Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 55: Ôn tập truyện dân gian

 B: ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC THỂ LOẠI.

* Truyền thuyết và cổ tích.

 - Giống nhau: + Đều có chi tiết tưởng tượng hoang đường , kì ảo.

 + Sự ra đời kì lạ của các nhân vật.

 + Nhân vật chính có tài năng phi thường.

 - Khác nhau

 Truyền thuyết.

 + Kể về nhân vật, sự kiện lịch sử. Thể hiện cách đánh giá của nhân về nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. Tin là có thật.

 Cổ tích.

 + Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định(người mồ côi,người có tài năng kì lạ ) . Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về công lí xã hội, thiện thắng ác, không được coi là có thật.

* Ngụ ngôn và truyện cười.

- Giống nhau: + Có yếu tố gây cười.

 + Chế giễu, phê phán.

 +tình huống bất ngờ

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 55: Ôn tập truyện dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 – TIẾT 55 NGÀY SOẠN: 10.11.14 NGÀY DẠY :... ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Mức độ cần đạt: Kiến thức: -Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học:Truyền thuyết ,cổ tích,truyện cười ,truyện ngụ ngôn. -Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. 2. Kĩ năng: -So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian. -Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại. -Kể lại một vài truyện dân gian đã học. II. Chuẩn bị: - GV: + Phương pháp : Đàm thoại, thảo luận, sinh hoạt nhóm. + Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ,... - HS: sgk, tập ghi, tập soạn,... III. Lên lớp : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: GV dẫn vào bài: Tiết học này sẽ giúp chúng ta tiếp tục ôn tập truyện dân gian. A. BẢNG THỐNG KÊ (TIẾT 54) B: ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC THỂ LOẠI. * Truyền thuyết và cổ tích. - Giống nhau: + Đều có chi tiết tưởng tượng hoang đường , kì ảo. + Sự ra đời kì lạ của các nhân vật. + Nhân vật chính có tài năng phi thường. - Khác nhau Truyền thuyết. + Kể về nhân vật, sự kiện lịch sử. Thể hiện cách đánh giá của nhân về nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. Tin là có thật. Cổ tích. + Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định(người mồ côi,người có tài năng kì lạ) . Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về công lí xã hội, thiện thắng ác, không được coi là có thật. * Ngụ ngôn và truyện cười. - Giống nhau: + Có yếu tố gây cười. + Chế giễu, phê phán. +tình huống bất ngờ - Khác nhau: Ngụ ngôn + Khuyên nhủ răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện cười + Mục đích mua vui hoặc phê phán, châm biếm chế giễu hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.. C. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA. 1. Thi kể: Kể diển cảm, kể sáng tạo. 2. Diển kịch: Các nhóm thực hiện. 3. Vẽ tranh: HS dựa vào nội dung đã học để vẽ. 4. Củng cố: - Vì sao nói truyện dân gian là món ăn tinh thần không thể thiếu của người bình dân và trẻ em? (nhất là truyện ngụ ngôn và truyện cười). - Em thích điều kì diệu nào trong các văn bản? 5. Dặn dò: -Đọc lại các truyện dân gian ,nhớ nd,nt mỗi truyện. - Học các nội dung đã ôn tập " kể chuyện tưởng tượng, kể sáng tạo. - Ôn lại phần tiếng việt. - GV nhận xét tiết học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 55.docx