I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tố Hữu: (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Các tập thơ nổi bật: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
- Con đường thơ của Tố Hữu luôn song hành với con đường cách mạng nội dung phản ánh CM
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Khuynh hướng trữ tình - chính trị; Cảm hứng lãng mạn kết hợp khuynh hướng sử thi; Giọng thơ tâm tình ngọt ngào.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 91: Đọc văn: Từ ấy - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Tiết PPCT: 91
Ngày soạn: 22/2/2019
Ngày dạy : 30/2/2019
GVHD : cô Vương Thị Hà
GSTT : Nguyễn Thị Hà Trang
Đọc văn:
TỪ ẤY
- Tố Hữu -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm vui lớn. lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
Ghi rõ các năng lực cần hình thành qua bài học như: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ.(Mỗi năng lực cần nói cụ thể hơn nghĩa là cần làm nó như thế nào?)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 – Khởi động
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Cho lớp chơi trò chơi: nhìn hình đoán thơ, đoán tác giả ( Bài thơ Bầm ơi, Lượm – Tố Hữu) ( 3 phút)
* Dẫn vào bài: Tố Hữu không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ mà thơ của ông còn gắn liền với các chặng đường cách mạng. Hòa cùng với không khí của thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ XX, rất nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời thì đã bắt gặp lí tưởng của Đảng. Lí tưởng cách mạng đã thổi bùng trong họ niềm say mê náo nức, đã thay đổi cả quan niệm về lẽ sống, đã cảm hóa sâu sắc tình cảm của con người. Một trong những tên tuổi đầu tiên, một trong những sự bắt gặp đầu tiên đó chính là nhà thơ Tố Hữu - cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với bài thơ Từ ấy là minh chứng tiêu biểu cho điều đang nói. ( 1 phút)
* Cho lớp coi clip bài thơ được phổ nhạc ( 1 phút)
HĐ2 - Hình thành kiến thức
TT1: Tìm hiểu tác giả
- GV: Cho HS đọc phần tiểu dẫn và nêu vài nét hiểu biết về tác giả?
+ HS: Trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
GV diễn giảng:
- Quê: Quảng Điền-Thừa Thiên Huế, vùng quê giàu truyền thống văn hóa.
+ Gia đình và quê hương là môi trường làm nảy nở và nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu
+ Hoàn cảnh thời đại tác động đến cuộc đời và con đường thơ
- 17 tuổi, Tố Hữu giác ngộ cách mạng. Thơ Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Từ ấy
- GV: Yêu cầu HS đọc phần còn lại của phần tiểu dẫn. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ?
- GV diễn giảng: bài thơ là những xúc cảm suy tư sâu sắc khi nhà thơ được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người và đời thơ của Tố Hữu.
GV giảng: Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Bài Từ ấy nằm trong phần Máu lửa. Có ý nghĩa mở đầu cho con đường CM, con đường thi ca của Tố Hữu.
- GV: Cho biết bố cục bài thơ?
TT3: GV hướng dẫn HS đọc - hiểu bài thơ.
- GV hướng dẫn và gọi HS đọc bài thơ: Giọng vui tươi, hào hứng, dứt khoác.
- GV: Nhận xét, đọc mẫu.
- GV: Cho cả lớp thảo luận “ cụm từ Từ ấy có gì đặc biệt?
+ Từ ấy xuất hiện 3 lần, đều nằm ở vị trí quan trọng: mở đầu cho cả bài thơ, là nhan đề của bài thơ, và là nhan đề của cả tập thơ àNhấn mạnh cột mốc đặc biệt quan trọng với cuộc đời của Tố Hữu
TT1: Tìm hiểu khổ thơ
- GV đọc 2 câu thơ đầu
- GV: Từ ấy là thời điểm nào? Thời điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời nhà thơ?
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
- GV: Biện pháp NT nào được sử dụng qua hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí? Và nó có tác dụng gì?
+ HS: Trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
+ nắng hạ: nắng chói chang, nắng cháy bỏng, gay gắt à xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản
+ mặt trời chân lí: là cội nguồn của sự sống, gợi nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ và bất diệt à Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ.
