Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 - Trường THCS Bản luốc

Tiết 74:

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. Trọng tâm kiến thức:

 1. Kiến thức : Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về phần Tiếng việt từ đầu năm và biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.

 Qua bài kiểm tra học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình về: Phương châm trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, các biện pháp tu từ.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích, so sánh, trình bày một vấn đề dưới những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi, viết đoạn văn có kết hợp các biện pháp nghệ thuật.

II. Hình thức bài kiểm tra :

 - Kiểm tra tự luận

III. Ma trận bài kiểm tra:

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy................................................Sĩ số.......Vắng.. Bài 15 - Tiết 71, Văn bản CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện chiếc lược ngà. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu năng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kỹ năng. - Đọc – hiểu truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. III. PP/KT DẠY HỌC. - Kể truyện, nêu vấn đề, hỏi - đáp. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ.(4p). Không. 2. Bài mới: (1p)GV giới thiệu bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ1: HD tìm hiểu chung. ? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng. ? "Chiếc lược ngà" ra đời trong hoàn cảnh nào? HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu rồi gọi h/s đọc văn bản - Gọi 1 học sinh đọc chú thích - Gọi 1 hoc sinh giải nghĩa 3 từ ? Văn bản chiếc lược ngà được viết theo thể loại nào. - Gọi 1 hoc sinh đọc từ đầu à"bắt nó về" trang 197. ? Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu - Giáo viên chốt ý. - H/s xung phong trả lời. - Trả lời. - H/s theo dõi - H/s đọc văn bản - 1 h/s đọc chú thích - Trả lời. - 1 học sinh đọc văn bản. Từ đầu à"nó về" -Trả lời. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang - Trong kháng Pháp ông là bộ đội ở Nam Bộ - 1954 ông tập kết ra Bắc, bắt đầu viết văn - Trong chống Mĩ ông về Nam Bộ kháng chiến - Ông viết nhiều về cộng sản và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến b. Tác phẩm: - "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966 ( Khi Nguyễn Quang Sáng hoạt động ở chiến trường NB) II- Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc - giải nghĩa từ. a, Đọc. b, Giải nghĩa từ - thoát li, tập kết, khúc ngà 2. Thể loại. - Thể loại truyện ngắn. 3. Tìm hiểu chi tiết. a. Hai tình huống của truyện: - Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi( TH cơ bản) - ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con. 3. HD tự học. - Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm những chi tiết minh chứng cho những nội dung này. 4. Củng cố, dặn dò: - Khái quát nội dung bài. - Về nhà làm 2 bài tập ở phần luyện tập trang 203(SGK) - Hướng dẫn chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt: Trang 190 (SGK) ****************************************************************** Lớp 9B Tiết (TKB)........Ngày dạy..............................................Sĩ số.......Vắng Bài 15 - Tiết 72, Văn bản CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Tiếp theo) (Nguyễn Quang Sáng) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện chiếc lược ngà. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu năng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kỹ năng. - Đọc – hiểu truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. III. PP/KT DẠY HỌC: - Kể truyện, nêu vấn đề, hỏi - đáp. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: Phương Pháp: thuyết trình, hỏi - đáp, nêu vấn đề. Phương tiện: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ.(10p). Tình huống truyện chiếc lược ngà. TL: - Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi( TH cơ bản) - ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con. 2. Bài mới:(2P) GV giới thiệu bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ2: HD tìm hiểu văn bản.(20p) ? Những chi tiết nào chứng tỏ bé Thu không nhận ông Sáu là cha. Chỉ ra diễn biến tâm lí trong lòng bé Thu. ? Trong 2 ngày đêm tiếp theo thái độ, tình cảm bé Thu đối với ông Sáu như thế nào. ? Nhận xét về tính cách của bé Thu. ?Tác giả đã có cách miêu tả tâm lý nhân vật ra sao. ? Trong buổi sáng lúc ông Sáu chuẩn bị lên đường, thái độ và hành động của bé Thu như thế nào. ? Vì sao Thu có sự thay đổi đó ? Từ tiếng gọi ba và hành động của bé Thu đã khiến những người xung quanh ntn. ? Qua đó bé Thu có tính cách như thế nào. ? Vậy tác giả có sự hiểu biết về điều gì. -> Gv kết luận ? Nêu suy nghĩ của em về tình cảm của ông Sáu? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh. ? Đặc sắc nghệ thuật của truyện. Cho học sinh thảo luận nhóm lớn. - Tình huống truyện ? - Cốt truyện ? - Người kể truyện ? - Từ ngữ ? GV chốt lên màn hình HĐ3: HD tổng kết (8p). ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào. ? Đọc ghi nhớ. - Trả lời. - Học sinh xung phong trả lời. - Học sinh xung phong trả lời cá nhân. - Trả lời. - Trả lời. - Học sinh xung phong trả lời cá nhân. - Học sinh xung phong trả lời. - Hs thảo luận nhóm nhỏ. Đại diện nhóm trình bày. - Học sinh xung phong trả lời cá nhân. - Trả lời. - HS thảo luận nhóm. Đổi phiếu các nhóm chấm điểm cho nhau - Nhắc lại/ bs - Hs trả lời - Đọc 3. Tìm hiểu chi tiết. b. Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà: Khi Thu chưa nhận ra ba - Khi nghe ông Sáu gọi, bé Thu giật mình tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng, ngờ vực, lạnh nhạt. + Con bé giật mình, tròn mắt nhìn + Ngơ ngác, lạ lùng. + Mặt bỗng tái đi, vụt chạy, kêu thét lên: “ má!, má!...” - Trong 2 ngày đêm tiếp theo em bé vẫn bướng bỉnh ngang ngạnh khó hiểu, không một lần gọi ba. + Nói trống: vô ăn cơm, cơm sôi rồi, nhão bây giờ " + Hành động: hất trứng cá ra khỏi bát cơm, bỏ đi bất cần, múc từng vá nước, không nhờ làm việc gì... * Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu nặng và chân thành với cha, đó là tâm lí tự nhiên. - Cách miêu tả tâm lý cụ thể, phù hợp với tâm lý trẻ con. * Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ba: - Thái độ : khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông. - Hành động: Gọi hét lên: thể hiện qua tiếng gọi ba. - Sự thay đổi đột ngột và đối lập với hành động và thái độ lúc trước. - Vì sự nghi ngờ của Thu về cha đã được giải tỏa. - Thu ân hận, hối tiếc vì sự đối xử trước đó. - Tình yêu và nỗi nhớ mong. bùng ra mạnh mẽ , hối hận cuống quít. * Bé Thu có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ với cha. Thu là 1 đứa bé cứng cỏi, hồn nhiên, ngây thơ. - Khiến nhiều người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy “ như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim mình” => Bé Thu có tính cách sâu sắc mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt. * Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến và tôn trọng những tình cảm hồn nhiên. c. Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu - Được về thăm nhà, ông Sáu háo hức được gặp con để ôm con vào lòng. Suốt ngày ông quanh quẩn vỗ về con. - Khi ở rừng ông ân hận đã đánh con - Ông làm cây lược ngà rất kì công để tặng con. - Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng con chiếc lược. * Ông Sáu vô cùng yêu thương và mong nhớ con . - Ta thấm thía những mất mát, đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình. d, Nghệ thuật. - Tình huống truyện éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Người kể truyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu tâm trạng và cảnh ngộ tâm trạng của nhân vật. - Từ ngữ: sử dụng từ ngữ địa phương. Má, ba III- Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản. - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Văn bản cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Ghi nhớ: SGK trang 202. 3. HD tự học - Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm những chi tiết minh chứng cho những nội dung này. 4. Củng cố, dặn dò - Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm đoạn:"Sáng hôm sau " đến "ba nó nữa"? - Về nhà làm 2 bài tập ở phần luyện tập trang 203(SGK) - Hướng dẫn chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt: Trang 190 (SGK) ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..............................................Sĩ số.......Vắng.. Tiết 73 – Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hệ thống kiến thức Tập làm văn. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kỹ năng. - Khái quát một số kiễn thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, từ ngữ xưng hô trong hội thoại, lwoif dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. III. PP/KT DẠY HỌC: - Kể truyện, nêu vấn đề, hỏi - đáp. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ.(5p).Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới: (1p) GV giới thiệu bài mới. HĐ của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(5p) - Giáo viên treo bảng phụ có gạch sẵn 5 ô ứng với 5 phương châm hội thoại - Yêu cầu học sinh lên điền nội dung của từng phương châm - Giáo viên chốt ý - Cho h/s xung phong lên bảng kể tình huống giao tiếp, trong đó có phương châm hội thoại không được tuân thủ HĐ2: HD tìm hiểu mục II.(15p) ? Các đại từ xưng hô được chia theo mấy ngôi. ? Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo phương châm "xưng khiêm, hô tốn", em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ. - Cho h/s thảo luận nhóm ? Vì sao trong TiếngViệt, khi giao tiếp, người nói phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô. - Giáo viên chốt ý HĐ3: HD tìm hiểu mục III.(15p) ? Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc đoạn văn ở bảng phụ và phân tích sự thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại - Giáo viên hướng dẫn cả lớp cũng chữa bài - H/s xung phong lên điền nội dung của từng phương châm, h/s khác nhận xét. - H/s xung phong lên kể tình huống và chỉ ra phương châm hội thoại không được tuân thủ. - H/s xung phong trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét, bổ sung - H/s thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung - H/s xung phong lên bảng so sánh 2 cách dẫn - H/s thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày, đại diện nhóm khác bổ sung - H/s theo dõi chữa bài I- Các phương châm hội thoại. 