Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
- Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
364 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, chung tâm, chiêm hoá....
- xe đạp, quê hương, trung tâm, Chiêm Hoá...
Dùng từ, đặt câu
- Những ngôi nhà đó mọc lên một cách toàn diện.
- Đường làng đã được đổ bê tông hoá giúp bà con đi lại tiện nghi hơn
- Đó là những ngôi nhà trạm xá đó được mọc lên trên mảnh đất Phúc Sơn . Trên mảnh đất cọc cằn một ngôi trường được xây dựng rất đoan trang.
- Những ngôi nhà đó mọc lên một cách toàn diện.
- Đường làng đã được đổ bê tông hoá giúp bà con đi lại thuận tiện hơn
- trạm xá đã được mọc lên trên mảnh đất Phúc Sơn .
- Trên mảnh đất cọc cằn một ngôi trường được xây dựng rất khang trang.
Diễn đạt
Các ngôi Những ngôi nhà mới cũng được xây dựng thay vào đó là những ngôi nhà tranh lụp xụp rách nát.
- Những ngôi nhà không có xe đạp phải đi làm bộ.
- Thay vào những căn nhà tranh lụp xụp là những ngôi nhà xây hai tầng khang trang.
- Một số gia đình không có xe đạp phải đi làm bộ.
- Lỗi viết hoa tuỳ tiện, viết số, viết tắt
3. Củng cố (3')
- GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thường mắc để HS có ý thức sửa.
- Ghi điểm vào sổ.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Xem lại cách làm bài văn tự sự.
- Đọc và soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 65 Văn bản
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
( Hồ Nguyên Trừng)
I. Mục tiêu :
- Phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại..
- Phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại truyện.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể các sự việc chính trong truyện “Mẹ hiện dạy con”.
- Nhận xét về cách dạy con của bà mẹ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả
- HS đọc chú thích *
- GV giảng: Nam Ông mộng lục - Nam Ông là tên hiệu - bút danh của tác giả.
Tập truyện kí được viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở TQ.
HĐ 2: Tìm hiểu chung
- GV đọc mẫu
- HS đọc tiếp
? Truyện có thể phân đoạn ntn? Nêu ND từng đoạn?
- HS: Chia bố cục
HĐ 3: Tìm hiểu văn bản
? Nhân vật thái y lệnh ... được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử?
- HS: Có nghề gia truyền, là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung vua ( Thái y)
? Điều đó cho thấy thầy là người có địa vị cao, là lương y giỏi. Tuy nhiên, người đương thời trọng vọng thầy chủ yếu vì lí do gì? chi tiết nào nói rõ điều đó?
- HS: Trả lời
? Những chi tiết đó nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
GV bình: Chỉ bằng vài lời giới thiệu hết sức ngắn gọn, tác giả đã cho người đọc hiểu hết công đức của bậc lương y. Không một chút nề hà, không nảy may vụ lợi, người thầy thuốc đã dốc toàn tâm toàn ý toàn lực đi cứu người. Cũng bởi công đức ấy mà thầy được muôn người trọng vọng, muôn đời nhớ ơn. Lời giới thiệu khái quát đó cũng là lời dẫn đưa người đọc vào câu chuyện loé sáng nhất về y đức của ông.
? Tấm lòng người thầy thuốc bộc lộ rõ nhất trong một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống nào?
- HS: Phải lựa chọn: chữa bệnh cho dân nghèo hay khám bệnh cho bậc quý nhân theo lệnh nhà vua.
? Thầy thuốc họ Phạm đã quyết định thế nào? vì sao ngài quyết định như thế?
- HS: Trị bệnh cứu người trước vì biết mạng sống của con người này trông cậy vào mình.
? Làm như thế người thầy thuốc sẽ mắc tội gì với vua?
- HS: Tội chết, như lời quan trung sứ nói : “ Phận làm tôi chăng?”
? Em hiểu gì về người thầy thuốc qua câu nói của ông: “ Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu”?
- HS: Bộc lộ nhân cách, bản lĩnh của ông : quyền uy không thắng nổi y đức; đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết, tin ở việc mình làm.
