2/ Các kiểu nhân hóa
* Ví dụ (SGK): các sự vật được nhân hóa
a/ Gọi: Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay bằng (lão, bác, cô, cậu)
-> dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
b/ Nói: tre (chống lại, xung phong, giữ) -> dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật.
c/ Gọi: Trâu (ơi) -> trò chuyện xưng hô với vật như với người.
• Ghi nhớ: Các kiểu nhân hóa
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật/.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện xưng hô đối với vật như đối với con người.
* Tác dụng của phép nhân hóa : làm cho lời thơ, lời văn có tính biêủ cảm cao.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 91: Nhân hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 NS: 15.1.15
Tiết 91 ND:
NHÂN HÓA
{
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức
Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
Tác dụng của phép nhân hóa.
2/ Kĩ năng
Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng nhân hóa trong nói, viết
II/ Chuẩn bị:
GV: - Phương pháp:: Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
HS: SGK, tập ghi, tập soạn.
III/ Tiến trình lên lớp
Ổn định
Bài cũ:
? So sánh là gì ? Cấu tạo của phép so sánh ?
? Có những kiểu so sánh nào ? Nêu tác dụng của phép so sánh ?
Bài mới:
* Giới thiệu: “Nhân” - người, “Hóa” - biến thành trở thành còn được gọi là “nhân hóa”. Nhân hóa thực chất là 1 loại ẩn dụ dùng những từ chỉ hành động. Tính chất của con người để miêu tả những sự vật không phải là người, hoặc trò chuyện, xưng hô với sự vật ấy như con người. Nhờ vậy mà cách miêu tả trở nên sống động, sự vật hiện lên cụ thể, gần gũi với con người. Để hiểu cụ thể về nhân hóa và tác dụng của phép nhân hóa chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bổ sung
Gọi HS đọc vd1 SGK – GV treo bảng phụ.
? Những nhân vật nào được nhắc đến trong khổ thơ này ?
? Các sự vật ấy được gắn bó cho những hành động nào ? Đó là hành động của ai?
+ Hành động của con người chuẩn bị ra trận chiến đấu (dùng miêu tả quang cảnh trước cơn mưa)
? Bầu trời trong khổ thơ trên được gọi = gì ?
+“trời” gọi = “ông”
? Từ “ông” thường dùng để gọi ai ?
- Cách gọi tả sự vật = những từng ngữ vốn gọi tả con người sẽ có tác dụng gì ?
Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
? Cách miêu tả sự vật trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay hơn mục 2 ở chỗ nào ?
+ Cách gọi tả sự vật = những từ ngữ dùng để gọi tả con người -> s.vật gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, t/c’ của con người
-> nhân hóa.
? Nhân hóa là gì ?
- GV chốt lại, gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ví dụ, GV treo bảng phụ.
? Trong những câu trên, sự vật nào được nhân hóa ?
? Các sự vật trên được nhân hóa = cách nào ?
? Có mấy kiểu nhân hóa, là những kiểu nào ?
- GV chốt lại, gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Gọi HS dọc bài, xác định yêu cầu của bài.
- So sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với bài ?
Củng cố :
GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm
Hs thực hiện
Xong lên bảng trình bày
Hs khác nhận xét
Gv chốt
I/ Tìm hiểu chung
1/ Nhân hóa là gì ?
a. Ví dụ 1: (SGK)
+ Ông trời: mặc áo giáp đen, ra trận.
+ Cây mía: múa gươm
+ Kiến: hành quân
-> Hoạt động của con người chuẩn bị ra trận chiến đấu.
b. Ví dụ 2: (SGK)
- Mục 2: chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.
- Mục 1: sự vật được miêu tả sống động, gần gũi hơn với con người.
c. Bài học : Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2/ Các kiểu nhân hóa
* Ví dụ (SGK): các sự vật được nhân hóa
a/ Gọi: Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay bằng (lão, bác, cô, cậu)
-> dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
b/ Nói: tre (chống lại, xung phong, giữ) -> dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật.
c/ Gọi: Trâu (ơi) -> trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Ghi nhớ: Các kiểu nhân hóa
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật/.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện xưng hô đối với vật như đối với con người.
* Tác dụng của phép nhân hóa : làm cho lời thơ, lời văn có tính biêủ cảm cao.
II/ Luyện tập
Bài 1. Chỉ ra phép nhân hóa và nêu tác dụng.
- (Bến cảng) đông vui, tàu (mẹ), tàu (con), (xe) anh, (xe) em, tíu tít, bận rộn -> Quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn.
-> Người đọc hình dung được cảnh nhộn nhịp (sống động), bận rộn của các phương tiện trên bến cảng.
Bài 2/58
Đoạn 1
Đoạn 2
- Đông vui
- Tàu mẹ, tàu con
- Xe anh, xe em
- Tíu tít nhận hàng về và chở hàng đi.
- Bận rộn.
-> Linh động, gợi cảm
- Rất nhiều tàu xe
- Tàu lớn, tàu bé
- xe to, xe nhỏ
- nhận hàng về và chở hàng ra.
- Hoạt động liên tục.
-> Miêu tả bình thường.
Bài 3/58: So sánh 2 cách viết
Cách 1
Cách 2
- trong (họ hàng) nhà chổi
- (cô bé) chổi Rơm
- (xinh xắn) nhất
- có (chiếc váy) vàng óng
- (áo) của cô
- Cuốn từng vòng (quanh người ) trông như (áo len) vậy.
-> Dùng nhiều nhân hóa. Chổi Rơm viết hoa như tên riêng của người -> có tính biểu cảm cao.
- trong các loại chổi
- Chổi rơm
- đẹp nhất
- tết bằng rơm nếp vàng
- tay chổi
- quấn quanh thành cuộn
-> không dùng phép nhân hóa
-> văn bản thuyết minh.
Bài 4/58: Phép nhân hóa trong mỗi câu đoạn và tác dụng.
a/ Núi ơi: trò chuyện xưng hô với vật như với người.
b/ (cua cá) tấp nập, (cò, sếu, vạc, le) cãi cọ om sòm -> từ ngữ chỉ hoạt động tính chất của người được gán cho vật.
+ Họ (cò, sếu, vạc, le), anh (cò) -> dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật -> sinh động, hóm hỉnh.
c/ (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn
-> dùng từ ngữ chỉ hành động, tính chất của người gán cho vật.
-> Hình ảnh mới lạ gợi suy nghĩ như con người.
+ Quay đầu lại: hiện tưởng chuyển nghĩa của từ không phải phép tu từ.
d/ (Cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu -> những từ ngữ chỉ hoạt động, t/c’ của người gán cho vật -> gợi sự cảm phục, lòng thương xót với người đọc.
Bài 5/59: Sáng nào cũng vậy những chú chim sâu lại kéo về đậu trên cành ổi trước nhà ríu rít gọi bầy. Thế là họ hàng nhà chim từ đâu bay về rất đông, đậu đầy trên cành ổi. Chúng vừa bắt mồi vừa trò chuyện râm ran.
5.Dặn dò:
- Nhắc HS học bài, làm bài tập (Nếu còn)
- Xem trước bài: Phương pháp tả cảnh
+ Đọc thật kĩ đoạn văn 1, 2, 3 suy nghĩ trả lời câu hỏi ở mục 2.
- Học kĩ bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 91.docx