I. So sánh là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Trẻ em như búp trên cành.
- Khác loại Tương đồng: Non tơ, đầy hứa hẹn.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành dài vô tận.
- Đồng loại Tương đồng: Sự bề thế, vững chãi, bạt ngàn.
- Tác dụng: Làm cho câu thơ có tính gợi hình, gợi cảm.
- Nổi bật tình cảm của người viết, người nói.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 78: So sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 – TIẾT 78
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY : SO SÁNH
I. Mứcđộ cần đạt.
1.Kiến thức.
-Cấu tạo của phép so sánh.
-Các kiểu so sánh thường gặp.
2.Kĩ năng.
-Nhận diện được phép so sánh.
-Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản,chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
3.Thái độ .Có ý thức sử dụng so sánh khi đặt câu ,viết văn
II. Chuẩn bị:
GV: - Phương pháp : Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
HS : SGK, tập ghi, tập soạn.
III. Lên lớp :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Phó từ là gì? Cho ví dụ.
- Có mấy loại phó từ? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
Trong giao tếp hàng ngày hay là trong sáng tác văn chương người Việt Nam ta hay so sánh,dặc biệt là khi muốn miêu tả một sự vật ,sự việc,hiện tượng nào đóVậy so sánh là gì ?tác dụng ntn?cấu tạo ra sao?...
Hoạt động thấy – trò
Nội dung
Bổ sung
- HS đọc ví dụ.
? Tìm các cụm từ có chữa hình ảnh so sánh?
? Trong các tổ hợp từ ấy những sự vật nào được so sánh với nhau?
? Vì sao những sự vật ấy lại có thế so sánh với nhau?
? So sánh như vậy nhằm mục đích gì?
- So sánh định lượng.(trong cuộc sống)
- So sánh định tính (trong văn chương)
- VD: Mẹ già như chuối chín cây.
- HS đọc VD 2.
- Trong ví dụ con mèo được so sánh với con gì?
- Con mèo so sánh với con hổ.
Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
- Giống: hình thức (lông vằn)
- Khác nhau: Về tính chất (mèo hiền - hổ dữ.)
? Sự so sánh này khác với sự so sánh trên ở chỗ nào?
? Qua tìm hiểu em hiểu thế nào là so sánh?
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- GV chuyển ý.
- GV yêu cầu hs điền phép so sánh ở mục I vào mô hình cấu tạo .
Vế A sự vật được SS
Phương diện SS
Từ SS
Vế B sự vật dùng để SS
Trẻ em
như
búp trên cành.
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận.
? Từ mô hình em hãy cho biết cấu tạo đầy đủ của phép SS?
- HS đọc ví dụ 3 trong sgk/25.
- Xác định các yếu tố của phép SS.
? Cấu tạo đầy đủ của phép SS có mấy phần?
- 2 hs đọc ghi nhớ?
- HS lấy VD.
4. Củng cố:
- Bài tập 1 chia lớp 4 nhóm thực hiện.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
- 1 hs lên bảng làm.
Học sinh dưới làm chú ý nhận xét.
- Thực hiện cá nhân.
Tìm các câu văn có sử dụng so sánh trong văn bản “BH Đ Đ ĐT” và “SNCM”
- GV đọc 1 hs lên bảng viết.
- Lớp viết vào tập.
I. So sánh là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Trẻ em như búp trên cành.
- Khác loại Tương đồng: Non tơ, đầy hứa hẹn.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành dài vô tận.
- Đồng loại Tương đồng: Sự bề thế, vững chãi, bạt ngàn.
- Tác dụng: Làm cho câu thơ có tính gợi hình, gợi cảm.
- Nổi bật tình cảm của người viết, người nói.
* Ghi nhớ 1: Sgk/24.
II. Cấu tạo của phép so sánh.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ 4 yếu tố.
a. Trường Sơn: chí lớn ông cha.
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
¨ Thiếu từ và phương diện so sánh.
b. Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất.
¨ Đảo vế B lên trước vế cùng với từ so sánh.
* Ghi nhớ: Sgk/25.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
So sánh đồng loại.
- Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
b. So sánh khác loại.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những dầu sóng trắng.
- Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh.
Bài tập 2.
- Khỏe như voi
- Đen như than
- Trắng như tuyết
- Cao như núi
Bài tập 3.
- Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
+ “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
+ “Cái chàng Dế Chắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một ngã nghiện thuốc phiện”
- Văn bản: Sông nước Cà Mau.
+ “Sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.”
Bài tập 4.
Viết chính tả.
“Dòng sông Năm Căn.khói sóng ban mai.”
5.Dặn dò:
-Nhận diện được phép so sánh và các kiểu so sánh trong văn bản đã học.
- Học bài và làm hoàn tất bài tập.
- Viết một đoạn văn ngắn có dùng phép so sánh.
- Soạn: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
+ Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi trong sgk.
+ Chuẩn bị trước phần bài tập.
- Trả bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
- GV nhận xét tiết học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 78.docx