Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Trường THCS Bản luốc

Tiết 3 – Tiếng Việt:

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được những hiểu biết cốt yếu vầ hai phương châm hội thoại : Phương châm về lượng, phương châm về chất.

- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức.

- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong tình huống giao tiếp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. LỚP 9 Tiết (TKB):......Ngày dạy:..................................Sĩ số:.............. vắng............. Bài 1- Tiết 1: Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng. - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP. 1. Tích hợp tưởng Hồ Chí Minh. - Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn... 2. Giáo dục kĩ năng sống. - Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh (kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh. VI. PP/KT DẠY HỌC. - Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, một số tranh ảnh về Bác. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (5p) Kiểm tra SGK, vở bài tập, vở ghi của HS. 2. Bài mới:(2p) * Giới thiệu bài. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những bài viết nổi tiếng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó phải kể đến tác giả Lê Anh Trà nổi bật về lối sống, cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ Phong cách Hồ Chí Minh” tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động củathầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD Đọc- hiểu văn bản.(30p) - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. - Gọi HS đọc văn bản -> GV nhận xét. - GV gọi HS đọc chú thích. ? Văn bản Phong cách HCM đề cập đến vấn đề gì? ? Văn bản chia làm mấy phần, nội dung từng phần. ? Những tinh hoa văn hoá của thế giới đến với HCM trong hoàn cảnh nào. - GV chốt ý ? HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào và tiếp thu như thế nào? - GV kể một số mẫu chuyện về HCM. ? Em có nhận xét gì về cách tiếp thu văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ? Em rút ra bài học gì về cách học tập cũng như tiếp thu tinh hoa, văn hóa của bản thân - HS chú ý lắng nghe - HS đọc văn bản. -> Nhận xét bạn đọc. - HS đọc chú thích. - HS xung phong trả lời cá nhân - Trả lời. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. - HS xung phong trả lời cá nhân. -> HS khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tự rút ra từ bản thân I- Đọc- hiểu văn bản. 1. Đọc - giải nghĩa từ. a, Đọc. b, Chú thích. 2. Bố cục văn bản. * Chủ đề: là một văn bản nhật dụng. Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc * 2 phần - Phần 1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống HCM. 3. Tìm hiểu văn bản: a. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Hoàn cảnh: HCM hoạt động cách mạng gian lao vất vả, đi tìm đường cứu nước (qua nhiều cảng, nhiều nước). - Cách tiếp thu: + Nắm vững ngôn ngữ của nhiều nước. + Qua công việc lao động và hoạt động cách mạng mà học hỏi. + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. + Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. + Tiếp thu cái hay, đẹp, phê phán cái tiêu cực, hạn chế. + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu văn hoá của thế giới. * HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng vẫn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. HD tự học: (5p) - Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. - Tìm hiểu nghĩa của một số tự Hán Việt trong đoạn trích. 4. Củng cố, dặn dò:(3p) - Học thuộc ghi nhớ ở SGK. - Sưu tầm một số chuyện kể về Bác Hồ. - Chuẩn bị: Tiết tiếp theo của bài. ****************************************************************** LỚP 9 Tiết (TKB):......Ngày dạy:..................................Sĩ số:.............. vắng............. Bài 1- Tiết 2: Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp theo ) (Lê Anh Trà) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng. - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP. 1. Tích hợp tưởng Hồ Chí Minh. - Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn... 2. Giáo dục kĩ năng sống. - Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh (kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh. VI. PP/KT DẠY HỌC. - Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, một số tranh ảnh về Bác. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (7p) ? Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại như thế nào và cách tiếp thu ra sao. 2. Bài mới: (2p) * Giới thiệu bài. Tiết trước các em đã được tìm hiểu về hoàn cảnh và phong cách tiếp thu văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với cách tiếp thu như thế đã tạo nên lối sống như thế nào của Bác, chúng ta phải học tập cách tiếp thu đó của Bác ra sao, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động củathầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ: HD Tìm hiểu chi tiết văn bản (15p) - GV gọi một HS đọc phần 2 của văn bản. ? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống HCM tác giả tập trung vào những khía cạnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì. ? Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, em thấy việc học tập và rèn luyện theo phong cách HCM có những ý nghĩa gì. - GV chốt ý và liên hệ giáo dục tư tưởng cho HS. ? Nghệ thuật. HĐ2: HD tổng kết.