PV: Sử dụng 2 hình ảnh trên thể hiện thái độ gì của nhà thơ đối với lí tưởng của Đảng? qua đó khẳng định điều gì?
- GV: Các động từ bừng, chói có giá trị biểu cảm như thế nào?
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
- GV:
+ Nhịp 2/2/3: Vừa nhấn mạnh, vừa tạo sự bất ngờ.
Từ ấy/ trong tôi/ bừng nắng hạ
- GV diễn giảng: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
- Nhà lý luận Belinsky đã từng nói rằng “Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời” (Belinsky – Nga)
- GV: Đọc câu 3 - 4
- GV: Nhà thơ đã dùng những hình ảnh nào để thể hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lý tưởng cộng sản?
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
- GV: Phân tích nghệ thuật sử dụng ở 2 câu 3 – 4.
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
- Hình ảnh so sánh: Hồn tôi (là khái niệm trừu tượng) được vật chất hóa, cảm nhận bằng các giác quan: “vườn hoa lá” (thị giác), “rất đậm hương” (khứu giác) và “rộn tiếng chim” (thính giác).
PV: Cảm xúc của Tố Hữu như thế nào khi đón nhận lí tưởng cộng sản?
- GV bình: Trong thời đại bấy giờ, thanh niên Việt Nam đang “ băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, hầu hết họ đều chưa tìm thấy con đường cho riêng mình. Tố Hữu cũng đã từng viết: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước. Chọn một dòng hay để nước trôi. Các nhà thơ cùng thế hệ với Tố Hữu như Huy Cận, Xuân Diệu đều chưa tìm thấy đường đi. Vì vậy Tố Hữu vui sướng tột cùng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
PV: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đầu?
HĐ3 – Luyện tập
Khổ thơ đầu nêu lên nội dung gì? Bằng những hình ảnh và biện pháp NT nào?
Bằng việc sử dụng các biện pháp so sánh “ hồn tôi – vườn hoa lá”, ẩn dụ “ nắng hạ, mặt trời chân lí”, các động từ mạnh “ bừng, chói”, đoạn thơ thể hiện niềm vui sướng say mê của Tố Hữu khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
HĐ4 – Vận dụng, mở rộng Về nhà:
HĐ5 – Mở rộng, phát triển ý tưởng
Chuẩn bị câu hỏi 3, 4/sgk/44 cho tiết học tiếp
I. Tìm hiểu chung
Tác giả
- Tố Hữu: (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Các tập thơ nổi bật: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
- Con đường thơ của Tố Hữu luôn song hành với con đường cách mạng ànội dung phản ánh CM
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Khuynh hướng trữ tình - chính trị; Cảm hứng lãng mạn kết hợp khuynh hướng sử thi; Giọng thơ tâm tình ngọt ngào.
2. Tác phẩm: Bài thơ Từ ấy
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác vào tháng 7-1938, khi Tố Hữu được vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương
b. Xuất xứ:
Bài Từ ấy nằm trong phần “Máu lửa”. Rút từ tập thơ cùng tên “Từ ấy”
c. Bố cục : gồm 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
- Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.
II. Đọc - hiểu bài thơ
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
2.1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lý tưởng cách mạng
a. 2 câu đầu: bút pháp tự sự
- Từ ấy :
+ là thời điểm nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng,
+ là mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu
- Hình ảnh ẩn dụ
+ nắng hạ: nắng rực rỡ, chói chang, khác nắng của các mùa còn lại trong năm.
+ mặt trời chân lí: là sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa àĐảng là nguồn sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ cho cuộc đời.
→ Thái độ: thành kính, ân tình
- Những động từ mạnh:
+ bừng: ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột.
+ chói: nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ.
- Ngắt nhịp: 2/2/3
èNhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư duy và tình cảm.
b. 2 câu sau: bút pháp trữ tình lãng mạn
- Hình ảnh so sánh
+ hồn tôi - vườn hoa lá
+ rất đậm hương, rộn tiếng chim.
→Thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới sinh động, tràn đầy sức sống với hương sắc đậm đà của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim.
→ Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩ hơn
èTiểu kết: Bằng việc sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, các động từ mạnh, đoạn thơ thể hiện tình cảm chân thành, trong veo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 24 Tu ay_12540385.doc