GV bình: Tình huống gay go đặt ra thử thách y đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh. Hành động ấy là minh chứng hùng hồn nhất cho tấm lòng ngay thẳng, sạch trong, hết lòng vì người bệnh của bậc lương y. Không phân biệt sang hèn, bất chấp cả quyền uy của vua chúa hay thậm chí cả tính mạng mình, hành động theo lương tâm người thầy thuốc. Lời nói của ông thể hiện một thái độ vừa mềm mỏng vừa cứng cỏi, vừa có lý, vừa có tình.
? Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc đã dẫn đến kết quả gì?
- HS: Người bệnh được cứu sống, vua gọi là “ bậc lương y chân chính”
? Đọc lại hai câu trong đoạn cuối và suy nghĩ xem vì sao tác giả lại kết thúc truyện như vậy? Cách kết thúc đó( không nói đến nhân vật mà nói đến con cháu của ông) có đề cao được y đức của vị Thái y lệnh không?
GV bình: Cách kết thúc này không chỉ đề cao y đức của thái y họ Phạm mà còn khẳng định quan niệm truyền thống của nhân dân về thuyết nhân quả : ở hiền gặp lành.
? Truyện ca ngợi điều gì?
- HS: Rút ra ý nghĩa
? Y đức này có cần cho người thầy thuốc hôm nay không? Vì sao?
- HS: Rất cần, vì thời nào thầy thuốc giỏi cũng cốt ở tấm lòng. Lương y phải như từ mẫu.
? Nghệ thuật gì đã đem đến cho câu chuyện sự hấp dẫn?
? Hiệu quả giáo dục của câu chuyện rất cao, theo em là do cách viết như thế nào?
- HS: Trả lời
- HS đọc phân ghi nhớ ( SGK)
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập
? Theo em một lương y chân chính phải ntn?
I. TÌM HIỂU CHUNG ( 4’)
* Hồ Nguyên Trừng
- Nam ông mộng lục - Viết trong thời gian sống ở TQ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 3 đoạn
* Mở truyện: từ đầu đến “trọng vọng”
Giới thiệu mấy nét về tên họ, chức vụ công đức của cụ lương y.
* Thân truyện: tiếp đến lòng ta mong mỏi
Diễn biến của câu chuyện qua một tình huống gây cấn thử thách.
* Kết truyện:
Hạnh phúc chân chính lâu dài của gd lương y.
III. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Công đức của bậc lương y :
- Đem hết của cải mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để cứu người.
- Không né tránh dù bệnh tình hiểm nghèo.
- Dựng nhà để chữa trị cho những kẻ khốn cùng, đói khát
=>Có tài trị bệnh, có đức thương người.
2. Hành động của bậc lương y :
- Chữa bệnh cho dân trước -> vào cung khám bệnh theo lệnh vua sau.
- Chọn lựa : tính mạng của người bệnh và tính mạng bản thân à chọn tính mạng người bệnh.
=> Bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức àvừa có tài vừa có tâm.
3. Hạnh phúc của bậc lương y :
- Con cháu làm quan lương y, không để sa sút nghiệp nhà.
à Tài đức của Thái y lệnh họ Phạm sống mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
4. Ý nghĩa của truyện :
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, không chỉ tài chữa bệnh mà quan trọng hơn phải có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh.
* Nghệ thuật:
- Khai thác tình huống mâu thuẫn để làm nổi rõ tính cách nhân vật.
- Truyện dùng hình thức ghi chép người thật và việc thật nên có hiệu quả giáo dục
trực tiếp.
* Ghi nhớ SGK
IV. LUYỆN TẬP ( 3’)
- Lương y chân chính phải vừa có tài năng , phải vừa có y đức.
3. Củng cố ( 3’)
HS đọc phần đọc thêm
Nhắc lại ND chính của truyện
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
Đọc lại truyện, nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Kể lại truyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
- Xem lại kiến thức vè Tiếng Việt đã học -> Giờ sau ôn tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 65 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào văn nói, viết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Bảng phụ.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là cụm ĐT? Cụm ĐT có đặc điểm gì?
- Vẽ mô hình cụm ĐT
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Nội dung ôn tập
? Nêu những kiến thức đã học của phần tiếng việt?
- HS: Trả lời
- GV: Hệ thống = bảng phụ
- GV vẽ sơ đồ câm và yêu cầu HS điền vào sơ đồ câm đó ( Bảng phụ).
Sơ đò cấu tạo từ
Sơ đồ từ mượn
Sơ đồ nghĩa của từ
? Điền nội dung sơ đồ lỗi dùng từ?
- GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ sự phân loại DT - ĐT
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
? Nhận diện từ ghép , từ láy, từ đơn.
? Xếp các từ sau vào dòng cho phù hợp.
? Xác định các cụm TT, cụm ĐT , cụm TT cho các cụm từ sau.
Phát hiện những câu mắc lỗi
I. NỘI DUNG ÔN TẬP ( 20’)
+ Cấu tạo từ TV
+ Nghĩa của từ
+ Từ mượn
+ Chữa lỗi dùng từ
+ Từ loại, cụm từ
1. Vẽ sơ đồ từng phần kiến thức
a. Cấu tạo từ TV.
Từ
Phức
Đơn
Láy
Ghép
Phân loại từ theo nguồn gốc
b. Từ mượn
Thuần Việt
Mượn
Tiếng Hán
Ngôn ngữ khác
Hán-Việt
Gốc Hán
c. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
d. Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ
Lặp từ
Dùng từ không đúng nghĩa
Lẫn lộn từ gần âm
e. Từ loạiTừ loại và cụm từ
LT
ĐT
TT
ST
CT
DT
Cụm TT
Cụm ĐT
Cụm DT
II. BÀI TẬP ( 20’)
Bài 1:
- Từ đơn: những , con , sông, hồ, thầy
- Từ ghép: công nhân, trong trắng, nhân dân
- Từ láy: Xanh xao, đúng đắn
Bài 2
Danh từ: Thủy tinh, gia nhân, chiếu
Động từ: Triệu, ngả, sinh phúc
Tính từ: Lỗi lạc, chỉnh tề, oái oăm
Từ mượn: Thuỷ tinh, gia nhân , chiếu, sinh phúc
Từ láy: oái oăm, lóc cóc, lỗi lạc
Từ ghép: Thuỷ tinh, gia nhân, sinh phúc, chỉnh tề
Bài 3
- Những bàn chân ấy
- Trận mưa rào ( Cụm danh từ)
- Những lo lắng của ông
-Cười như nắc nẻ
-Nói năng nhỏ nhẹ ( Cụm ĐT)
- Chậm như rùa
- Đồng không mông quạnh ( Cụm TT)
- Xanh vỏ đỏ lòng
- xanh xanh thắm
3. Củng cố ( 3’)
- Nhắc lại nội dung đã ôn tập
4. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Vận dụng những đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn gần nhất.
- Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
TiÕt 67-68
KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Đề của PGD)
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 69 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
( Phần văn - Tập làm văn)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Một số truyện dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương .
2. Kĩ năng:
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu; biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoá một truyện cổ dân gian đã học.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, ý thức xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Sưu tầm văn học địa phương.
2. HS: - Sưu tầm văn học địa phương.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: HS tìm hiểu ở nhà
- HS thực hiện các yêu cầu GV cho trước ở nhà.
HĐ 2: Hoạt động trên lớp
- HS trong nhóm trao đổi , kiểm tra phần đã chuẩn bị của nhau .
-> 1-2 HS trong nhóm trình bày các HS khác lắng nghe nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày
? Nêu các hình thức sinh hoạt văn hóa
dân gian.
- HS tự giới thiệu trò chơi dân gian.
* Yêu cầu HS có thể hát một bài hát
* Đọc thơ của hội người cao tuổi
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
- GV khái quát tầm quan trọng, vị trí vai trò của văn hoá địa phương.
I. HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU Ở NHÀ
- Liệt kê thể loại truyện dân gian đã học.
- Tìm hiểu sưu tầm ở địa phương có thể loại VHDG nào?
- Nêu những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian ở địa phương, bài hát truyền thống xã, huyện.
- Tập kể truyện hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em biết.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Trao đổi nhóm
2. Trình bày trước lớp
* Hình thức sinh hoạt VHDG.
- Chọi gà, ô quan, đấu vật , chơi cờ người.
- Giới thiệu một trò chơi dân gian, chọi trâu ở địa phương, chơi pam, đi cà khoeo...
- Giới thiệu một số tiết mục văn hoá địa phương.
+ Những bài hát: Then, cọi
+ Đọc thơ Hội người cao tuổi xã .
III. TỔNG KẾT
3. Củng cố ( 3’)
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của HS.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
- Tiếp tục sưu tầm văn học địa phương ( xã, huyện).
- Viết bài giới thiệu về một trò chơi dân gian của địa phương.
