Giáo án Ngữ văn lớp 8: Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu ) Nguyên Hồng

 3 / Văn bản : Trong lòng mẹ .

 -Đây là chương 4 của tập hồi ký . ở chương này Nguyên Hồng nhớ lại một quãng đời cay đắng thời thơ ấu của mình , trong đó có cảnh ngộ đáng thương của một đứa trẻ xa mẹ , có tình yêu vô bờ đối với mẹ và niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ .

 a / Cảnh ngộ đáng thương và nỗi đau của bé Hồng :

 - Bé Hồng được sinh ra trong một gia đình có nhiều bất hạnh , em chính là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép , không có tình yêu . Sớm phải mồ côi cha lại thiếu vắng tình yêu thương của mẹ , sống trong sự ghẻ lạnh , cay nghiệt của họ hàng bên nội .

 - Nỗi đau khổ sâu xa của bé Hồng không chỉ là thiếu vắng tình yêu thương mà còn ở chỗ chú luôn bị người khác xúc phạm một cách độc ác về mẹ , một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng , nợ nần cùng túng quá , phải đi tha hương cầu thực . Đó là việc bà cô nói về mẹ chú với chú bằng những lời lẽ thâm độc , đã khoét sâu nỗi đau của chú bé đáng thương . Bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú nhưng kỳ thực , chú nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói của bà . Chú biết rõ rằng nhắc đến mẹ chú , bà cô ấy chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc chú những ý nghĩ không tốt về mẹ : đó là những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ . Vì vậy lời nói của bà cô trong cuộc đối thoại trước và sau mâu thuẫn nhau :