1- Phương châm về lượng 2- Phương châm về chất 3- Phương châm quan hệ 4- Phương châm cách thức 5- Phương châm lịch sự II- Xưng hô trong hội thoại: 1- Các từ ngữ xưng hô: - Đại từ xưng hô có các ngôi 1-2-3 - Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ xưng hô. -> tùy từng trường hợp mà xưng hô sao cho phù hợp. 2- Xưng khiếm hô tốn: - Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính - Đây là phương châm giao tiếp lịch sự của nhiều nước. 3- Trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô. - Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú (đại từ xưng hô, danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng...) mỗi phương tiện xưng hô đều hiện tính chất của tình huống giao tiếp và quan hệ giữa người nói và người nghe - Chú ý chọn lựa từ ngữ để đạt kết quả giao tiếp III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: 2. Bài tập 2 trang 191 - 192 - Những từ ngữ thay đổi đáng chú ý: * Từ xưng hô: + Trong đối thoại: Tôi (ngôi thứ nhất); Công chúa (ngôi thứ hai) + Trong lời dẫn gián tiếp: Nhà vua (ngôi thứ ba); Vua Quang Trung (ngôi thứ ba) * Từ chỉ địa điểm: + Trong đối thoại: đây + Trong lời dẫn gián tiếp: (tỉnh lược) * Từ chỉ thời gian: + Trong đối thoại: bây giờ + Trong lời dẫn gián tiếp: bây giờ 3. HD tự học. - Vận dụng kiến thức phần TLV, TV để đọc - hiểu một đoạn văn tự sự theo đặc trưng thể loại. 4. Củng cố, dặn dò: - Nắm chắc 5 phương châm hội thoại - cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. - Tiết 74 kiểm tra Tiếng Việt ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy................................................Sĩ số.......Vắng.. Tiết 74: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức : Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về phần Tiếng việt từ đầu năm và biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua bài kiểm tra học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình về: Phương châm trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, các biện pháp tu từ. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích, so sánh, trình bày một vấn đề dưới những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi, viết đoạn văn có kết hợp các biện pháp nghệ thuật. II. Hình thức bài kiểm tra : - Kiểm tra tự luận III. Ma trận bài kiểm tra: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Tên CĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. ĐỌC HIỂU - Ngữ liệu : Vb trong chương trình Ngữ văn 7. - Tiêu chí: + Độ dài: khoảng 50 đến 70 chữ. + Độ khó: Tương đương với y/c về nội dung và kĩ năng trong chương trình. + Chủ đề: BPNT. + Xác định được các biện pháp nghệ thuật + Giải nghĩa được câu văn. + Hiểu được phương châm hội thoại được sử dụng trong câu văn đó. + Hiểu được sự phát triển của từ vựng. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 2 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30 % Phần 2. TẠO LẬP VĂN BẢN. - Độ dài: + Câu 1: 50 - 60 chữ + Câu 2: khoảng 200 chữ - Độ khó: Tương đương với yêu cầu về nội dung và kĩ năng trong chương trình. Phân tích giá trị nghệ thuật trong khổ thơ. Viết đoạn văn về phong cảnh quê hương có sử dụng các phương châm hội thoại. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ % số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20 % số câu: 1 Số điểm:5,0 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 2 Số điểm:7,0 Tỉ lệ: 70 -Tổng số câu -Tổng số điểm -Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỉ lệ : 10 % Số câu:2 S.điểm:2,0 Tỉ lệ: 20 % Số câu:2 S.điểm:7,0 Tỉ lệ:70 % Số câu:5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm). Cho khổ thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Xác định các biện pháp tu từ trong khổ thơ trên ?(1,0 điểm) b. Từ “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc, từ “ mặt trời” nào được dùng theo nghĩa chuyển?(1,0 điểm) “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” (Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. (Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Câu 2(2,0 điểm): Câu tục ngữ sau khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ trên. Câu 2(5,0 điểm): Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lao động trước cuộc sống mới. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp? ****************************************************************** HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Câu1.a (1điểm) - Phép so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Phép nhân hoá: sóng cài then, đêm sập cửa, câu hát căng buồm. 0,25 0,25 Câu 1.b (1điểm) Xác định được nghĩa gốc: mặt trời 1. Xác định được nghĩa chuyển : mặt trời 2. 0,25 0,25 Câu 2(1điểm) - Giải thích được: Câu tục ngữ khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh làm mất lòng hoặc tổn thương người nghe. - Câu có liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại. 1,0 1,0 II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1(2điểm * Phân tích được: + Phép so sánh: gợi khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lệ, kì vĩ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. + Phép nhân hoá: Làm cho khổ thơ thêm sinh động, thiên nhiên gẫn gũi với con người. Nhà thơ liên tưởng vũ trụ lúc này như một ngôi nhà lớn, có màn đêm là cánh cửa đóng sập xuống, còn sóng biển là then cài ngang. + H/a con người lao động trong c/s mới đẹp, khoẻ khoắn, niềm vui phơi phới, lạc quan, yêu đời. 1,0 0,5 0,5 Câu 2 * Mở bài: giới thiệu về quê hương * Thân bài: - Miêu tả về phong cảnh quê hương - Giới thiệu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa - Giới thiệu về con người - Cảm nghĩ về quê hương - Trong bài có sử dụng một trong số các phương chânm hội thoại. 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 ******************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 15.doc
Tài liệu liên quan