I Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.”
* Tóm tắt:
* Những chi tiết tưởng tượng:
- Các bộ phận của cơ thể người thành những nhân vật riêng biệt, có tên gọi riêng, có nhà riêng.
- Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng.
* Chi tiết dựa trên sự thật.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể, là một thể thống nhất.
Mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể cộng đồng.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 – TIẾT 53
NGÀY SOẠN: 10.11.14. KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
NGÀY DẠY :...........
I. Mức độ cần đạt:
Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
-Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2 .Kĩ năng:
-Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản
3.Thái độ: Biết cách kể một câu chuyện bằng sự tưởng tượng của bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Phương pháp : Đàm thoại, thảo luận, sinh hoạt nhóm.
+ Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
- HS: sgk, tập ghi, tập soạn,...
III. Lên lớp :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
GV dẫn vào bài: Kể chuyện tưởng tượng không phải là sao chép,kể lại chuyện có sẵn trong sách (như kể lại một câu chuyện cổ tích) hay trong đời sống (tường thuật một việc có thật), mà phải dùng trí tưởng tượng để kể một việc tự mình sáng tạo ra. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Bổ sung
- HS tóm tắt lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- HS khác nhận xét – GV nhận xét bổ sung.
? Trong VB này người ta tưởng tượng những gì?
? Chi tiết nào dựa vào sự thật?
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- GV nhấn mạnh tưởng tượng trong văn tự sự . Thể hiện một chủ đề.
- HS đọc truyện.
? Tìm chi tiết tưởng tượng?
? Chi tiết nào dựa trên cơ sở thật?
? Tưởng tượng nhằm mục đích gì?
" Tưởng tượng trong văn tự sự có vai trò quan trọng – xuyên suốt toàn truyện, thường sử dụng nghệ thuật nhân hóa.
? Vậy em hiếu thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
? Tưởng tượng có phải là tùy tiện không? Vì sao? Tưởng tượng có vai trò gì trong văn tự sự?
_ Tưởng tượng không được tùy tiện, mà dựa vào lo-gics tự nhiên. Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề) tức là khẳng định cái lô-gic tự nhiên không thể thay đổi được.
?Cách xây dựng câu chuyện tưởng tượng?
- 2 hs đọc ghi nhớ.
4. Củng cố:
- HS đọc truyện :
“GIẤC MƠ TRÒ TRUYỆN VỚI LANG LIÊU”
? Tìm chi tiết có thật và tưởng tượng?
- HS đọc đề 1.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
?Cho hs lập dàn ý.
?Nêu nhiệm vụ của phần MB?
?Diễn biến phần tb?
?Kết bài cần nêu vấn đề gì?
I Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.”
* Tóm tắt:
* Những chi tiết tưởng tượng:
- Các bộ phận của cơ thể người thành những nhân vật riêng biệt, có tên gọi riêng, có nhà riêng.
- Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng.
* Chi tiết dựa trên sự thật.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể, là một thể thống nhất.
" Mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể cộng đồng.
2. Truyện: “ SÁU CON GIA SÚC SO BÌ CÔNG LAO”
* Chi tiết tưởng tượng:
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Sáu con gia súc kể công, kể khổ.
* Chi tiết dựa trên sự thật:
- Cuộc sống, công việc, đặc điểm của mỗi giống vật.
" Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì với nhau.
-Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng,không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
-Vai trò của tưởng tượng trong tự sự:tưởng tượng càng lô- gic , tự nhiên ,phong phú thì sự sang tạo càng cao.
-Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng:dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật,sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn,thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
3. Ghi nhớ:Sgk/133
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Chi tiết tựơng tượng: Cuộc gặp gỡ với Lang Liêu.
- Chi tiết có thật: Nhân vật kể chuyện đêm 29 tết canh bánh chưng.
Bài tập 2: Lập dàn bài cho đề 1.
* MB:
- Trận lũ khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Thủy Tinh - Sơn Tinh lại đại chiến với nhau Trên chiến trường mới.
* TB:
- Cảnh Thủy Tinh tấn công với vũ khí cũ , nhưng mạnh gấp bội
- Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt:
+ Huy động sức mạnh tổng lực: Đất đá, xe ben, xe ka-ma, tàu hỏa, trực thăng, thuyền ca nô, xe lội nước, bê tông đúc sẵn
+ Phương tiện giao thông hiện đại: Vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời.
+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân.
+ Cảnh cả nước khuyên góp , ửng hộ đồng bào lũ lụt.
+ Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* KB:
- Thủy Tinh một lần nữa lại thua chàng Sơn Tinh của cuối thế kỉ XX.
Bài tập 3:
- Phân biệt kể chuyện tưởng tượng với kể chuyện đời thường:
+ Kể chuyện tưởng tượng: Nhân vật chủ yếu bằng tưởng tượng, nhân hóa của người kể. Tưởng tượng nhưng phải dựa trên cơ sở thực tế, thể hiện một mục đích ý nghĩa nhất định.
+ Kể chuyện: Nhân vật, sự việc có thật , người kể có quyển tưởng tượng hư cấu nhưng không làm thay đổi cái đời thường ấy.
5. Dặn dò:
Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Học bài và lập dàn bài của các đề còn lại.
- Soạn ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN.
+ Đọc lại các văn bản đã học, định nghĩa 4 thể loại.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Lập thống kê các thể loại.
- GV nhận xét tiết học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 53.doc