3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: I – li – a Ê – ren – bua là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, ông còn là một nhà báo lỗi lạc trong đại chiến thế giới thứ hai. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và CN anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời của nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần không mệt mỏi. Văn bản “Lòng yêu nước” mà chúng ta học hôm nay được trích từ bài “Thử lửa” viết T6/1942 trong thời khắc gay go quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ Quốc Xô Viết của nhân dân các dân tộc Liên Xô. Bài được đưa vào bút kí – tùy bút “Thời gian ủng hộ chúng ta” Thép Mới dịch ra Tiếng Việt năm 1954
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 111: Hướng dẫn đọc thêm Văn bản: Lòng yêu nước I.Ê – ren - Bua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 NS: 8.3.15
Tiết 111 ND:
Bài 27: Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: LÒNG YÊU NƯỚC
I.Ê – ren - bua
{
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức
- Lòng yệu nước bắt nguồn từ long yêu những gì gần gũi, than thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
2/ Kĩ năng
Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: Giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Đọc – hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm.
Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.
3/ Thái độ: Thêm yêu quê hương đất nước mình.
II/ Chuẩn bị:
GV:
Phương pháp:Đọc, phân tích, thảo luận, bình giảng
Phương tiện:SGK, Tranh ảnh, bảng phụ
HS: SGK, tập ghi, tập soạn
III/ Tiến trình lên lớp
Ổn định
Bài cũ:
? Vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc VN ?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì ?
Bài mới:
*Giới thiệu bài: I – li – a Ê – ren – bua là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, ông còn là một nhà báo lỗi lạc trong đại chiến thế giới thứ hai. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và CN anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời của nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần không mệt mỏi. Văn bản “Lòng yêu nước” mà chúng ta học hôm nay được trích từ bài “Thử lửa” viết T6/1942 trong thời khắc gay go quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ Quốc Xô Viết của nhân dân các dân tộc Liên Xô. Bài được đưa vào bút kí – tùy bút “Thời gian ủng hộ chúng ta” Thép Mới dịch ra Tiếng Việt năm 1954
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bổ sung
- GV hướng dẫn đọc: bài có nhiều h/ảnh đẹp giàu cảm xúc, lời văn dịch ra cũng rất đạt khi đọc cố gắng làm nổi bật những h/ảnh đẹp, giọng trữ tình vừa tha thiết vừa sôi nổi, đọc đúng những từ phiên âm địa danh ?
? Qua phần CBị ở nhà em hãy nêu những nét chính về tác giả I – li – a Ê – ren – bua
? Văn bản được trích từ đâu ? Sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Đây là TKì khó khăn nhất trong cuộc c/tr vệ quốc của nd Liên Xô chống phát xít Đức xlược (1941 - 1945).
- Yêu cầu HS đánh dấu học trong SGK /107
? Văn bản được viết theo thể loại nào ?
+ Thể kí ghi lại 1 cách tự do theo cảm hứng, kết hợp với việc p/ánh hiện thực khách quan.
+ Chính luận: thể văn pt và bình luận những sự việc chính trị và XH.
(Ở đây có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình)
- Gọi HS đọc lại từ đầu -> lòng yêu TQ, tìm câu văn mở đầu và câu văn kết đoạn
+ Nêu ý chính của đoạn.
- Gọi HS đọc đoạn còn lại, nêu ý chính của đoạn.
- Gọi HS đọc phần 1, nhắc lại ý chính phần 1.
? Mở đầu vb là câu văn kq’ về lòng yêu nước, hãy đọc lại câu văn đó ?
? Tại sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường đó ?
(~ vật đó do đâu mà có, nó gắn bó với con người ntn ?)
+ Những vật đó là biểu hiện của sự sống đất nước, do chính con người tạo ra, chúng đem lại niềm vui hạnh phúc cho sự sống con người)
? Theo em câu văn kq’ về lòng yêu nước có trừu tượng khó hiểu không ? Vì sao ?