(10p) ? Ý nghĩa văn bản. - HS đọc phần 2 của văn bản. - HS xung phong trả lời cá nhân (giống: giản dị, thanh cao. Khác: Bác gắn bó chia sẻ gian khổ cùng nhân dân). - Liên hệ: HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời. - Trả lời. - Trả lời. b. Nét đẹp trong lối sống HCM: - Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ. - Trang phục giản dị. - Ăn uống đạm bạc. * Bác sống giản dị và thanh cao. - Nghệ thuật: So sánh lối sống của Bác với các nhà hiền triết xưa. * Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là kế thừa và phát huy. c. Ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện phong cách HCM. - Hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. d. Nghệ thuật. - Sử dụng ngôn ngữ sang trọng. - Vận dụng các phương thcs biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. - Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. II. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản. - Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra vấn đè của thời kỳ hội nhập : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 2.Nội dung. Ghi nhớ SGK- trang 8 3. HD tự học: (10p) - Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. - Tìm hiểu nghĩa của một số tự Hán Việt trong đoạn trích. - Kể một câu chuyện về lối sống giản dị của HCM. - Hát bài: HCM đẹp nhất tên người 4. Củng cố, dặn dò:(1p) - Học bài. - Soạn “ Các phương châm hội thoại. ****************************************************************** LỚP 9 Tiết (TKB):......Ngày dạy:..................................Sĩ số:.............. vắng............. Tiết 3 – Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được những hiểu biết cốt yếu vầ hai phương châm hội thoại : Phương châm về lượng, phương châm về chất. - Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong tình huống giao tiếp. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP. 1. Giáo dục kĩ năng sống. - Ra quyết định: lựa chon cachs vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại. VI. PP/KT DẠY HỌC. - Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (5p) Kiểm tra SGK, vở bài tập, vở ghi của HS. 2. Bài mới: (2p) * Giới thiệu bài. Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt sao cho phù hợp tránh nói ngôn ngữ không có mục đích giao tiếp hoặc thừa từ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu : Các phương châm hội thoại. Hoạt động của thầy Hoạt độngcủa trò Nội dung ghi bảng HĐ1:HD tìm hiểu mục I.(10p) - Gọi HS đọc đoạn đối thoại BT1. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Cần trả lời như thế nào? ? Em rút ra được bài học gì khi giao tiếp. - Gọi HS đọc BT2 ở SGK. ? Vì sao truyện lại gây cười. ?Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải nói như thế nào. ? Cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp. Lan hát cho An nghe bài hát, và An thấy rất thích thú với bài hát đó liền hỏi Lan: - Bạn học bài hát đó ở đâu vậy? Lan liền trả lời: - Tất nhiên là học trong sách rồi. ? Lan đã vi phạm phương chầm nào? em rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp. HĐ2: HD tìm hiểu mục II.(10p) ? Cho HS đọc truyện cười ở trang 9. ? Truyện cười này phê phán điều gì? Khi giao tiếp cần tránh điều gì. Dũng rất thích bố mẹ mình mua cho một chiếc xe máy thật đẹp trong khi đó Dụng lại chưa đủ tuổi điều khiển xe máy nên bố mẹ đã chọn cho Dũng chiếc xe đạp nhưng đến lớp Dũng lại khoe với bạn rằng: Bố mẹ tơ bảo mua cho tớ chiếc xe máy thật đẹp nhưng tớ bảo chẳng cần chỉ thích đi xe đạp nên tớ mua xe đạp đấy. ? Dũng đã vi phạm phương châm nào?từ đó chúng ta phải tránh những gì. GV chốt ý HĐ3: HD luyện tập.(18p) - Cho HS đọc BT 1, nêu yêu cầu và cơ sở để làm BT1. GV ghi sẵn BT 2 ở bảng phụ. Cho HS đọc nêu yêu cầu BT2. - HS thi đua lên điền nhanh. - Cho HS đọc, nêu yêu cầu BT3. Cho HS trả lời cá nhân. - Cho HS đọc BT4 và nêu yêu cầu BT4. - Cho HS làm bài trên giấy 5 phút. - GV thu về nhà. - Một HS đọc BT1 của SGK. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HS nhóm khác bổ sung. - Trả lời. - HS đọc BT2 SGK - HS xung phong trả lời cá nhân. HS khác nhận xét bổ sung. - Trả lời. - Trả lời. - Phương châm về lượng. - Đọc ghi nhớ. - HS đọc truyện cười. - HS xung phong trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. - Phương châm về chất. - HS đọc BT1. - Một HS làm BT - HS khác nhận xét. - Một HS đọc và nêu yêu cầu BT2. - HS xung phong lên điền nhanh ở bảng phụ. - HS đọc BT3, nêu yêu cầu BT. HS xung phong lên bảng làm. - Một HS đọc và nêu yêu cầu BT4 - HS khá- giỏi lên trình bày. - HS làm bài kiểm tra 5 phút trên giấy. I- Phương châm về lượng: 1. Bài tập: a. Bài tập 1: - Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết (một địa điểm cụ thể). - Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. b. Bài tập 2: - Truyện gây cười vì cả hai nhân vật đều trả lời thừa nội dung. - Anh “lợn cưới” cần bỏ chữ “cưới”, anh “áo mới” cần bỏ cụm từ “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. * Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. 2. Ghi nhớ 1: SGK – trang 9 II-Phương châm về chất: 1. Tìm hiểu truyện cười (sgk/9) - Truyện cười phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật. 2. Ghi nhớ 2: SGK – trang 10 III- Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Vi phạm phương châm về lượng. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”. b. Vi phạm phương châm về lượng. Thừa cụm từ “có hai cánh”. 