Tiết 53 – Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
III. PP/KT DẠY HỌC:
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
13 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng..
Bài 10 - Tiết 51,Văn bản:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận)
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên bển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu của tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Ngghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
Tích hợp bảo vệ môi trường.
- Liện hệ: môi trường biển cần được bảo vệ.
IV. PP/KT DẠY HỌC:
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
2. Bài mới.
- GV giới thiệu bài
Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đặc sắc của Huy Cận, viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh, Hạ Long, ca ngợi cuộc sống lao động tập thể tràn ngập niềm vui lãng mạn,hào hùng của người dân ham đánh bắt xa bờ. Để hiểu rõ hơn nữa cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: HD tìm hiểu chung.
- Gọi hs đọc
* chú thích.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Huy Cận
Bài thơ được rút từ tập thơ nào ?
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ra đời vào thời gian nào?
Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
HĐ2: HD đọc – chú thích, bố cục văn bản.
- GV đọc mẫu
- Gọi hs đọc VB
- Gọi 1 HS đọc chú thích ở SGK.
- GV treo bảng phụ các hình ảnh các loài cá.
Bố cục của bài thơ được chia làm mấy phần?
- Cho hs đọc khổ thơ 1, 2.
Ở khổ 1 thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Sử dụng phép so sánh, nhân hoá ở đây có tác dụng gì?
Từ lại trong câu Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi có hàm ý gì ?
Em hiểu hình ảnh câu hát căng buồm như thế nào ?
Nội dung lời hát thể hiện điều gì?
- Đọc.
- HS trả lời cá nhân.
- HS chú ý nghe và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
- HS đọc
- HS đọc chú thích ở SGK.
- HS quan sát
- HS trả lời cá nhân.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
I- Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Huy Cận ( 1919 - 2005 ), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng, đồng thời là nhà văn tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng ( 1940 ), Đất nở hoa ( 1960 ),...
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” ( 1958 ).
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian này.
c. Thể thơ:
- Thể thơ tự do -7 chữ - 7 khổ.
- Viết theo trình tự thời gian, không gian.
II. Đọc –hiểu văn bản.
1. Đọc, giải nghĩa từ khó, bố cục:
a. Đọc
b. Giải nghĩa từ khó (Chú thích) SGK/141.
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 khổ đầu ->cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành.
- Phần 2: Khổ 3, 4, 5, 6 -> Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm.
- Phần 3: Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh.
2. Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhân hoá độc đáo (hòm lửa, cài then, sập cửa).
- Tác dụng: Sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ của thiên nhiên, trong khi vạn vật hoàn toàn nghỉ ngơi thì công việc của họ mới bắt đầu.
Từ “lại” cho thấy đây là hoạt động, là công việc hàng ngày, thường xuyên của những người dân biển nơi đây.
+ Hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi” Đó chính là những câu hát yêu đời, yêu lao động của những người dân chài đưa thuyền ra khơi, vừa chèo thuyền vừa cất cao tiếng hát.
- Khổ thơ tiếp theo: Giúp người đọc hình dung cảnh sống động của đoàn thuyền ra khơi với tâm trạng háo hức.
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !”
- Nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm, trong hình thức diễn đạt thật lãng mạn: đàn cá bơi ngang dọc trên biển như đan dệt vào tấm lưới của con người.
3. Hướng dẫn tự học:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được ây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo độc đáo.
4. Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ: Thực tế môi trường biển cần được bảo vệ như thế nào?
- Học thuộc lòng các khổ thơ 3, 4, 5 của bài thơ trên.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài phần tiếp theo.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng..
Bài 10 - Tiết 52, Văn bản
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiếp theo)
( Huy Cận)
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên bển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu của tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nggheeej thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP.
Tích hợp bảo vệ môi trường.
- Liện hệ: môi trường biển cần được bảo vệ.
IV. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (10p)
? Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi được miêu tả như thế nào.
Tl:
- “Mặt trờicửa”: thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhân hoá độc đáo (hòm lửa, cài then, sập cửa)
- Tác dụng : sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ của thiên nhiên, vũ trụ đã vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế, hào hùng, phấn khởi, lạc quan phơi phới.
2. Bài mới.
- GV giới thiệu bài
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ: HD tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Cho học sinh đọc các khổ 3, 4, 5, 6
? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì
? Cảnh đoàn thuyền được miêu tả như thế nào.
? Nhậ xét nghệ thuật miêu tả của tác giả.
? Sự giàu có của biển cả được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào.
? Công việc lao động của ngư dân được miêu tả bằng những hình ảnh nào.
? Cảnh kéo lưới thể hiện qua câu thơ nào.
