- GV: Cắt nghĩa thuật ngữ từ tượng hình và từ tượng thanh:
+ Tượng: mô phỏng
+ Thanh: âm thanh
+ Ảnh: hình ảnh
- HS: Lắng nghe.
- GV: Dựa vào ngữ liệu trên và sự cắt nghĩa vừa rồi của cô, một bạn hãy cho cô biết thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh?
- HS: Suy nghĩ, tổng hợp khái quát.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 15: Tiếng Việt: Từ tượng hình - Từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Lăng Thị Khánh
Ngày giảng:
Tiết 15. Tiếng Việt:
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm và công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản sinh hoạt và văn bản văn học.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Biết phân tích giá trị biểu đạt của từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản văn học.
3. Thái độ
Có thái độ sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng giá trị biểu đạt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
4. Phẩm chất, năng lực
Năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tạo lập văn bản, năng lực đọc – hiểu, năng lực cảm xúc thẩm mỹ, ...
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương tiện
- Học sinh: SGK, vở soạn,...
- Giáo viên: Giáo án, SGV, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,...
2. Phương pháp
Truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, tự học,...
3. Hình thức tổ chức dạy học
Theo lớp, cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Tên trò chơi: Ai nhanh và thông minh hơn.
- Mục đích: Rèn luyện tính tư duy, phản biện; tạo hứng thú chuẩn bị bước vào bài mới, củng cố lại kiến thức bài Trường từ vựng đã học ở tiết trước.
- Luật chơi: GV chiếu lên máy chiếu một số hình ảnh và đoạn âm thanh. Sau đó dùng từ ngữ để miêu tả lại một cách chính xác nhất hình ảnh và đoạn âm thanh GV vừa chiếu lên máy chiếu. HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời.
- Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
- HS:
HS quan sát hình ảnh và nghe những đoạn nhạc mà GV đã chuẩn bị sẵn chiếu lên máy chiếu. Sau đó, HS dùng từ ngữ chính xác nhất để miêu tả lại bức tranh và đoạn âm thanh vừa nghe được.
- GV:
Chiếu đoạn âm thanh và hình ảnh lên máy chiếu.
Chú ý lắng nghe, quan sát HS trả lời và nhận xét.
( Mếu máo, ngoằn ngoèo, móm mém, tích tắc, rào rào, vù vù, róc rách, đùng đùng )
- Khi HS đoán hết hình ảnh và âm thanh mô phỏng, GV gọi 1 HS nhắc lại ĐA, yêu cầu HS sắp xếp chúng thành một trường từ vựng và đặt tên cho những trường từ vựng đó.
- HS: Nhắc lại đáp án và đặt tên cho hai trường từ vựng.
HS cần phải huy động vốn kiến thức về từ vựng mà mình có được để có thể trả lời một cách chính xác nhất yêu cầu mà GV đưa ra.
Nắm được kiến thức trường từ vựng của bài trước để sắp xếp từ và đặt tên trường từ vựng cho đúng.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục đích: Giúp HS nắm vững kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh, phân biệt từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị biểu đạt của chúng.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- Hình thức: HĐ cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
- GV gọi HS đọc đoạn trích
- GV: Cho HS thảo luận cặp đôi trong khoảng 5 phút và trả lời các câu hỏi sau:
Em hãy chỉ ra những từ được in đậm trong các đoạn trích trên và xếp chúng vào những trường từ vựng thích hợp?
Em hãy đặt tên cho trường từ vựng đó và cho biết lí do tại sao em có thể xếp chúng vào cùng một trường từ vựng?
- HS: Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét và phản biện.
N1: Móm mém, vật vã, xồng xộc rũ rượi , xộc xệch, sòng sọc
=> Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
N2: Hu hu, ư ử
=>Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
- GV: Cắt nghĩa thuật ngữ từ tượng hình và từ tượng thanh:
+ Tượng: mô phỏng
+ Thanh: âm thanh
+ Ảnh: hình ảnh
- HS: Lắng nghe.
- GV: Dựa vào ngữ liệu trên và sự cắt nghĩa vừa rồi của cô, một bạn hãy cho cô biết thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh?
- HS: Suy nghĩ, tổng hợp khái quát.
- GV: Cho HS thảo luận theo bàn với yêu cầu: Trong những câu dưới đây, câu nào có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh. Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của chúng?