2. Bài tập 2: Nói có sách, mách có chứng. Nói dối Nói mò Nói nhăng nói cuội Nói trạng => Liên quan đến phương châm về chất 3. Bài tập 3: - Vi phạm phương châm về lượng, thừa câu hỏi ở cuối. 4. Bài tập 4: a. Các cụm từ thể hiện lời nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn. b. Cách nói nhằm không lặp lại nội dung cũ. 5. Bài tập 5: - Các thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất: + Ăn đơm nói đặt: vu khống đặt điều. + Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ + Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt + Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ. + Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác. + Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không xác thực. + Hứa hươu hứa vượn: hứa mà không thực hiện lời hứa. 3. HD tự học (5p) - xác định những câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trọng một hội thoại và chữa lại cho đúng. 4. Củng cố, dặn dò: (2p) Học thuộc 2 ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết LỚP 9 Tiết (TKB):......Ngày dạy:..................................Sĩ số:.............. vắng............. Tiết 4 – Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Văn bản thuyết minh và những phương pháp thuyết minh thường dùng. - Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Vận dụng các biệ pháp nghệ thuật khi viết văn bản thuyết minh. III. PP/KT DẠY HỌC. - Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (5p) Kiểm tra SGK, vở bài tập, vở ghi của HS. 2. Bài mới: (2p). Muốn bài văn thuyết minh thêm sinh động và hấp dẫn thì người viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Vậy sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đó như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(15p) ? Văn bản thuyết minh có tính chất gì, mục đích của nó. ? Nêu các phương pháp thuyết minh mà em đã học lớp 8. - Gọi một HS đọc văn bản “Hạ Long Đá và Nước”. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. ? Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì. ? Vậy trong một văn bản thuyết minh ta cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào. HĐ2: HD luyện tập(16p) - GV ghi sẵn câu hỏi ở BT lên bảng phụ. 1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? ? Những phương pháp nào đã được sử dụng. 2. Tác giả sử dụng nét nghệ thuật nào? 3. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì? - Gọi HS đọc, yêu cầu BT2. - Gợi dẫn hs trả lời. - HS xung phong trả lời cá nhân. - Trả lời - Một HS đọc văn bản. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung. - Trả lời. - HS trả lời cá nhân. - HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - Đọc. - HS trả lời cá nhân. I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: - Mục đích, tính chất: Trình bày những tri thức khách quan, phổ thông. - Phương pháp: Nêu định nghĩa, ví dụ, so sánh. 2. Viết một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - Vấn đề: Hạ Long: Đá và Nước. - Phương pháp: Kết hợp giải thích một số khái niệm. - Biện pháp: + Thuyết minh kết hợp lập luận. + Liệt kê, miêu tả. + Dẫn chứng xác thực * Kết luận: SGK – trang 13. II- Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Có thể coi đây là một văn bản thuyết minh. - Yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ: Giải thích loài ruồi rất có hệ thống. - Các phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê. - Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, có tình tiết. - Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gây hứng thú cho người đọc. 2. Bài tập 2: - Biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện. 3. HD tự học: (5p) - Tập viết đoạn văn thuyết minhngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. 4. Củng cố, dặn dò: (2p) - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết 5. - Lập dàn bài cho đề bài sau: Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam. ****************************************************************** LỚP 9 Tiết (TKB):......Ngày dạy:..................................Sĩ số:.............. vắng............. Tiết 5 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo...). - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng. III. PP/KT DẠY HỌC. - Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐD VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (10p) ? Muốn bài văn thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn người viết phải vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào. TL: Liệt kê, miêu tả, ... 2. Bài mới: (2p). Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hôm nay chung ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học viết văn thuyết minh theo đề bài yêu cầu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD hs lập dàn ý.(29p). - GV ghi đề bài lên bảng HDHS lấy dàn bài đã chuẩn bị ở nhà ra thảo luận nhóm thống nhất ý trả lời - Giáo viên chốt ý - Cho học sinh đọc phần mở bài - Giáo viên chốt ý. - Một học sinh đọc đề bài trên bảng, nêu yêu cầu của đề bài. - Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý trả lời, cử đại diện lên bảng trình bày, địa diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu các biện pháp nghệ thuật mà em dự kiến sẽ sử dụng - Học sinh xung phong đọc phần mở bài - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. I. Lập dàn bài cho đề bài sau: Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Dàn bài 1. Mở bài: Nêu 1 định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam. 2. Thân bài: - Hình dáng của nón. - Nón được làm bằng nguyên liệu. - Cách làm nón. - Nón thường được sản xuất ở - Những vùng nổi tiếng về nghề làm nón. - Nón lá có tác dụng rất lớn đối với người Việt Nam. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam. 3. HD tự học:(2p) : - Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim ( Ngữ văn 9, tập một. tr16) 4. Củng cố, dặn dò:(2p) : Hướng dẫn học sinh triển khai dàn bài trên thành bài văn thuyết minh. - Hướng dẫn học sinh soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. ******************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 1.doc
Tài liệu liên quan