2.Nghệ thuật.
-Tạo nên tình huống truyện gây cấn.
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh đối chiếu.
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện.
3 .Ý nghĩa của văn bản.
-Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức thương xót người bệnh.
-Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
* Ghi nhớ: SGK.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (truyện trung đại) (Hồ Nguyên Trừng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 – TIẾT 65
NGÀY SOẠN: 26.11.17 THẦY THUỐC GIỎI
NGÀY DẠY : CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Truyện trung đại) (HỒ NGUYÊN TRỪNG)
I. Mức độ cần đạt.
1 .Kiến thức.
-Phẩm chất vô cùng cao đẹp của Thái y lệnh.
-Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Gần với kí ghi chép sự việc.
-Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2 .Kĩ năng.
-Đọc –hiểu văn bản truyện trung đại .
-Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y kệnh trong truyện .
-Kể lại được truyện.
3.Thái độ .Có ý thức học hỏi tài đức của vị Thái y lệnh.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Phương pháp : Đàm thoại, thảo luận, sinh hoạt nhóm, cặp đôi chia sẻ.
+ Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
-HS: sgk, tập ghi, tập soạn
III. Lên lớp :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Tóm tắt các sự việc trong truyện mẹ hiền dạy con?
Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
GV dẫn vào bài:Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng ( Con trai trưởng của Hồ Quý Ly, viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV, trên đất Trung Quốc) nói về một lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp nhưng quan trọng hơn là giàu lòng y đức.
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Bổ sung
- GV hướng dẫn học sinh đọc: Giọng chậm rãi, rõ lời đối thoại của các nhân vật.
- GV đọc đến “trọng vọng”.
- 2 hs đọc tiếp theo.
-Gv nhận xét.
- Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
- Nêu xuất sứ của văn bản?
Hs đọc chú thích từ sgk
? Nêu đại ý của văn bản?
? VB có thể chia làm mấy phần?
? Nêu nội dung của từng phần?
- P1: Từ đầu trọng vọng.
Công đức của thái y.
- P2: Tiếp theo mong mỏi.
Thái y lựa chọn giữa 2 tình huống.
- P3: Còn lại.
Hạnh phúc của bậc lương y.
?Theo em đoạn 1 kể về sự việc gì?
-G/thiệu lai lịch, chức vụ ,tên tuổi,công đức của bậc lương y.
?Hãy kể công đức của bậc thái y?
?Em có nhận xét gì về vị thái y này?
? Vì sao lương y được người đương thời trọng vọng?
GV:gọi hs đọc phần 2 và cho biết dd2 kể về việc gi?
-Tấm lòng người thầy thuốc giỏi được bộc lộ rõ nhất trong tình huống đặc biệt gay go.Đó là tình huống nào?
-Cùng một lúc phải lựa chọn một trong 2 việc:chữa bệnh cho dân nghèo hay vào cung khám bệnh theo lệnh của vua.
?Trước tình thế đó,vị lương y đã trả lời ntn?-trị bệnh cứu người trước,vào cung khám bệnh sau.Tính mạng của tôi còn trông cậy vào chúa thượng.
?Vì sao thái y lại quyết định như thế?Đặt tính mạng sống của người bệnh lên trên hết.
?Điều đó thể hiện phẩm chất đáng kính nào của bậc lương y?quyền uy không thắng được đức y.Lương y đã đặt tính mạng mình dưới tính mạng của người dân thường lâm bệnh.Câu trả lời của thái y vừa thể hiện bản lĩnh vừa thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong phép ư/xử,vận giữ được phận làm tôi vận chữa được bệnh cho người bệnh mặc dù không nghe theo lời vua.
Đoạn 3 thể hiện điều gì?
?Trước cách cư xử thái y ,thái độ của vua ntn?
? Thái độ của vua Trần Anh Vương thay đối ntn? Trong việc làm và lời giải bày của thái y? Qua đây cho thấy nhà vua có phẩm chất gì?
?Ngoài lương y họ Phạm trong lịch sử VN còn có bậc lương y nổi tiếng nào?Thông qua truyện gì?
-Tuệ Tĩnh(Hải Thượng Lãng Ông)qua truyện lương y Tuệ Tĩnh
?Em thấy 2 truyện này đều ca ngợi điều gì?ca ngợi tài đức của bậc lương y.Sự việc trong truyện kết thúc ntn?
Con cháu họ Phạm đều thành lương y,được người đời khen ngợi.
?Em hiểu điều đó ntn?Tài đức thái y sống mãi mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
KNS: Cặp đôi chia sẽ
Qua truyện “TTGCN Ơ TL” có thể rút ra bài học gì cho nghề y?
?Là hs đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải làm gì để trở thành con người có ích?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?
?Truyện ca ngợi và nêu lên bài học gì?
HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố:
- Theo em ngày nay y đức có cần thiết không?
-Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải nổ lực ntn?
- GV cho sh thay ngôi để kể.
- HS thảo luận trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích.
a.Tác giả: Sgk.
b. Xuất sứ:
- Trích trong “Nam Ông Mộng Lục” viết ở Trung Quốc.
c. Giải thích từ khó: (sgk)
3. Đại ý:
- Kể về thầy Phạm Bân chữa bệnh theo tinh thần đặt tính mạng người bệnh lên trên hết.
4. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản.
1.Nội dung.
a. Mở đầu.
- Nhân vật: Lương y Phạm Bân được tôn trọng vì ngài đem hết của cải trong nhà mua thuốc cứu người.
Có tài trị bệnh, có đức thương người, không vụ lợi.
b. Diễn biến.
- Cứu người đàn bà mắc bênh nguy kịch trước.
- Dân thường.
- Khám bệnh cho quý nhân sau.
- quý tộc.
Đặt tính mạng của bệnh nhân lên trên hết.-> y đức đã thắng uy quyền.
c. Kết truyện.
- Thái độ của Trần Anh Vương(từ quở trách mừng ca ngợi.)chứng tỏ ông là vị mimh quân sáng suốt, nhân đức.
-Vua khen là bậc lương y chân chính.
- Sự thành đạt của con cháu thái y thể hiện thuyết nhân quả: Ở hiền gặp lành.
2.Nghệ thuật.
-Tạo nên tình huống truyện gây cấn.
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh đối chiếu.
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện.
3 .Ý nghĩa của văn bản.
-Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức thương xót người bệnh.
-Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
1. Thay ngôi, kể lại câu chuyện.
- “Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng”
- Vì ở đây khẳng định tấm lòng là gốc rể, cốt yếu, nhưng tấm lòng không chưa đủ mà có tay nghề cao.
5. Dặn dò:
Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
Tập kể lại truyện.
Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
- Học bài, đọc lại vb.
- Chuẩn bị : Xem lại các bài tiếng việt ¨ôn tập. Tìm thêm ví dụ.
RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t65.docx