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8: Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu ) Nguyên Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: TRONG LÒNG MẸ ( Trích Những ngày thơ ấu ) Nguyên Hồng A – Mục tiêu cần đạt : _ HS hiểu được rằng : Tình cảm mẹ con ruột thịt thiêng liêng không bị những rắp tâm tanh bẩn nào có thể xâm phạm . -Niềm vui ,niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở trong lòng mẹ , được mẹ ôm ấp vỗ về . - Giáo dục cho HS lòng kính yêu cha mẹ , biết ơn cha mẹ ,nguồn tình cảm , chỗ dựa lớn lao của con người . - Rèn luyệnv kỹ năng phân tích ,cảm thụ những đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình , giàu cảm xúc mạnh mẽ . B – Nội dung bài học : 1/ Vài nét về tác giả : Tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) -Quê ở thành phố Nam Định nhưng trước c/m sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao đọng nghèo ( xóm Cấm ) - Sinh ra trong một gia đình gốc Công giáo ,cha có thời kỳ làm cai đề lao sau đó bị mất chức , trả thù đời bằng việc ngày đâm bên bàn đèn thuốc phiện . Mẹ là người phụ nữ có khát vọng về t/ y nhưng đành chôn vùi bởi bổn phận trước gia đình . Do hoàn cảnh của mình , sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ .Ngay từ những sáng tác đầu tay , Nguyên Hồng đã viết về những người cùng khổ gần gũi một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết .Ông dược coi là nhà văn của những người cùng khổ , lớp người “ dưới đáy xã hội ” .Viết về các nhân vật ấy ,ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc ,mãnh liệt , lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý . Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình , nhiều khi dạt dào những cảm xúc tha thiết ,rất mực chân thành . Đó là văn của một trái tim nhạy cảm , dễ bị tổn thương , dễ bị rung động đến cực điểm nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người . -Nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ , có gia trị : Bỉ vỏ ( tiểu thuyết – 1938 ) Những ngày thơ ấu ( Hồi ký – 1938 ) , Trời xanh ( tập thơ - 1960 ) ,Cửa biển ( bộ tiểu thuyết 4 tập -1961-1976 ) , Núi rừng Yên Thế ( bộ tiểu thuyết đang viết dở ) . 2 / Tác phẩm : Những ngày thơ ấu . - Đăng báo đầu tiên năm 1938 ,xuất bản lần đầu năm 1940 . - Thể loại : Hồi ký . - Kết cấu : gồm 9 chương , mõi chương là một kỷ niệm về tuổi thơ cay đắn của chính Nguyên Hồng . -Nội dung : Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng –nhân vật chính – tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền , đầy những thành kiến cổ hủ , thói nhỏ nhen độc ác của đấm thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ,ruột thịt cũng thành khô héo , cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ bóp nghẹt quyền sống của người phụ nữ . Những ngày thơ ấu là tập văn xuôi giàu chất trữ tình với cảm xúc dạt dào ,tha thiết và rất mực chân thành . 3 / Văn bản : Trong lòng mẹ . -Đây là chương 4 của tập hồi ký . ở chương này Nguyên Hồng nhớ lại một quãng đời cay đắng thời thơ ấu của mình , trong đó có cảnh ngộ đáng thương của một đứa trẻ xa mẹ , có tình yêu vô bờ đối với mẹ và niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ . a / Cảnh ngộ đáng thương và nỗi đau của bé Hồng : - Bé Hồng được sinh ra trong một gia đình có nhiều bất hạnh , em chính là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép , không có tình yêu . Sớm phải mồ côi cha lại thiếu vắng tình yêu thương của mẹ , sống trong sự ghẻ lạnh , cay nghiệt của họ hàng bên nội . - Nỗi đau khổ sâu xa của bé Hồng không chỉ là thiếu vắng tình yêu thương mà còn ở chỗ chú luôn bị người khác xúc phạm một cách độc ác về mẹ , một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng , nợ nần cùng túng quá , phải đi tha hương cầu thực . Đó là việc bà cô nói về mẹ chú với chú bằng những lời lẽ thâm độc , đã khoét sâu nỗi đau của chú bé đáng thương . Bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú nhưng kỳ thực , chú nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói của bà . Chú biết rõ rằng nhắc đến mẹ chú , bà cô ấy chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc chú những ý nghĩ không tốt về mẹ : đó là những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ . Vì vậy lời nói của bà cô trong cuộc đối thoại trước và sau mâu thuẫn nhau : - Lời bà cô : - mợ mày làm ăn phát tài lắm . - Thông báo việc mẹ có em bé . - Mẹ chú nghèo khổ , rách rưới , tội nghiệp và đáng thương . Khiến cho chú đau đớn và vô cùng căm giận những cổ tục đã đày đoạ người mẹ hiền từ đáng thương của mình . Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo , sinh động . Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ , phi nhân đạo của cái xã hội khi đó mà còn là người đàn bà có tâm địa thật đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi , cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt , ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương . b / Lòng yêu thương mẹ của bé Hồng : - Đoạn trích thể hiện tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh . Dường như càng trong cảnh ngộ cay đắng , tủi cực , tình yêu thương càng mãnh liệt , cháy bỏng . Tình cảm này được thể hiện trong hai tình huống chính . -Trong lòng bé Hồng luôn có hình ảnh người mẹ “ có vẻ mặt rầu rầu và hiền từ. ”. Mặc dù mẹ chú đã bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt , dù đã gần một năm mẹ chưa gửi thư về . -Trước những lời lẽ thâm độc của bà cô , chú không mảy may dao động : Khong đời nào lòng yêu thương và kính trọng mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thật đau đớn nhục nhã vì thì chú bé đầm đìa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác đó để xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm . Như vậy chú không hề căm tức mẹ mà chú đã hiểu về những đau đớn mà người mẹ phải chịu đựng , bị hành hạ , từ đó mà càng yêu thương và kính trọng mẹ hơn .Vởy là chú bé Hồng không chịu mảy may chịu ảnh hưởng của những thành kiến đạo đức phong kiến , do có một tình cảm tự nhiên mạnh mẽ , dối với người mẹ mà chú vô vàn yêu thương , kính mến . Ngay từ tuổi thơ bằng trải nghiệm ,cay dắng của bản thân , Nguyên Hồng đã thấm thía tính chất vô lý và tàn ác của những thành kiến hủ lậu đó . Và chú căm ghét thật mãnh liệt những cổ tục ấy “ Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là những vật như hòn đá hay cục thỷ tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn ,mà nhai , mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi .”Thật là hồn nhiên trẻ con , và cũng thật là mãnh liệt , lớn lao cái ý nghĩ đó của chú bé . Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt của bé Hồng với mẹ . -Thật cảm động khi đọc những trang sách bé Hồng kể về cuộc gặp gỡ với mẹ và cảm giác thấm thía tột cùng của chú khi được trở về trong lòng mẹ .Lúc này tình yêu thương mẹ không chỉ thể hiện qua ý nghĩ mà tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao , mãnh liệt dâng trào , một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời đã xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé . Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình , chú bé cuống quýt đuổi theo gọi bối rối ( so sánh với người bộ nành đi giữa sa mạc ) . Đó là nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía và xúc động . - Chú chạy theo chiếc xe đó , thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , và khi trèo lên xe chân cứ ríu lại . Biết bao hồi hộp , sung sướng , đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt đó . Và khi dược lên xe ngồi bên cạnh mẹ thì chú bé oà lên khóc nức nở . Dường như bao nhiêu sầu khổ không được giải toả trong lòng chú bé suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc bỗng vỡ oà . -Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ , người mẹ hiện ra với xiết bao thân yêu ,đẹp tươi . Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lòng mẹ : đó là những cảm giác êm dịu vô cùng . Dường như tất cả mọi giác quan của chú bé đều thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực ,sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ , tận hưởng cái êm dịu vô cùng đó của người mẹ . Chú không nhớ mẹ đã hỏi những gì và chú trả lời những gì , cái câu nói của bà cô hôm nào đã hoàn toàn bị chìm đi và chú không mảy may nghĩ ngợi gì nữa .Qua văn bản Nguyên Hồng đã thể hiện một cách chân thật và cảm động thấm thía tình mẫu tử thiêng liêng .Đằng sau những dòng chữ , những câu văn là những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại . Bài tập về nhà : Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi học xong đoạn trích .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Trong long me_12472250.doc