I.Tìm hiểu chung:
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích:
2. 1. Tác giả.
- Võ Quảng sinh 1920, quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Chuyên viết cho thiếu nhi.
2. 2. Văn bản.
Trính từ chương XI của truyện “Quê nội” – 1974.- Tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2. Giải thích từ khó: (sgk)
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 85: Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 – TIẾT 85 Bài 21
NS: 11.1.15 Văn bản: VƯỢT THÁC
ND: (Võ Quảng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải thay đổi phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thioên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ: Thêm yêu thiên nhiên và người lao động.
II. Chuẩn bị:
GV: - Phương pháp : Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, tranh.
HS: SGK, tập ghi, tập soạn
III. Lên lớp :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Em có nhận xét gì về nhân vật người anh trong VB “Bức tranh của em gái tôi”? Kiều Phương là cô bé ntn?
- Nêu ý nghĩa, tư tưởng của truyện?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của truyện?
3. Bài mới:
GV dẫn vào bài : Bài “ Vượt thác” là một đoạn trích trong truyện “ Quê nội” của Võ Quảng. Đoạn trích này tả chuyến đi vượt sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy từ làng Hòa Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng sau ngày CMT8 thành công.
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Bổ sung
- GV hướng dẫn đọc.
+ Lúc khởi hành: Êm đềm, nhẹ nhàng.
+ Đến đoạn có thác: Sôi nổi, mạnh mẽ.
+ Đoạn qua thác: Êm ả, thoải mái.
- GV đọc vượt nhiều thác nước.
- 2 hs đọc phần còn lại.
? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
Hs đọc chú thích từ khó sgk
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- P 1: Từ đầu nhiều thác nước.
Cảnh trước khi thuyền vượt thác.
- P 2: Tiếp theo thác cổ cò.
Cuộc vượt thác.
- P 3: còn lại.
Cảnh vật sau cuộc vượt thác.
? Theo em ai là người miêu tả? Miêu tả theo trình tự nào?
? Vị trí quan sát để miêu tả?
- Người miêu tả là tác giả.
- Miêu tả theo trình thời gian và không gian.
+ Thời gian: Theo hành trình của con thuyền.
+ Không gian: Sự thay đổi của cảnh.
- Vị trí quan sát: Trên con thuyền. QS trực tiếp.
? Bức tranh trong sgk minh họa cho nội dung nào?
- GV chuyển ý.
? Đoạn khởi hành được miêu tả qua chi tiết nào?
? Tại sao tác giả lại chú ý tả con thuyền?
- Con thuyền làm nổi bật cảnh dòng sông tả gián tiếp.
- VB “Sông nước Cà Mau” tả trực tiếp.
? Em hình dung đoạn sông này ntn?
- GV chuyển ý: trong khung cảnh thiên nhiên đó tác giả đã tập trung làm nổi bật hình ảnh con người qua nhân vật dượng Hương Thư.
? GV : Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư?
? Qua những hình ảnh đó em có nhận xét gì về hình ảnh dượng Hương Thư qua cách miêu tả của tác giả?
- HS thảo luận theo nhóm trả lời; các nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm còn lại bổ sung nhận xét.
- GV chốt lại.
- ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên và con người trong bài văn?
? Qua bài văn em hiểu nhà văn Võ Quảng muốn gửi gắm điều gì?
HS đọc ghi nhớ
4/ Củng cố : GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
I.Tìm hiểu chung:
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích:
2. 1. Tác giả.
- Võ Quảng sinh 1920, quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Chuyên viết cho thiếu nhi.
2. 2. Văn bản.
Trính từ chương XI của truyện “Quê nội” – 1974.- Tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2. Giải thích từ khó: (sgk)
4. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nội dung
a/. Cảnh thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
* Cảnh đẹp êm đềm ở những vùng đồng bằng .
- Thuyền rẻ sóng lướt bon bon.
- Những bãi dâu bạt ngàn.
- Thuyền chất đầy. xuôi chầm chậm.
- Dọc sông những chòm cổ thụ
¨ Cảnh êm bềm, hiền hòa thơ mộng, trù phú
* Cảnh đẹp uy nghiêm của vùng núi rừng.
Đoạn có thác.
- Núi cao đột ngột hiện ra
- Nước từ trên cao phóng giữa..rắn.
¨ Cảnh tiên nhiên hùng vĩ, có nhiều thác dữ hiểm trở, dữ dội, nguy hiểm.
Đoạn qua thác.
- Dòng sông chảy quanh co.
- Dọc sườn núi cây to mọc giữa những bụi lúp xúp.
¨ Dòng sông trở lại hiền hòa, êm ả.
¨ Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên sử dụng từ ngữ gợi hình và các biện pháp so sánh, nhân hóa hợp lí độc đáo tác giả đã tái hiện bức tranh thiên có vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thơ mộng, hùng vĩ.
b. Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
- Hoàn cảnh lao động: Vượt thác nước hiểm trở dữ dội.
- Phương tiện: Trên con thuyền: Vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu lại.
- Hình ảnh dượng Hương Thư:
+ Đánh trần, như pho tượng đồng đúc, các bặp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
+ Động tác: Co người sóng chiếc sào xuống lòng sông,ghì chặt trên đầu sào,thả sào rút sào nhanh như cắt.
¨ Nghệ thuật miêu tả người, sử dụng biện pháp so sánh độc đáo, tác giả thiện một dượng Hương Thư quả cảm, dày dạn kinh nghiệm, kiên quyết, dũng mãnh trong tư thế hào hùng của con người đứng trước khó khăn.
2. Nghệ thuật.
- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa phong phú và có hiệu quả.
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
3. Ý nghĩa văn bản.
Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên,đất nước quê hương, về lao động ; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
III.Tổng kết – ghi nhớ : (sgk)
IV. Luyện tập :
5/ Dặn dò : - Về nhà học kĩ phần nội dung và nghệ thuật.
- Soạn bài « so sánh » tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 1.docx