Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 98: Trả bài làm văn tả cảnh làm ở nhà

I/ Đề bài

Tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về

II/ Cách làm bài

1. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: Văn tả cảnh

- Đối tượng: cây mai vàng vào dịp tết đến xuân về.

- Lập ý: (Quan sát)

2. Xây dựng đề cương (lập dàn ý)

VD:

a. Mở bài: Giới thiệu chung: cây mai ở đâu, trồng từ bao giờ?

b. Thân bài:

- Tả tầm cỡ, hình dáng của cây

- Tả đặc điểm của cây: thân, rễ, cành, lá

- Hoa mai nở vào mùa nào ? Kết hợp tả cảnh xung quanh.

- Tả cụ thể về màu sắc hoa mai, cành hoa, nhụy hoa, trái.

- Cây mai gắn bó với người dân như thế nào vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

c. Kết bài: Tình cảm của em đ/v cây mai (yêu mến, gắn bó, xem cây phượng là người bạn thân thiết)

 

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 98: Trả bài làm văn tả cảnh làm ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 18.1.15 Tiết 98 Ngày dạy: TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH LÀM Ở NHÀ œ {  I/ Mục tiêu: Giúp HS 1/ Kiến thức: Nhận ra được những ưu nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. Ôn lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã học. 2/ Kĩ năng: Đọc và sữa lỗi trong bài làm. 3/ Thái độ: Có ý thức đọc, viết đúng. II/ Chuẩn bị: + GV: Chấm và trả bài + HS: Đọc, sửa bài III/ Tiến trình lên lớp Ổn định Bài cũ: Bài mới: * Giới thiệu: Giờ trả bài có một vị trí hết sức quan trọng trong việc dạy - học TLV. Nó không chỉ giúp cho các em nhận ra yêu cầu của đề bài, những lỗi cần tránh và những hạn chế trong bài viết của mình cần khắc phục. Qua tiết trả bài có thể các em sẽ được tham khảo, học tập cách viết hay sáng tạo của các bạn. Đồng thời củng cố lại lí thuyết và kĩ năng làm bài của các em. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bổ sung - Gọi HS nhớ và đọc lại đề bài mình đã làm. - GV chép đề lên bảng. ? Đề bài thuộc kiểu văn bản gì ? ? Xác định đối tượng miêu tả ? ? Em đã chọn những hình ảnh chi tiết nào để miêu tả ? ? Bài viết của em có bố cục mấy phần ? ? Phần MB em đã giới thiệu cây phượng vĩ bằng những ý nào ? ? Em đã miêu tả cây phượng vĩ bằng những hình ảnh nào ? Những hình ảnh ấy đã tiêu biểu, đặc sắc chưa ? ? Em đã trình bày những đặc điểm ấy theo thứ tự nào ? Theo em thứ tự ấy đã hợp lí chưa ? ? Kết bài, em viết ý gì ? - GV trả bài cho HS - Gọi HS đọc yêu cầu của tiết trả bài. + Dành 5’ để HS tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu câu hỏi SGK + Có thể yêu cầu HS trao đổi bài, sửa lỗi cho nhau. - GV khái quát các lỗi phổ biến = ví dụ cụ thể trên bảng phụ. - Yêu cầu HS phân tích lỗi tìm hướng sửa lỗi (đặc biệt chú ý đến HS mắc lỗi) - Chọn đọc 1,2 bài khá nhất. - HS tham khảo 1 vài đoạn văn hay trên bảng phụ. - GV dành 5’ chủ động trả lời những thắc mắc của HS xung quang bài viết. GV công bố kết quả bài viết của HS qua bảng tổng hợp kết quả bài viết. I/ Đề bài Tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về II/ Cách làm bài 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Văn tả cảnh - Đối tượng: cây mai vàng vào dịp tết đến xuân về. - Lập ý: (Quan sát) 2. Xây dựng đề cương (lập dàn ý) VD: a. Mở bài: Giới thiệu chung: cây mai ở đâu, trồng từ bao giờ? b. Thân bài: - Tả tầm cỡ, hình dáng của cây - Tả đặc điểm của cây: thân, rễ, cành, lá - Hoa mai nở vào mùa nào ? Kết hợp tả cảnh xung quanh. - Tả cụ thể về màu sắc hoa mai, cành hoa, nhụy hoa, trái. - Cây mai gắn bó với người dân như thế nào vào mỗi dịp tết đến, xuân về. c. Kết bài: Tình cảm của em đ/v cây mai (yêu mến, gắn bó, xem cây phượng là người bạn thân thiết) III/ Trả bài, hướng dẫn sửa lỗi 1. Trả bài cho HS - HS tự sửa lỗi theo yêu cầu câu hỏi SGK - Sửa lỗi cho bạn. 2. Nhận xét a. Sửa lỗi phổ biến - Chính tả: - Từ ngữ: - Nội dung diễn đạt: b. Đọc bài tham khảo c. Ý kiến IV/ Tổng kết 1. Tổng kết những ưu, khuyết điểm chính. * Ưu điểm - ND: Nhiều em đã xác định đúng yêu cầu của đề, biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu khi tả. - HT: Một số bài trình bày sạch sẽ, bố cục rõ rang + Diễn đạt khá lưu loát + Đa số đã biết trình bày theo thứ tự hợp lí + Nhiều em dùng từ hay có liên tưởng so sánh, sáng tạo. * Hạn chế - ND: Một số em chưa đọc kĩ đề nên xác định chưa đúng trọng tâm + Một số bài làm lạc đề, xa đề, nội dung chưa nổi bật. - HT: Còn một số em còn viết MB, TB, KB dưới dạng dàn ý. + Nhiều em viết chưa chuẩn, mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt không biểu cảm. * Công bố kết quả của bài viết (Bảng tổng hợp kết quả bài viết) Lớp/ Sĩ số Bài viết Giỏi Khá T.bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 6 Củng cố: Ghi lại đề bài, lời nhận xét của GV vào sổ theo dõi làm văn của mình Dựa vào lỗi tiếp tục tìm lỗi sai, tìm hiểu nguyên nhân sai – cách sửa lỗi. Giờ sau nộp sổ theo dõi và bài kiểm tra để GV kiểm tra việc sửa lỗi. Dặn dò: - Soạn bài: “Lượm” + Đọc kĩ bài thơ, chú thích, tìm hiểu tác giả, văn bản, từ khó, bố cục. + Trả lời câu hỏi - Học bài: Đêm nay Bác không ngủ + Thuộc 5 khổ thơ đầu, Tác giả, xuất xứ, Nội dung, nghệ thuật. * Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 98.docx
  • docxtiet 97.docx