Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 40: Nói giảm nói tránh

I. Tìm hiểu chung: Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

1. Ví dụ: (SGK/107)

- Ví dụ 1: Các từ ngữ in đậm đều có nghĩa là chết nhưng giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.

- Ví dụ 2: Bầu sữa -> Tránh thô tục

- Ví dụ 3: Cách nói thứ 2 lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 40: Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Tiết 40 NÓI GIẢM NÓI TRÁNH NS: 03/11/2018 ND: 05/11/2018 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học. - Tích hợp kiến thức môn Lịch sử. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tư duy, g.tiếp, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân. - Năng lực chuyên biệt:Rèn kĩ năng sử dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp. * Kỹ năng sống: - Ra quyết định sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh. 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: SGV, SGK. - HS: Soạn bài III. Tiến trình dạy - học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Nói quá là gì? Xác định 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con trai trong đoạn đối thoại? - HS trả lời -> GV dẫn vào bài *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - GV gọi HS đọc các ví dụ trong SGK.- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’): + Nhóm 1: Thực hiện câu a ví dụ 1. + Nhóm 2: Thực hiện câu b,c ví dụ 1. + Nhóm 3: Thực hiện ví dụ 2. + Nhóm 4: Thực hiện ví dụ 3 - Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng. - HS nhận xét-> GV nhận xét. - GV tích hợp kiến thức môn Lịch sử: GV giới thiệu về Mac, Lê-nin và và việc tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lênin để tìm ra con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc sau khi nhóm 1 trả lời câu hỏi 1a ? Tìm những từ khác nói về cái chết? - GV: Những cách nói trên là nói giảm nói tránh. Vậy em hiểu như thế nào là nói giảm nói tránh? - HS trả lời. GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. - GV đưa bài tập lên máy chiếu: + Dùng phép nói giảm nói tránh để diễn đạt lại các câu trong những tình huống đó? + Theo em để nói giảm nói tránh có những cách nào? - HS thực hiện, GV khái quát * Bài tập nhanh: Xác định từ ngữ nói giảm nói tránh và tác dụng của nó trong các câu sau: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (đi đời: bị giết -> tránh cảm giác ghê sợ) - Bác đã lên đường theo tổ tiên Mac, Lê-nin thế giới người hiền. (lên đường theo tổ tiên: chết -> tránh cảm giác đau buồn) - Em bé đã bớt đi ngoài chưa? (đi ngoài -> tránh thô tục) - Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi. (tử thi: xác chết -> tránh cảm giác ghê sợ) *Hoạt động 3: Luyện tập - Bài tập 1,2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện + Nhóm 1: Bài tập 1 a,b,c + Nhóm 2: Bài tập d,e + Nhóm 3: Bài tập 2 a,b,c + Nhóm 4: Bài tập 2 d,e - HS: Thảo luận, trình bày kết quả lên bảng -> HS nhận xét -> GV nhận xét - Bài tập 3: GV gọi HS đọc bài tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm (5’): Đặt năm câu đánh giá có sử dụng nói giảm nói tránh trong những trường hợp khác nhau. + Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. + Đại diện nhóm trả lời. + HS nhận xét-> GV nhận xét. *Hoạt động 4: Vận dụng - Khi gặp tình huống thấy bạn xả rác bừa bãi trong lớp học, em sẽ nói với bạn thế nào? - Trường hợp nào thì mình nên nói giảm nói tránh, và trường hợp nào thì không nên nói giảm nói tránh? (Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi, VD làm nhân chứng trong một phiên tòa). - GV hệ thống bài học bằng sơ đồ tư duy. *Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Đặt ít nhất 3 câu có sử dụng nói giảm nói tránh. I. Tìm hiểu chung: Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh 1. Ví dụ: (SGK/107) - Ví dụ 1: Các từ ngữ in đậm đều có nghĩa là chết nhưng giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn. - Ví dụ 2: Bầu sữa -> Tránh thô tục - Ví dụ 3: Cách nói thứ 2 lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận. * Ghi nhớ: (SGK/108). 2. Lưu ý: Các cách nói giảm nói tránh: - Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán việt - Dùng cách nói phủ định của từ trái nghĩa - Cách nói vòng - Cách nói trống (Tỉnh lược) II. Luyện tập: Bài tập 1: a. Đi nghỉ b. Chia tay nhau. c. Khiếm thị d. Có tuổi. e. Đi bước nữa Bài tập 2: - Anh nên hoà nhã với bạn bè. - Anh không nên ở đây nữa. - Xin đừng hút thuốc trong phòng. - Nó nói như thế là thiếu thiện chí. - Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Bài tập 3: - Cấm nói to! -> Xin nói nho nhỏ một chút. - Giọng hát chua quá! -> Giọng hát chưa được ngọt lắm. - Anh già quá! -> Anh không được trẻ lắm. - Anh ra khỏi nhà tôi. -> Anh không nên ở đây nữa. - Chị ấy xấu quá! -> Chị ấy không được đẹp lắm! 4. Củng cố, dặn dò: Học nội dung bài, ôn tập phần văn bản chuẩn bị kiểm tra một tiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 10 Noi giam noi tranh_12461346.docx