+ Không vì nó kq’ đúng q.luật t/c’ của con người đó là t/y cái gần gũi, thân thuộc hằng ngày quanh ta có thể cảm giác được vì thế mà câu văn không trừu tượng mà thấm thía, dễ hiểu.
- GV đọc đoạn từ “Chiến tranh cho đến ngày mai ”
? Tình yêu ~ vật gần gũi, thân thuộc của người dân Xô Viết được biểu hiện cụ thể trong hoàn cảnh nào ?
? Lòng yêu nhà, yêu quê hay nói rộng ra là biểu hiện của t/c’ gì ?
? Em có nhận xét gì về cách chọn lọc và miêu tả ~ vẻ đẹp đó ?
(Đó là ~ vẻ đẹp tiêu biểu thân thuộc gần gũi với người dân từng vùng không ?) Trong cuộc đấu tranh vệ quốc gay go quyết liệt giữa ~ khoảng khắc, tiếng sung mỗi người lính Xô Viết lại nhớ về h/ảnh đẹp đẽ, thanh tú của mình.
- Tác giả đưa ra 5 dẫn chứng về lòng yêu nước của nhân dân 5 vùng miền khác nhau trên đất nước LX rộng lớn.
- Mỗi h/ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi bật được vẻ đẹp riêng biệt ở mỗi vùng, tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến tự hào của mọi con người Xô Viết từ TN (rừng cây, sông núi, khí hậu) đến hương vị (rượu vang, vị mát nước đóng băng..), công trình kiến trúc (tháp cổ ở Kren li) xây dựng từ TK XIX, văn hóa lịch sửở tất cả mọi lĩnh vực
- Gọi HS đọc lại câu văn kết đoạn ?
? Câu văn này cho em hiểu điều gì ?
+ Lòng yêu nước thiêng liêng to lớn được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê bình thường, giản dị.
+ Đây chính là 1 chân lí, 1 quy luật chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn – Ga.
? Em có nhận xét gì về trình tự lập luận trong đoạn văn ?
? Phải là người ntn, tg’ mới cảm nhận được 1 cách sâu sắc vẻ đẹp tiêu biểu của mỗi vùng khác nhau trên đất nước LX như vậy ? Thông qua nỗi nhớ của mỗi con người ở mỗi vùng quê em hiểu được tình cảm của tg’ đ/v đất nước ntn ?
+ Am hiểu và có tc’ sâu sắc đ/v các miền đất nước của ông. Diễn tả lòng yêu nước của ~ con người Xô Viết tg’ như đang bày tỏ lòng yêu nước của chính mình.
-> Sự miêu tả + chặt chẽ với sự biểu hiện tc’, tâm hồn bồi hồi của tg’ trên từng câu chữ.
- Gọi HS đọc phần 2 - nhắc lại ý chính của đoạn.
? Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào ? Lời văn nào cho em biết điều đó ?
? Tại sao khi “kẻ thù giơ tay khả ô” động đến TQ thì ta mới hiểu lòng yêu nước của mình lớn lao đến dường nào ?
? Câu “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” có ý nghĩa ntn đ/v nh/dân LX (cũ)?
+ Lòng yêu nước vốn là tc’ thiêng liêng trong mỗi con người chân chính. Tuy nhiên nó sẽ chứng tỏ sức mãnh liệt trước nguy cơ (mất nước, mất quê, mất xóm) nếu cần sẵn sang đổ máu hi sinh để giữ lấy.
- Dẫn chứng: sự hi sinh oanh liệt của 5 chiến sĩ hải quân trong trận chiến ác liệt bảo vệ Yêbát – xtơ – pôn, họ đã ôm lấy nhau gửi lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người lăn ra cản xe tăng địch. Họ sẵn sàng hi sinh sự sống cho đất nước dân tộc -> Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử.