? Kéo xoăn tay là kéo như thế nào.
? Cảnh tả thành công của việc đánh cá được tả như thế nào.
? Hình ảnh đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả như thế nào?
? Qua những câu thơ này, em có nhận xét gì về chuyến ra khơi của người dân.
? Nghệ thuật được sử dụng trong bài.
HĐ3: HD tổng kết.
? Bài thơ có ý nghĩa gì.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc các khổ 3, 4, 5, 6.
- HSxp trả lời: cảm hứng về lao động và TN.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung
- Trả lời.
- Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
b. Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm.
+ Cảm hứng lãng mạn về lao động và thiên nhiên.
+ Vẻ đẹp, niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn.
* Hình ảnh đoàn thuyền:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
- Tác giả miêu tả rất lãng mạn: vừa thực vừa ảo, Trăng, gió, mây đã hòa nhập với con thuyền, chuẩn bị bao vây, buông lưới để bắt cá.
* Cảnh biển:
- Biển cả bao la rộng lớn giàu có mà hiền từ, đẹp như một bức tranh.
- Biển nhiều cá được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
“ Cá nhụ, các chim cùng các đé.
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.”
-> Cảnh vật lung linh huyền ảo thế giới thần tiên cổ tích dành cho người lao động. Đây là cảm hứng hào hùng của tác giả.
* Hình ảnh người ngư dân:
Con người chủ động ra biển.
- Ra đậu....
- Dàn đan...
- Ta hát
-> Đây là vẻ đẹp niềm vui phơi phới khoẻ khoắn của người lao động làm chủ biển trời. Công việc trở thành bài ca đầy niềm vui, họ say sưa, hào hứng khẩn trương lao động hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp.
* Cảnh kéo lưới:
“ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
-> kéo hết sức, liên tục, suốt đêm.
-> Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông: Hình ảnh lãng mạn. Con người và thiên nhiên hòa nhập vào nhau tạo thành sức mạnh chinh phục biển cả.
c. Đoàn thuyền trở về:
- Con người:
. Câu hát...
- Cảnh:
. Đoàn thuyền chạy ...
. Mặt trời.....
. Mắt cá.....
- > Đoàn thuyền trở về mở đầu một ngày mới, các khoang đầy ắp cá. Hiệu quả của lối làm ăn tập thể.
d. Nghệ thuật.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại.
. Khắc họa hình ảnh đẹp khi hoàng hôn, lúc bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
. Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
III. Tổng kết.
1. Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca sự nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cuả đất nước của những người lao động mới.
2. Nội dung : ( Ghi nhớ sgk)
3. hd tự học(5p)
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được ây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo độc đáo.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học bài.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng trang 146.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng..
Tiết 53 – Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
III. PP/KT DẠY HỌC:
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: HD tìm hiểu mục I.
? Em hãy nhắc lại khái niệm về từ tượng thanh và từ tượng hình.
? Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh.
? Tìm từ tượng hình ở BT3 và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích ở trang 147 (SGK)
- GV hướng dẫn cả lớp cùng chữa.
HĐ2: HD tìm hiểu mục II.
- Gọi HS TB và yếu 9 lần lượt nhắc lại khái niệm của 9 phép tu từ.
- GV chốt ý
- Gọi 5 HS lên làm bài tập 2
- GV HD cả lớp cùng chữa BT2.
- Gọi 5 HS lên làm BT3
- GV HD cả lớp cùng chữa BT3.
- HS xp trả lời cá nhân (các em dựa vào bảng ôn tập để trả lời).
- 2HS lên bảng: H1 làm BT2, H2 làm BT3. Cả lớp đối chiếu bài trên bảng với bài trong vở BT.
- Theo dõi chữa bài.
- 9 HS lần lượt nhắc lại khái niệm của 9 phép tu từ. HS khác nhận xét, bổ sung.
- 5HS lên bảng làm BT2. Mỗi HS làm một bài nhỏ.
- Theo dõi chữa bài.
- 5 HS lên bảng làm Bt3. Mỗi học sinh làm một bài nhỏ.
- HS theo dõi chữa BT3.
I- Từ tượng thanh và từ tượng hình:
1- Ôn lại khái niệm về từ tượng thanh và từ tượng hình:
2- Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh: tắc kè, chim cu, bò
3- Từ tượng hình trong đoạn trích đó là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
II- Một số phép tu từ từ vựng:
1- Ôn lại các khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ ở BT2 trang 147 (SGK)
3- Phân tích nét NT độc đáo trong những đoạn thơ sau:
a) Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa): say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
yb) Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét)
d) Phép nhân hoá: Tác giả biến trăng thành người bạn tri ân tri kỉ (Trăng nhòm) Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e) Phép ẩn dụ: Mặt trời trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. Tác dụng thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ
3. Hd tự học(1p)
- Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ... đã
học
4. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu nội dung kiến thức bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ
**************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng..
Tiết 54 – Văn bản:
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận diện thể thơ támchữ qua các văn bản và bước đầu biết làm thơ tám chữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết thể thơ tám chữ.