- Chuẩn bị hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 70+ 71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN - THI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động Ngữ Văn.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện HS thói quen yêu văn –TV, thích làm thơ văn, kể chuyện.
- Rèn khả năng đứng phát biểu, trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng sự say mê, yêu thích bộ môn Ngữ văn.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Có thể định hướng cho HS một số truyện.
2. HS: - Sưu tầm, chuẩn bị truyện và tập kể.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV giới thiệu tiết hoạt động Ngữ Văn thi kể chuyện
- GV thông qua nội dung, yêu cầu và thể lệ cuộc thi
-Chọn ra người dẫn chương trình, một ban giám khảo để các em tập chấm điểm dưới sự hướng dẫn của GV
Hoạt động 2: Tiến hành thi kể truyện
- Người dẫn chương trình nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
- Cho HS kể trong nhóm tổ . Mỗi tổ chọn đại diện HS kể trước lớp.
- Xen kẽ kể chuyện là các tiết mục hát đọc thơ
- Sau mỗi câu chuyện kể là có lời nhận xét đánh giá ghi điểm của BGK và của GV
- GV nhận xét uốn nắn những hạn chế của HS
Hoạt động 3 Tổng kết tuyên dương và thưởng cho các em đạt vị thứ: nhất,nhì,ba
I. CHUẨN BỊ KỂ CHUYỆN
1. Nội dung:
Kể một chuyện mà em tâm đắc nhất thuộc bất cứ thể loại nào của VHDG ( truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, hoặc truyện cười)
2.Yêu cầu
- Kể chứ không phải học thuộc lòng, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng lúc,
- Biết kể diễn cảm có ngữ điệu
- Khi kể phải phát âm đúng
- Tư thế kể phải đường hoàng , tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người , tiếng nói đủ nghe.
- Biết mở đầu khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể
II/ TIẾN HÀNH THI KỂ CHUYỆN
III. TỔNG KẾT
3. Củng cố ( 3’)
GV nhận xét, động viên HS
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
- Sưu tầm một số truyện ở địa phương.
- Kể chuyện trước người thân.
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì I.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về môn Ngữ văn kì I.
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: - Chấm, chữa bài .
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học:
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( Không )
2. Các hoạt động dạy - học:
* Giới thiệu bài ( 1' ):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 (10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án:
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
- HS trả lời phương án lựa chọn
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em xác định sai ?
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
- HS đọc đề bài phần trắc nghiệm tự luận
- GV ghi lại câu hỏi 1,2
- GV nêu đáp án câu 1,2
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Bài làm của em đã nêu được các ý như đáp án chưa ?
HĐ2 (9' ): GV nhận xét bài làm của học sinh:
* Ưu điểm:
- Một số bài làm nắm chắc kiến thức, trình bày đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học( Tùng, Hè, Chi, Nguyệt...)
* Nhược điểm:
- Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi.
- Nhiều bài phần tự luận sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
- Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết.
( Quang, Võ, Nguyên, Hìn, Hiệu...)
HĐ3 ( 20'): GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết
GV trả bài
HS chữa lỗi trong bài viết của mình
HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp
GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh.
- GV: Cho đọc một số bài làm khá.
I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, XÂY DỰNG ĐÁP ÁN:
1. Trắc nghiệm khách quan:
Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
d
b
a
Câu 5: ( 1) nước ta, ( 2) chăn nuôi, (3) bánh chưng, (4) bánh giầy.
Câu 6: 1 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - a.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: 2điểm: HS nêu được:
- Cây đàn thần kì:
+ Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân ta
+ Tinh thần yêu chuộng hoà bình
- Niêu cơm thần kì:
+ Tài năng của Thạch Sanh
+ Tinh thần nhân đạo của nhân dân ta.
Câu 2: 5 điểm
- Các yếu tố lịch sử trong truyền thuyết:
+ Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận
+ Tên địa danh: Lam Sơn, Hồ Tả Vọng, Hồ Gươm.
+ Thời kì lịch sử: Khởi nghĩa chống giặc Minh đầu thế kỉ XV.
- Lí giải: Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, cứu nước, giải phóng nhân dân, giải phóng đất nước.
II/ NHẬN XÉT:
III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI:
Sai
Sửa lại
Lỗi diễn đạt
Thể hiện sự ao ước hoà bình cho đất nước ta.
Thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta.