-> Lòng yêu nước là một giá trị tinh thần mạnh mẽ, mãnh liệt có thể nhìn thấy được.
? Theo em lòng yêu nước của ~ người dân Xô Viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta ?
+ Người VN chúng ta cũng sẵn có lòng yêu nước yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
. Anh đi anh nhớ quê nhà
. Nhớ con sông quê hương.
+ Lòng yêu nước của nhân dân ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh như HCM đã nói: “Mỗi khi TQ bị xâm lăngbán nước” Lòng yêu nước đã biến thành CN anh hung CM đánh cho TD Pháp đại bại ở chiến dịch ĐB phủ 1954, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào giành lại non sông, thống nhất TQ vào mùa xuân 1975 lịch sử.
? Em cảm nhận được ~ điều quý giá nào về lòng yêu nước từ văn bản của tác giả I – li – a Ê – ren – bua ?
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu ~ gì bình thường nhất: yêu nhà, xóm, quê.
+ Lòng yêu nước trở nên thử thách mãnh liệt trong thử thách c.tranh.
+ Là 1 bài báo nhưng văn bản này xúc động cho người đọc vì cách diễn đạt mang tính nghệ thuật, em hãy chỉ ra điều đó.
+ Lời văn giàu h/ảnh, thấm đượm cảm xúc suy tư chân thành của tg’ về lòng yêu nước.
I/Tìm hiểu chung:
Đọc
Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: I – li – a Ê – ren – bua (1891 - 1962) là nhà văn, nhà báo lỗi lạc nổi tiếng của nước Nga
b. Văn bản
Trích từ bài báo “Thử lửa” viết vào cuối T6/1942
c. Thể loại: Tùy bút, chính luận
3/ Bố cục: 2 phần
- Từ đầu -> lòng yêu TQ: ngọn nguồn của lòng yêu nước.
- Còn lại.
II/ Đọc - Hiểu văn bản
1/ Nội dung
a/. Ngọn nguồn của lòng yêu nước.
- Ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: cái cây trước nhà, cái phố nhỏ đổ ra bờ sông
- Biểu hiện cụ thể trong cuộc chiến đấu bảo vệ TQ.
+ Người vùng Bắc, người xứ U – raina, Gru – di –a, Lênin – Grat, Mác – xcơ – va.
- Nhớ hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình.
-> Khái niệm sâu sắc, thân thuộc, thấm đượm tình cảm.
- Câu kết đoạn: “Dòng suốiTQ” nêu lên 1 chân lí vĩ đại nhưng giản dị, dễ hiểu.
- Trình tự lập luận:
+ Nhận định khái quát: câu đầu (Tổng)
+ Mở rộng chứng minh (biểu hiện của lòng yêu nước trong hoàn cảnh cụ thể) (Phân)
+ Nâng cao thành 1 chân lí về lòng yêu nước (hợp)
b. Sức mạnh của lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước được phát huy hết sức mạnh trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn.
-> Lòng yêu nước là 1 giá trị vô giá.
2/ Nghệ thuật
- Kết hợp chính luận với trữ tình.
- Kết hợp sự miêu tả tinh tế, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.
- Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của long yêu nước.
3/ Ý nghĩa văn bản
Lòng yêu nước bắt nguồn từ long yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà , xóm phố, quê hương. Long yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I- li – a Ê- ren- bua truyền tới.
III.Tổng kết-ghi nhớ: (sgk)
Củng cố:
Em cảm nhận được điều cao quý nào về lòng yêu nước của tác giả I – li – a Ê – ren – bua qua văn bản “Lòng yêu nước”
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu ở quê hương hoặc địa phương em đang ở thì em sẽ nói những gì ?
Dặn dò:
- Học nd, ghi nhớ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Soạn bài: Câu TT đơn có từ “là”
+ Đọc, tìm hiểu kĩ yêu cầu phần I, II
- Học bài: “Câu TT đơn”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 111.docx