- Tạo đối ,vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP.
1. Tích hợp môi trường.
- Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.
IV. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
2. Bài mới.
- GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.Nhận diện thể thơ.(15P)
GV yêu cầu HS đọc ba đoạn thơ trong SGK và trả lời các câu hỏi để nhận diện thơ tám chữ.
? Cách gieo vần trong các đoạn thơ.
? Nhận xét gì về cách ngắt nhịp.
? Qua đó, em hiểu gì về đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- Câu thơ tám tiếng
Đọc ghi nhớ Sgk
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập điền từ và sửa vần trong thơ tám chữ.(10P)
? Điền đúng các câu vào bài thơ cho đúng.
? Điền từ cho thích hợp.
? Sửa lại cho khớp vần thơ trên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs thực hành làm thơ tám chữ.(10P)
Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống( đúng thanh, đúng vần)?
? Làm thêm câu cuối cho đúng vần và hợp với nội dung.
? Bài tập về nhà: làm thơ về đề tài môi trường.
- Đọc
- Suy nghĩ -Trả lời
- Nhận xét - Bổ sung
- Trả lời - Nhận xét
- Trả lời.
- Đọc ghi nhớ sgk
- Suy nghĩ - Trả lời
Điền từ thích hợp
- Điền từ thích hợp
- Trả lời - nhận xét
- Đọc nd yêu cầu bài tập
suy nghĩ - trả lời
Nhận xét - bổ sung
- Đọc nd bài tập tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
- Làm thơ.
I. Nhận diện thể thơ.
1. Đọc VD sgk.
2. Nhận xét.
- Đoạn 1 và đoạn 2: Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp.
Vd:Tan - ngàn; Bừng -rừng.
- Đoạn 3: Các khổ được gieo vần chân nhưng giãn cách:
Vd: Ngát-hát;non- son;
đựng-dựng; tiên-nhiên.
- Cách ngắt nhịp đa dạng và linh hoạt.
VD: 2/3/3; 3/2/3; 3/2/3; 3/3/2; 3/3/2; 4/2/2, 4/4.
*Khái niệm:
- Câu thơ tám tiếng. Mỗi bài tuỳ theo thể loại có thể 4 câu, 8 câu hoặc nhiều khổ thơ.
-Ngắt nhịp linh hoạt: 4/4; 3/3/2; 3/2/3.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát.
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua.
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát.
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.
(“Tháp đổ”- Tố Hữu)
2. Điền từ theo thứ tự sau: cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
3. Chỉ ra chỗ sai và sửa lại:
Giờ náo nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng cửa gương!
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
( “ Tựu trường”- Huy Cận)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Trời xanh biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoạ lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
( “ Trưa hè” – Anh Thơ)
Bài tập 2: Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ.
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trườn.
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã.
Tiếng cô thầy mãi lưu luyến trong ta.
3. Hd tự học(5p)
- Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
- Tập làm bài thơ tám chữ không giưới hạn số câu về trường lớp, bạn bè.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại hiểu biết về thể thơ 8chữ ?
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- Nắm chắc cách làm thơ 8 chữ,làm bt.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng..
Tiết 55 – Văn bản:
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cũng cố thêm kiến thức về truyện trung đại.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân trong bài kiểm tra truyện Trung đại.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết, sữa chữa những sai sót trong bài kiểm tra.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Bài mới.
- GV giới thiệu bài
* Nhận xét:
1- Ưu điểm:
- Các em đã biết cách phân tích NT của 1 đoạn thơ, song phần cảm thụ còn hạn chế.
- Một số em làm bài đạt điểm cao như:
2- Khuyết điểm:
- Nhiều em viết chữ khó đọc
- Một số em kỹ năng cảm thụ thơ còn quá hạn chế.
- Một số em làm bài yếu như:
* Trả bài.
* Giáo viên ghi điểm vào sổ:
* Biện pháp khắc phục khuyết điểm:
Các em bị điểm dưới 5 về nhà làm lại câu 1 theo các ý chính trên bảng (Cho HS ghi vào vở). Làm bài vào vở Luyện tập.
3. hd tự học(5p)
- Nhấn mạnh những lỗi cần tránh.
4. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị tiết 56 Bếp lửa.
******************************************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 11.doc