1. Cánh đồng rộng lớn.
2. Cánh đồng bát ngát mênh mông.
3. Những con chim chiền chiện ríu rít gọi nhau trên cây bưởi.
4. Những con chim chiền chiền gọi nhau trên cây bưởi.
5. Hắn cao lắm
6. Hắn cao lênh khênh
7. Chị ta khóc to
8. Chị ta khóc hu hu
9. Tiếng kim đồng hồ kêu tích tắc
10. Tiếng kim đồng hồ chạy chậm, liên tục
- HS: Phát hiện, phân tích
( Những câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh: 2, 3, 6,8,9
Giá trị biểu cảm:
+ C2: Gợi ra trước mắt người đọc cảm giác một cánh đồng rộng lớn như không có giới hạn, tràn đầy sức sống.
+C3: Gợi ra những tiếng hót trong trẻo, nối tiếp, xen lẫn nhau của những con chim chiền chiện với khung cảnh tươi vui.
+C6: Hiện lên một dáng người cao, gầy,có cảm giác như đứng không vững.
+C8: Gợi ra hình ảnh một con người đang khóc, tiếng khóc to, liên tiếp, như có gì đau đớn, xót xa.
+C9: Gợi ra những tiếng kêu đều đặn, nhỏ, chậm của kim đồng hồ )
- GV: Theo em, từ tượng hình, từ tượng thanh thường được sử dụng trong loại văn bản nào?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
( Văn miêu tả và văn tự sự.)
- GV: Từ tượng hình và từ tượng thanh có tác dụng gì trong văn bản miêu tả và tự sự?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Mời HS đọc ghi nhớ trong SGK/49
- HS : Đọc ghi nhớ, những HS khác lắng nghe.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG
1. Xét ngữ liệu:
Đoạn trích Lão Hạc ( SGK- 49)
- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, vật vã, xồng xộc rũ rượi , xộc xệch, sòng sọc.
- Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, có giá trị biểu cảm cao trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự.
2. Ghi nhớ: SGK – 49
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học cho HS và thực hành sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong một số tình huống cụ thể.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.
- Hình thức: Thảo luận nhóm.
- Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV chia lớp ra thành 4 nhóm với 2 bài tập trong SGK, thời gian thảo luận 5 phút. Sau đó đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Sau đó, GV chốt lại kiến thức.
N1, N3: BT3
N2, N4: BT4
Các BT còn lại trong SGK yêu cầu HS về nhà làm.
BT mở rộng
- GV: Đưa ra bài tập và nêu yêu cầu
- HS: Suy nghĩ, làm BT.
II. LUYỆN TẬP
BT3:
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành
- Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ gìn
BT4:
- Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non.
- Nước mắt nó lã chã ngắn dài khi phải nghỉ học.
- Con đường ven sườn núi quanh co, khúc khuỷu.
- Mặt ba lấm tấm mồ hôi sau những giờ trên thao trường.
- Bác đồng hồ tích tắc không ngơi nghỉ.
- Buổi chiều trên cánh đồng, bầy vịt lạch bạch về chuồng.
BT mở rộng
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: oa óc, vun vút, ủn ỉn, phần phật, ầm ầm, tích tắc, tùng tùng.
Tiếng trống trường tùng tùng ra chơi
Đồng hồ tích tắc không ngơi tháng ngày
Lễ đài phần phật cờ bay
Thỏ thẻ nói chuyện riêng tây tâm tình
Con tàu vun vút lao nhanh
Tiếng gà oa óc bình minh ửng hồng
Nghé ọ trâu bước ra đồng
Đàn lợn ủn ỉn trong chuồng đòi ăn
Thác đổ ầm ầm quanh núi
...
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để vận dụng vào một số bài tập cụ thể; Phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tạp lập văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học.
- Phương pháp: Tự học, thuyết trình
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
- GV: Ra bài tập cho HS viết một đoạn văn ngắn ( chủ đề tự chọn, khoảng 5-7 dòng) trong đó có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh.
- HS: Suy nghĩ, tạo lập đoạn văn và trình bày trước lớp và lắng nghe, nhận xét.
Đoạn văn mà HS tạo lập được.
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục đích: Giúp HS tìm tòi, mở rộng kiến thức về từ tượng hình và từ tượng thanh; phân tích được giá trị biểu đạt của từ tượng hình, từ tượng thanh trong các tác phẩm văn chương cụ thể.
- Phương pháp: tự học, thực hành.
- Thời gian: làm ở nhà.
Nội dung yêu cầu:
- Tìm một số bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh. Chọn và phân tích giá trị biểu đạt của một bài thơ/ đoạn thơ hay một đoạn văn em vừa tìm được.
- Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị cho bài Liên kết đoạn văn trong văn bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4 Tu tuong hinh tu tuong thanh_12437177.docx