Giáo án Ngữ văn lớp 8: Nhớ rừng - Thế Lữ

 

-Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơi mới

- Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú

- Đoạn 2: Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể của muôn loài

- Đoạn 3: Con hổ nuối tiếc thời oanh kiệt không còn nữa

-Đoạn 4: Căm giận,khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối

-Đoạn 5: Nổi nhớ rừng lại cháy lên khôn nguôi của con hổ

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8: Nhớ rừng - Thế Lữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỚ RỪNG Thế Lữ Mục tiêu bài học Cảm nhận được niềm khao khát, tự do mảnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở trong vườn bách thú Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng nạn, truyền cảm của bài thơ Tiến trình lên lớp Ổn định : ổn định lớp, kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: không trả bài vì tiết trước là tiết ôn tập Giới thiệu bài mới: khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-1945. nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách riêng, làm cho tiếng nói tự do càng thêm phong phú. Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niền khao khát tự do, nuối tiếc một quá khứ huy hoangfcuar mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lũ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ 1: Đọc hiểu chú thích ? Dựa vào chú thích em hãy nêu vài nét về tác giả? ? Tác phẩm? HĐ 2: Đọc-hiểu văn bản 1. Bài thơ được chia làm 5 đoạn, em hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn GV chuyển: 5 đoạn của bài thơ là một chuổi tâm trạng nối tiếp nhau một cách tự nhiên, logic trong nội tâm của con hổ giống như trong nội tâm của con người vậy ? Trong bài có hai đoạn được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào? 2.Đọc khổ 1 và cho biết câu đầu có nhưng từ nào đáng chú ý? ? Qua đó câu thơ thể hiện tâm trạng gì của con hổ? ? vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? ? Tư thế nằm dài của con hổ thể hiện điều gì? ? Thông qua tâm trạng của con hổ tác giả muốn thể hiện điều gì? GV bình: Đoạn thơ đầu đã chạm ngay vào nổi đau mất nước, nổi đau của người dân thời bấy giời, nổi ngao ngán của con hổ cũng chính là nổi ngao ngán của người dân trong cảnh đời u tối bao trùm khắp đất nước 3.Cũi sắt có thể giam cầm được thể xác nhưng không giam giữ được tư tưởng của con hổ ? Cảnh núi rừng nơi chúa tể sơn lâm được miêu tả như thế nào trong đoạn 2,3? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ? ? Hình ảnh con hổ được miêu tả như thế nào ? ? Tâm trạng con hổ lúc này như thế nào? ? Những kỷ niệm của con hổ đối với núi rừng? ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây? GV: Có thể xem bốn thời điểm như một bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm ? Cuối khổ 3 là câu hỏi tu từ vậy nó có tác dụng gì GV: Câu thơ cuối cùng tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng, nuối tiếc, nó như một tiếng thở dài ai oán của con hổ. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn là tâm trạng của một lớp người Việt Nam trong thời nô lệ, mất nước. 4.Hai khổ cuối ? Cảnh vật ở khổ 4 có gì giống và khác cảnh khổ 1? ? Khổ 4 thể hiện tâm trạng gì của con hổ ? Hai câu thơ mở đầu và cuối của khổ 5 có ý nghĩa gì? HĐ 3: Tổng kết ? Em hãy đọc phần ghi nhớ và cho biết giá trị nội dung của bài? -Đọc chú thích SGK trng 5,6 -Trả lời -Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơi mới - Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú - Đoạn 2: Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể của muôn loài - Đoạn 3: Con hổ nuối tiếc thời oanh kiệt không còn nữa -Đoạn 4: Căm giận,khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối -Đoạn 5: Nổi nhớ rừng lại cháy lên khôn nguôi của con hổ - Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1và 4) - Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa”( đoạn 2 và 3) -Gặm, khối căm hờn - Con hổ cố gắng bứt phá thông qua sự gặm nhấm đày uất ức và bất lực khi bị mất tự do. Nó giận khối căm hờn không sao hóa giải được, không làm cách nào tan bớt đi - Từ chổ là chúa tể của muôn loài, tự do tung hoành chốn sơn lâm, nay lại bị nhốt trong cũi sắt làm trò cười cho con người nhỏ bé và ngang hàng với bọn gấu beo dở hơi, vô tư lự - Buông xuôi, bất lực - Tâm trạng của người dân trong cảnh nước mất nhà tan - Đó là cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ- chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó. Đó là cảnh rừng đại ngàn. -Ta bước dõng dac, đường hoàng -Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Tâm trạng hài lòng, thỏa mãn tự hào về oai vũ của mình - Học sinh trả lời - Điệp ngữ, câu hỏi tu từ. -Tâm trạng nuối tiếc cuộc sống tự do của con hổ - Học sinh đọc khổ 4,5 - Học sinh trả lời Sự nuối tiếc, tự do - Học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời (SGK, trang 7) I.Đọc hiểu chú thích 1. Tác giả -Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê Bắc Ninh -Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới (1932-1945) buổi đầu -Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật( năm 2003) 2. Tác phẩm II.Đọc-hiểu văn bản 1.Bố cục: chia làm 5 đoạn 2. Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt -Gặm : hành động bứt phá của con hổ -Khối : kết thành à Sử dụng động từ, danh từ . miêu tả tâm trạng căm hờn uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm -Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ thất thế à Từ ngữ giàu hình ảnh => Đây là nổi tủi nhục của con hổ khi bị nhốt cũng chính là nổi tủi nhục căm hờn, cay đắng của người dân bị mất nước 3. Nổi nhớ rừng của con hổ(đoạn 2,3) -Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già - Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi - lá gai, cỏ sắc à Sử dụng hàng loạt động từ, danh từ, tính từ để tả cánh rừng =>Cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ à Hình ảnh con hổ hiện lên mạnh mẽ, vừa nhẹ nhàng, uyển chuyển. -Nào đâu những đêm vàng trăng tan? - Đâu những ngày mưa đổi mới? - Đâu những bình minh tưng bừng? - Đâu những chiều lênh lángbí mật? à Điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ nối tiếp nhau, gợi lại những kỷ niệm tuyệt đẹp của một thời vàng son thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ. à Câu hỏi tu từ kết hợp với dấu chấm cảm. =>Nhấn mạnh sự nuối tiếc của con hổ 4. Nổi chán ghét thực tại và nổi nhớ rừng -Giống: miêu tả tâm trạng chán chường, uất hận của con hổ - Khác: + khổ 1: miêu tả cảnh giam càm của con hổ + khổ 4: miêu tả chi tiết cảnh thiên nhiên nơi con hổ bị nhốt àUất hận, chán ghét thực tại nhỏ bé, tầm thường, giả dối Đây cũng là tâm trạng của bao thế hệ thanh niên thời bấy giời III.Tổng kết 1.Nội dung: - Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mảnh kiệt 2.Nghệ thuật: - Vần thơ đầy cảm xúc lãng mạn, giàu hình ảnh. Hướng dẫn học bài Học thuộc lòng bài thơ Soạn bài Ông Đồ (đọc văn bản, đọc chú thích và trả lời câu hỏi)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 18 Nho rung_12460468.doc
Tài liệu liên quan