Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 41: Danh từ (tiếp theo)

I. Danh từ chung và danh từ riêng.

 Dt chung là tên gọi một loại sự vật.

  Dt riêng là tên riêng của từng người,từng vật,từng địa phương.

* Cách viết danh từ riêng:

- Tên người và địa lý VN: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng

- Tên người và địa lý VN Hồ Chí Minh, Hồ Gươm

Tên người, tên địalí nước ngoài:

 + Chưa Việt hóa: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó,nếu 1 bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.

VD:Mat-xcơ-va,Vích-to-Huy- go

 + Được Việt hoa:Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.

- Tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

VD:Quân đội Nhân dân Việt Nam

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 41: Danh từ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 – TIẾT 41 NGÀY SOẠN:14.10.14 NGÀY DẠY : DANH TỪ (Tiếp theo) I .Mức độ cần đạt. 1.Kiến thức. -Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật:danh từ chung và danh từ riêng . -Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2.Kĩ năng. - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. -Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. - Ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng. 3 .Thái độ. - Cách viêt hoa danh từ riêng. II. Chuẩn bị: - Phương pháp : Đàm thoại , thảo luận, sinh hoạt nhóm. - Phương tiện: giáo án, sgk, bảng phụ. III. Lên lớp : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Nêu đặc điểm của danh từ? Cho ví dụ. - Danh từ được chia làm mấy loại lớn? Cho ví dụ. 3. Bài mới: GV dẫn vào bài ? Danh từ chỉ sự vật được chia ra mấy loại? kể tên. HS: hai loại Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục được thực hành về để khắc sâu hơn kiến thức. Hoạt động thầy – trò Nội dung Bổ sung GV cho Hs nhắc lại ? Vậy trong danh từ chỉ sự vật được chia làm mấy loại? ? Em hiểu thế nào là danh từ chung và danh từ riêng? ? Các DT riêng được viết ntn? - Viết hoa. ? Những DT riêng trong bảng VD biểu thị ý nghĩa gì? - Tên người và tên địa lý VN ? Được viết ntn? HS lấy thêm vd. - VD: Kiên Giang, Hà Tiên, Rạch Giá. - GV ra vd – hs nhận xét cách viết. - Hoặc yêu cầu hs tìm và viết. Mao Trạch Đông, Trung Quốc, Ăng-tê, In-đô-nê-xi-a. - GV ra vd – hs nhận xét cách viết – mỗi bộ phận + Đảng Cộng sản Vệt Nam. + Phòng Giáo dục và Đào tạo. + Huy chương Kháng chiến Hạng nhất. + Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. + Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. ? DT chỉ sự vật được chia làm mấy loại? Cách viết dt riêng ntn? - HS đọc ghi nhớ. -HS đặt câu: Nói lên tình yêu với TR địa phương. 4. Củng cố: - HS điền vào bảng Dt chung và DT riêng. GV:treo bảng phụ gọi hs lên bảng làm. GV:yêu cầu hs đọc bài tập 2. HS thảo luận trả lời cử đại diễn lên trả lời. ?Các từ in đậm có phải là danh từ riêng không?Vì sao? . GV: tổ chức trò chơi . Chia lớp làm hai đội-Đội nào tìm nhanh đúng đội đó thắng. GV theo dõi bổ sung chấm điểm cho hai đội. Tuyên dương đội thắng. - HS tìm nhanh các DT riêng viết sai. ?Gv cho hs viết chính tả. - GV đọc 1 hs lên bảng viết. Lớp viết vào tập I. Danh từ chung và danh từ riêng. " Dt chung là tên gọi một loại sự vật. " Dt riêng là tên riêng của từng người,từng vật,từng địa phương. * Cách viết danh từ riêng: - Tên người và địa lý VN: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng Tên người và địa lý VN Hồ Chí Minh, Hồ Gươm Tên người, tên địalí nước ngoài: + Chưa Việt hóa: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó,nếu 1 bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối. VD:Mat-xcơ-va,Vích-to-Huy- go + Được Việt hoa:Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - Tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. VD:Quân đội Nhân dân Việt Nam * Ghi nhớ: Sgk/ 109 II. Luyện tập. Bài tập 1. Tìm DT chung và DT riêng. - DT chung: Ngày xưa, miền đất, bây giờ, thần, rồng, con trai, tên. - DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Lạc Long Quân, Long Nữ. Bài tập 2. Các từ in đậm có phải DT riêng không ? Vì sao? a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi: Là dt riêng.(vốn là dt chung) Vì trong văn cảnh này đã được nhân hóa trở thành những nhân vật có tên gọi riêng. Không phải dùng để gọi chung một loại sự vật. b. Út: Tên người vố là dt chung . Nhưng trong văn cảnh này được dùng làm tên gọi riêng cho một người c. Cháy: Tên làng (vốn là động từ) trong văn cảnh này được dùng làm dt riêng. Bài tập 3. Ai đi Nam Bộ Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô Thành Phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp Việt Bắc, miền Nam, mồ ma giặc Pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam-Ngãi, Bình-Phú, Khánh-Hòa Ai vô Phan Rang, Phan Thiết Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột Miền Trung Ai về với quê hương tha thiết Sông Hương , bến Hải , Cửa Tùng Ai vô đó với đồng bào đồng chí Nói với nữa – Việt Nam yêu quý Rằng: Nước ta là của chúng ta Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa! Bài tập 4. Viết chính tả. - GV củng cố bằng sơ đồ câm về danh từ. Danh từ DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật ĐV tự nhiên ĐV quy ước DT chung DT riêng Chính xác Ước chừng 5. Dặn dò: -Đặt câu có sử dụng dt riêng và dt chung. -Luyện cách viết danh từ riêng. - Học bài và làm hoàn tất các bài tập. - Xem lại các văn bản đã học, học thuộc định nghĩa truyền thuyết và cổ tích. - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 thể loại. - GV nhận xét tiết học. V. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxt41.docx
Tài liệu liên quan