Lỗi chính tả
ý nghuyện,
làm song,
đánh dặc, lam sơn, sâm lược...
ý nguyện,làm xong, đánh giặc, Lam Sơn, xâm lược
Lỗi dùng từ
-Vào thời giặc Minh cai quản nước ta.
-Nhờ có gươm thần nghĩa quân tăng nhanh trong tay Lê Lợi.
Vào thời giặc Minh cai trị nước ta..
Nhờ có gươm thần mà nhuệ khí nghĩa quân ngày càng mạnh...
Lỗi viết số,viết tắt
1,2, ko,nc..
một, hai,không,
nước..
3. Củng cố ( 3’ ):
- GV khắc sâu cách trình bày một nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà ( 2' ):
- Ôn lại kiến thức ngữ văn đã học ở kì I
- Chuẩn bị sách vở cho học kì II.
- Đọc và soạn bài Bài học đường đời đầu
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Phân tích nhân vật .
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
- Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- HS: Đọc chú thích SGK
? Em hiểu gì về Tô Hoài ?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ?
- HS: Trả lời
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Thể loại văn chủ yếu của tác phẩm này là gì?
- HS: Thảo luận -> Trả lời:
Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 : + Dế Mèn tự tả chân dung mình
+ Trình tự tả: Chân dung tĩnh: tả hình dáng.
Chân dung động: hoạt động, thói quen
- Đoạn 2 : Trêu chị Cốc
Dế Mèn hối hận
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dé Mèn?
- HS: Trả lời
? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
- HS: trả lời
GV: Thảo luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
- HS: Thảo luận theo bàn ( 5p):
* Nét đẹp trong hình dáng : Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động Đẹp trong tính nết : yêu đời tự tin.
* Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn : Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu
GV tiểu kết : Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật ,bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời.
- HS: Đọc phân vai
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: SGK
3. Đọc và tìm hiểu chú thích
4. Bố cục, thể loại
a. Bố cục: 2 phần
b. Thể loại: là kí nhưng thực chất là truyện, tiểu thuyết đồng thoại
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn :
* Ngoại hình:
+ Càng : mẫm bóng
+ Vuốt : Cứng, nhọn hoắt
+ Cánh - áo dài chấm đuôi
+ Đầu to : Nổi từng tảng
+ Răng : Đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu : Dài, uốn cong
* Hành động :
+ Đạp phanh phách
+ Nhai ngoàm ngoạp
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu.
+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm
+ Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó
-> Sử dụng nhiều động từ, tính từ->Tạo nên sự khoẻ mạnh cường tráng của Dế Mèn.
* Tính cách:
- Yêu đời, tự tin
- Kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu.
* Luyện tập
3. Củng cố
- GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Học thuộc nội dung đã tìm hiểu để nắm được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
- Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên
- GV: Sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- HS: Đọc đoạn “ Tính tôi hay nghịch ranh...đầu tiên”
? Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?
- HS: Trả lời
? Việc làm đó của Dế Mèn dẫn đến kết quả gì?
- HS: Trả lời
? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? Ý nghĩa của bài học này?
- HS: Trả lời
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc?
- HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn tổng kết
? Nội dung của truyện là gì?
- HS: Trả lời
? Hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài?
- HS: trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ
? Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dến Mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của Dế Mèn?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
2. Bài học đường đời đầu tiên
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- Quắc mắt với Choắt
- Mắng Choắt
- Cất giọng véo von trêu chị Cốc
-> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi
- Chui tọt vào hang
- Núp tận đáy hang, nằm im thin thít
- Mon men bò lên
-> Hoảng sợ, hèn nhát
* Kết quả:
- Choắt chết
-> Dế Mèn hối hận, chôn cất Choắt
=> Rút ra bài học đường đời đầu tiên
III. TỔNG KẾT
1, Nội dung:
- Vẻ đẹp của Dế Mèn.
- Sự ân hận của Dế Mèn và bài học ghi nhớ.
2, Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả loài vật.
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Ngôn ngữ chính xác
- Thể loại truyện đồng thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
* Ghi nhớ : sgk (11).
IV. LUYỆN TẬP
3. Củng cố
- Cho đọc phân vai
- GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Cảm nhận của em về tâm trạng của Dế mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt.
- Đọc và nghiên cứu bài: Phó từ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 75 PHÓ TỪ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Khái niệm Phó từ
+ Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
- Các loại Phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản .
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12520346.doc