I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
a. Đặc điểm nổi bật của sự vật và phong cảnh.
- Đoạn 1: Hình ảnh ốm yếu , tội nghiệp của Dế Choắt.
- Đoạn 2: Cảnh đẹp thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của vùng SNCM.
- Đoạn 3. Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vaog mùa xuân.
b. Hình ảnh và từ ngữ thể hiện.
- Đoạn 1:
+ Người gầy gò
+ Cánh ngắn củn
+ Càng bè bè
+ Râu ria cụt có một mẩu
+ Mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 79: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 – TIẾT 79
NGÀY SOẠN: 5.1.15 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
NGÀY DẠY : TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Mức độ cần đạt.
1.Kiến thức.
-Mối quan hệ trực tiếp của quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-Vai trò ,tác dụng của quan sát ,tưởng tượng ,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng.
-Quan sát ,tưởng tượng,so sánh và nhận xét khi miêu tả.
-Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản :quan sát ,tưởng tượng ,so sánh ,nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
II Chuẩn bị:
GV: - Phương pháp : Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
HS: SGK, tập ghi, tập soạn
III. Lên lớp :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Thế nào là văn miêu tả?
- Khi miêu tả đòi hỏi năng lực nào của người viết?
3. Bài mới:
Trong giao tiếp hằng ngày,hay trong sáng tác văn chương người Việt Nam ta hay so sánh,đặc biệt là khi muốn miêu tả mọt sự vật,sự việc,hiện tượng nào đó.Chẳng hạn “xấu như ma”, “ đẹp như tiên”.
Hoạt đông thầy – trò
Nội dung
Bổ sung
- HS đọc các đoạn văn trong sgk.
- GV ghi các đoạn văn vào bảng phụ.
?Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
? Những đặc điểm nổi bật đó thể qua từ ngữ hình ảnh nào?
-Để viết được như vậy người viết cần năng lực gì?
-Chi tết
? Tìm câu văn có sự liên tưởng so sánh?
- HS đọc VD 3 sgk và nhận xét.
- Đã lược bỏ hình ảnh so sánh, liên tưởng gợi cảm, làm cho đoạn văn mata đi sự sinh động, không gợi được trí tưởng tượng cho người đọc.
? Vậy đế đối tượng được tái hiện nổi bật đặc điểm tiêu biểu người tả cần có năng lực gì?
- 2 hs đọc phần ghi nhớ.
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
a. Đặc điểm nổi bật của sự vật và phong cảnh.
- Đoạn 1: Hình ảnh ốm yếu , tội nghiệp của Dế Choắt.
- Đoạn 2: Cảnh đẹp thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của vùng SNCM.
- Đoạn 3. Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vaog mùa xuân.
b. Hình ảnh và từ ngữ thể hiện.
- Đoạn 1:
+ Người gầy gò
+ Cánh ngắn củn
+ Càng bè bè
+ Râu ria cụt có một mẩu
+ Mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ
- Đoạn 3:
+ Cây gạo tháp đèn khổng lồ
+ Bông hoangọn lửa hồng tươi.
+ Búp nõnánh nến trong xanh.
+ Chào mào, sáo sậu, sáo đen,đàn đàn lũ lũ bay đi bay vềồn ào vui không thể tưởng được.
c. Câu văn có hình ảnh liên tưởng và so sánh .
- Đoạn 1:
+ Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng.như người cởi trần mặc áo gi – lê.
- Đoạn 2:
+ song ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi.như người bơi ếch
+ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
- Đoạn 3:
+ “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.”
+ “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.”
+ “Hàng ngàn búp nõn là hàng ánh nến trong xanh.”
Giúp đặc điểm của đối tượng nổi bật, sinh động, gợi hình, gợi cảm.
- Giúp người đọc hình dung rỏ đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
* Ghi nhớ: Sgk/28.
4. Củng cố:
- Khi miêu tả cần có những năng lực nào?
5. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị phần bài tập.
- GV nhận xét tiết học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet79.docx