cảnh ngụ tình Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ + Yêu thiên nhiên-> nhân đạo + Lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh Như vậy hai câu thơ đầu tiên là bức tranh TN đậm phong vị đường thi. Qua đó hiện lên hình ảnh NVTT yêu tn, lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh và có khát vọng tự do. Bức tranh sinh hoạt con người. So sánh phiên âm và dịch thơ + Thiếu nữ - cô em + Thừa chữ “tối” Hình ảnh + Thiếu nữ xóm núi xay ngô àđầy trẻ trung, khoẻ khoắn gợi niềm vui và ấm áp. Nghệ thuật + Điệp liên hoàn “ma bao túc - bao túc ma” : *Vòng quay đều đặn, liên tục; *Sự vận động của con người; *Sự vận động của thời gian; *Sự vận động của mạch thơ, tứ thơ, tư tưởng. Nhãn tự “ hồng “ +Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh chiều + Chiếu sáng hình ảnh con người lao động: khỏe mạnh, bình dị mà tuyệt đẹp. + Màu hồng lạc quan Cách mạng, màu của ấm áp tình người. Tâm hồn thi nhân + Tình yêu, sự gắn bó với cuộc sống, con người; + Ý chí và tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh. Bức tranh cuộc sống giản dị đầy sức sống, mang vẻ đẹp khỏe khoắn của con người lao động. III. Tổng kết - Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: + Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống . + Kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống. - Sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, chất thép và chất trữ tình. IV. Củng cố. Sau khi tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” các em rút ra được bài học gì để có thể áp dụng vào cuộc sống của mỗi chúng ta.. V. Dặn dò. - Các em hãy tìm hiểu câu hỏi số 3(SGK) và trả lời vào giấy. Buổi sau cô sẽ gọi bất kì 10 bạn để chấm điểm. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 23 Chieu toi Mo_12304646.docx
Tài liệu liên quan